Thông quan trở lại cửa khẩu Ma Lù Thàng
Ngày 25/5, ông Vũ Huy Hòa, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng cho biết, từ ngày 24/5, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam) và Kim Thủy Hà (Trung Quốc) bắt đầu hoạt động thương mại biên giới trở lại sau một thời gian dài ngừng hoạt động.
Cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu). Ảnh tư liệu: Quý Trung/TTXVN
Hai bên đã thống nhất nhiều nội dung để tạo điều kiện tốt nhất cho việc thông thương hàng hóa qua cửa khẩu; đồng thời, quy định chặt chẽ đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, hai bên đã thống nhất một số nội dung như: hai bên thực hiện tốt công tác khử khuẩn và xét nghiệm trong quá trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa và phải có chứng nhận khử khuẩn, kết quả xét nghiệm trong 24 giờ; hai bên có điểm chuyển giao xe khi giao nhận hàng hóa và lái xe phải có giấy chứng nhận về khử khuẩn hàng hóa, xét nghiệm COVID-19; phía Trung Quốc cũng sẽ bỏ quy định tải trọng 30 tấn đối với cả xe và hàng hóa khi qua cầu; không hạn chế việc cấp thẻ cho những xe hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng đã thành lập lại đội giám sát phòng, chống dịch bệnh và điều tiết phương tiện vận chuyển, hàng hóa, đảm bảo giám sát chặt chẽ theo phương án “Thiết lập vùng đệm an toàn phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Ma Lù Thàng” của UBND tỉnh Lai Châu ban hành.
Ông Đỗ Văn Khôi, chủ doanh nghiệp Mai Hưng, xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ chia sẻ, do thời gian dài bị đóng biên, hàng hóa của doanh nghiệp đang tồn trọng nhiều với giá trị khoảng hơn 10 tỷ đồng. Cửa khẩu hoạt động trở lại là tín hiệu vui cho doanh nghiệp để xuất hàng hóa sau một thời gian dài ngừng hoạt động. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi tình hình cụ thể mới xuất hàng hóa.
Trước đó, do tình hình dịch COVID-19 phức tạp, phía Trung Quốc ngừng nhập khẩu đối với tất cả các loại hàng hóa từ phía Việt Nam qua cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam) – Kim Thủy Hà (Trung Quốc) từ ngày 23/10/2021 khiến các sản phẩm nông sản của tỉnh Lai Châu gặp khó khăn trong việc tiêu thụ.
Video đang HOT
Phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm
Quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 với mục tiêu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm.
Tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Chiến lược đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng xuất khẩu bình quân 8 - 9%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 5 - 6%/năm.
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 5 - 6%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng nhập khẩu bình quân 7 - 8%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 4 - 5%/năm.
Cân bằng cán cân thương mại trong giai đoạn 2021 - 2025, tiến tới duy trì thặng dư thương mại bền vững giai đoạn 2026 - 2030; hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác thương mại chủ chốt.
Tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu lên 88% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; trong đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ trung bình và cao đạt khoảng 65% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030.
Tăng tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Âu lên 16-17% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 18 - 19% vào năm 2030; khu vực châu Mỹ lên 32 - 33% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 33 - 34% vào năm 2030; tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Á vào khoảng 49 - 50% vào năm 2025 và 46 - 47% vào năm 2030.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu
Về định hướng xuất khẩu hàng hoá, phát triển xuất khẩu bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị kinh tế cao; nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường; chủ động thích ứng và vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại ở thị trường nước ngoài.
Còn với nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo, gia tăng giá trị trong nước trong hàng hóa xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu; tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao; nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao.
Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; chú trọng đầu tư phát triển xuất khẩu các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
Giai đoạn 2021 - 2025, nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy sản chủ lực có lợi thế sản xuất, xuất khẩu, kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng nông sản Việt; nâng cao giá trị gia tăng cho những mặt hàng thâm dụng lao động và có tính cạnh tranh cao như dệt may, da giày, điện tử, các sản phẩm công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình.
Giai đoạn 2026 - 2030, phát triển các mặt hàng mới có giá trị gia tăng cao, hàng nông sản, thủy sản chế biến sâu; hàng công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường
Về định hướng nhập khẩu hàng hóa, chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, kiểm soát việc nhập khẩu các loại hàng hóa trong nước sản xuất được, hàng xa xỉ, hàng hóa không thiết yếu, kiểm soát chất lượng hàng hoá nhập khẩu.
Tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến từ các nước có nền công nghiệp phát triển, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiếp thu thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo tiền đề nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu và thực hiện chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu.
Về định hướng phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường; hướng đến cán cân thương mại song phương lành mạnh, hợp lý, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN...
Chủ động ứng phó tránh lặp lại nguy cơ ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu Những ngày đầu năm mới, hoạt động xuất khẩu tại khu vực cửa khẩu phía Bắc có nhiều chuyển biến tích cực. Lượng xe tồn giảm, nhiều mặt hàng được thông quan ngay từ những ngày đầu tiên của năm Nhâm Dần sau khi Trung Quốc hạn chế thông quan trước đó. Xe nông sản chờ thông quan qua đường chuyên dụng vận...