Thông số chính thức xe chiến đấu BB T-15 Armata Nga
Xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata nặng tới 49 tấn, nhưng có thể phi 80km/h, kíp lái 2 người, trang bị pháo 30mm và tên lửa chống tăng.
Sau khi ra mắt đầy ấn tượng tại Lễ kỉ niệm 70 năm Ngày chiến thắng phát xít 19/5/2015, Tập đoàn UralVagonZavod (Nga) mới đây đã tiết lộ các thông số kỹ thuật và tính năng cơ bản của xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata. T-15 Armata có khả năng cơ động tác chiến trong đội hình các xe tăng và bộ binh cơ giới; hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép của đối phương cũng như vận chuyển binh sĩ trên chiến trường. Xe có trọng lượng chiến đấu 49 tấn, dài 9,5m, cao 3,5m dùng động cơ diezel tăng áp đa nhiên liệu 2B-12-3A công suất 1.500 mã lực. Với hệ thống động cơ mạnh và bánh xích bám chắc, xe có thể chạy với tốc độ tối đa 75 – 80km/h trên đường nhựa; 45-50km/h trên đường gồ ghề. Tầm hoạt động của xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata lên tới 500km, kíp chiến đấu 02 người gồm 1 lái xe, 1 pháo thủ. Xe có thể chở 9 binh sĩ với đầy đủ vũ khí trang bị. T-15 Armata sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa với pháo chính 30mm 2A42 AP, cơ số đạn 500 viên (160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ phá) tầm bắn 4km. Hai bên tháp pháo là 4 ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet – EM tầm bắn 8km hoặc tên lửa Kornet – SD tầm bắn 10km. Ngoài ra, xe còn trang bị 1 súng máy đồng trục PKT 7,62mm cơ số đạn 2000 viên. T-15 Armata sử dụng giáp bảo vệ composite hỗn hợp có khả năng chống chịu rất tốt trước các loại vũ khí chống tăng. Ngoài ra, xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata còn được bổ sung thêm giáp phản ứng nổ kép Malachit thế hệ mới cùng hệ thống phòng vệ chủ động Afganit. Xe cũng được trang bị hệ thống bảo vệ quang – điện tử, một tổ hợp chế áp vô tuyến điện và hệ thống phóng đạn khói gây nhiễu với những ống phóng cỡ lớn.
Sau khi ra mắt đầy ấn tượng tại Lễ kỉ niệm 70 năm Ngày chiến thắng phát xít 19/5/2015, Tập đoàn UralVagonZavod (Nga) mới đây đã tiết lộ các thông số kỹ thuật và tính năng cơ bản của xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata.
T-15 Armata có khả năng cơ động tác chiến trong đội hình các xe tăng và bộ binh cơ giới; hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép của đối phương cũng như vận chuyển binh sĩ trên chiến trường.
Xe có trọng lượng chiến đấu 49 tấn, dài 9,5m, cao 3,5m dùng động cơ diezel tăng áp đa nhiên liệu 2B-12-3A công suất 1.500 mã lực.
Với hệ thống động cơ mạnh và bánh xích bám chắc, xe có thể chạy với tốc độ tối đa 75 – 80km/h trên đường nhựa; 45-50km/h trên đường gồ ghề.
Video đang HOT
Tầm hoạt động của xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata lên tới 500km, kíp chiến đấu 02 người gồm 1 lái xe, 1 pháo thủ. Xe có thể chở 9 binh sĩ với đầy đủ vũ khí trang bị.
T-15 Armata sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa với pháo chính 30mm 2A42 AP, cơ số đạn 500 viên (160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ phá) tầm bắn 4km.
Hai bên tháp pháo là 4 ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet – EM tầm bắn 8km hoặc tên lửa Kornet – SD tầm bắn 10km. Ngoài ra, xe còn trang bị 1 súng máy đồng trục PKT 7,62mm cơ số đạn 2000 viên.
T-15 Armata sử dụng giáp bảo vệ composite hỗn hợp có khả năng chống chịu rất tốt trước các loại vũ khí chống tăng.
Ngoài ra, xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata còn được bổ sung thêm giáp phản ứng nổ kép Malachit thế hệ mới cùng hệ thống phòng vệ chủ động Afganit.
Xe cũng được trang bị hệ thống bảo vệ quang – điện tử, một tổ hợp chế áp vô tuyến điện và hệ thống phóng đạn khói gây nhiễu với những ống phóng cỡ lớn.
Theo_Kiến Thức
Tiết lộ gây sốc về xe chiến đấu bộ binh BMP-2 Nga
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 được đánh giá cao về hỏa lực, tính cơ động nhưng khí tài trinh sát, ngắm bắn của nó thực sự là cơn ác mộng.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 được đánh giá cao về hỏa lực, tính cơ động nhưng khí tài trinh sát, ngắm bắn của nó thực sự là cơn ác mộng.
BMP-2 là loại xe chiến đấu bộ binh thế hệ 2 do hãng Kurganmashzavod (Nga) nghiên cứu phát triển dựa trên mẫu BMP-1. Đây cũng được xem là một trong những loại xe chiến đấu bộ binh tốt nhất dưới thời Liên Xô. Tuy nhiên, những tiết lộ gần đây của chính sĩ quan Liên Xô (Nga) đã cho thấy thực tế thì BMP-2 không quá hoàn hảo. Kể cả khi thời điểm nó mới ra đời, chứ chưa tính tới hiện tại nó đã lạc hậu đến mức nào.
Được chế tạo vào đầu những năm 1980, xe chiến đấu bộ binh BMP-2 được trang bị không chỉ pháo tự động 30 mm 2A42 bắn nhanh nhất thời kỳ đó, mà cả súng máy PKT, cũng như các tổ hợp tên lửa chống tăng. Tuy nhiên, vấn đề của BMP-2 lại nằm ở hệ thống trinh sát, ngắm bắn.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2.
Tờ "Người đưa tin công nghiệp quốc phòng" viết, trên BMP-2 kênh ngắm đêm là khá yếu ngay cả so với cách đánh giá của những năm 1980, kênh này dùng chiếu sáng thêm hồng ngoại tích cực, điều này làm lộ hoạt động ban đêm của xe chiến đấu. Đã không có máy đo xa trực tiếp, nó được thay bằng cái được gọi là "đường parabol", chính là các vạch xác định độ cao mà trưởng xe hay trắc thủ sẽ căn cứ vào so sánh mục tiêu với các vạch này để tính cự li theo "công thức phần nghìn". Thật ra, cũng không nên phê phán các nhà thiết kế Liên Xô, họ đã cố gắng đơn giản hóa tối đa xe chiến đấu bộ binh BMP-2, bởi vì vào thời gian đó các BMP cơ bản của đối phương, ví dụ Marder của Đức, Bradley của Mỹ và FV510 Warrior của Anh cũng không hiện đại hơn được bao nhiêu. Cụ thể, chỉ có thế hệ xe M2 Bradley của Mỹ được trang bị máy ngắm tìm nhiệt.
Pháo 2A42 khai hỏa.
Bình luận viên báo "Người đưa tin công nghiệp quốc phòng", nguyên sĩ quan từng phục vụ ở quân khu miền Nam kể: "Tôi rất quen với xe BMP-3, BMP-2 và có thể so sánh hai loại xe này. Phải thừa nhận là trong những điều kiện hiện nay cách hoạt động của kíp xe BMP-2 thật sự là cổ lỗ khủng khiếp. Trưởng xe phát hiện mục tiêu bằng kính TKN-3B (kính quan sát của trưởng xe BMP-2) theo "công thức phần nghìn", công thức mà chúng tôi gọi là "thổi vào một nghìn", tính nhẩm cự li và chỉ thị mục tiêu cho trắc thủ, trắc thủ chọn cự li trên máy ngắm của mình theo thang vạch chuyên dùng. Mà có đến ba hàng khắc vạch, một hàng dùng cho đạn xuyên giáp, một hàng cho đạn nổ mảnh của pháo và một hàng riêng cho súng máy. Chỉ sau đó mới có thể bắn. Ngay cả kíp xe đã được huấn luyện chu đáo việc này đòi hỏi 20-30 giây/giây, mà trên thực tế là đến một phút, mà điều này trong đối đầu trực tiếp của trận đánh hiện đại đồng nghĩa với thương vong chắc chắn cho xe của ta. Xe BMP-2 không có máy ngắm tìm nhiệt, không có máy đo xa, không có cả kính ngắm toàn cảnh cho trưởng xe. Mà đó là so với các hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại ngày nay, khi mà sau khi phát hiện mục tiêu không chỉ cự li bắn được tự động tính toán, mà còn có tất cả lượng sửa, và máy bám mục tiêu tự động sẽ bám đối phương đến cùng".
Theo lời viên cựu sĩ quan tiếp chuyện này, kênh kính ngắm đêm xem ra chủ yếu là để trấn an tinh thần, bởi vì rất khó bắn trúng mục tiêu do thiết bị chưa hoàn chỉnh.
Chỉ huy phó của một trong những đơn vị (cấp trung đoàn trở lên), quân khu miền Tây chia sẻ với báo "Người đưa tin công nghiệp quốc phòng" rằng: "Không có gì bí mật là các chiến binh ở Chechnya có kính ngắm đêm hiện đại PNV. Chúng tôi đã thu được một chiếc như vậy năm 2000, và đã hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng ở cự li rất lớn đã có thể phát hiện ra nguồn chiếu sáng phụ hồng ngoại của xe BMP-2. Thực chất, chúng tôi đã không được dùng kính ngắm này để không làm lộ vị trí của mình, nhưng không có đèn chiếu sáng phụ hồng ngoại cho BPK 2-42 thì không những không thể bắn trúng mục tiêu, mà còn khó phát hiện được ngay cả hình hài của các vật thể ở xung quanh". Nhưng nhiều hơn cả các quân nhân không ưng là kính ngắm bắn tên lửa chống tăng có điều khiển.
Viên sĩ quan ở quân khu miền Nam giải thích cho tờ báo: "Trắc thủ phải xoay người sang bên, mà trong khoang xe BMP-2 chật hẹp thì làm điều này không dễ. Các cần điều khiển tên lửa chống tăng cũng không thuận tiện. Dễ hiểu là vào những năm 1980 thì đây là một giải pháp đột xuất, nhưng đến nay thì thì thật sự là không thuận tiện. Thêm vào đó các tổ hợp tên lửa Konkurs hoặc Fagot lắp trên BMP-2 tùy theo biến thể dẫu sao cũng đã lạc hậu không những vô hình, mà cả thật sự hữu hình nữa".
BMP-2 cơ động qua địa hình lầy lội.
Đồng thời tất cả các sĩ quan đã từng phục vụ trên xe BMP-2 mà báo "Người đưa tin công nghiệp quốc phòng" đã trò chuyện đều nhất trí đánh giá rằng, xe chiến đấu bộ binh BMP-2 không những hết sức tin cậy và dễ tính, mà còn có khả năng thông qua rất cao ("khả năng thông qua" là tính năng cơ động trên địa hình phức tạp của xe chiến đấu bộ binh).
Sĩ quan ở quân khu miền Tây thừa nhận khi trò chuyện với bình luận viên báo "Người đưa tin công nghiệp quốc phòng" VPK: "Động cơ UTD-20S1 khá mạnh. Hệ thống treo đảm bảo khả năng thông qua cao. Nhưng chủ yếu khai thác xe rất đơn giản và, như ở đơn vị lính tráng hay nói, đây là xe "khinh bọn dốt nát", tức là bỏ qua rất nhiều lỗi và sai sót trong khai thác. Theo tôi, dẫu sao xe BMP-2 ít đỏng đảnh hơn BMP-3. Nếu lắp thêm máy ngắm, máy đo xa, máy ngắm tìm nhiệt mới... thì nó sẽ không thể bị gọi là "điểm hai" (tên gọi lính đặt cho BMP-2 - chú thích của tác giả Aleksei Ramm).
Tất cả các quân nhân từng khai thác BMP-2 mà báo VPK hỏi chuyện đều nhất trí với đánh giá này.
Nguyễn Vũ
Theo_Kiến Thức
10 loại thiết giáp nguy hiểm nhất của Trung Quốc Quân đội Trung Quốc được đánh giá có sức mạnh hàng đầu thế giới, với lực lượng tăng - thiết giáp đông đảo và cực kỳ nguy hiểm. 1. Type-99A2 MBT Xe tăng chiến đấu chủ lực Type-99 được xem như một thiết kế dựa trên T-72 của Nga, chúng tương đồng ở phần thân và pháo chính 125 mm trang bị hệ...