Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống HIV/AIDS
Chiều nay 16/11, với 91,29% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Luật gồm 2 Điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 15 Điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Các đại biểu biểu quyết thông qua dự án luật
Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án luật trước khi Quốc hội thông qua, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh cho biết, dự thảo luật bố sung một số vấn đề đáng chú ý như:
Bổ sung một số đối tượng có hành vi nguy cơ cao được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS; mở rộng sự tham gia của người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ cao trong một số biện pháp phòng, chống HIV/AIDS như cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm sàng lọc HIV.
Luật cũng quy định, người từ đủ 15 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự được tự nguyện yêu cầu xét nghiệm HIV.
Video đang HOT
Luật cũng quy định việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Người có kết quả xét nghiệm dương tính HIV có trách nhiệm thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng…
Theo Luật mới thông qua, người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, người phơi nhiễm với HIV được tư vấn, điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV. Ưu tiên tiếp cận tư vấn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho các đối tượng theo quy định.
Người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, do rủi ro của kỹ thuật y tế được tư vấn, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV và được hưởng các chế độ theo quy định.
Cũng theo luật mới này, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Việc thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS không thu phí, trừ trường hợp thực hiện theo đặt hàng, giao nhiệm vụ có bố trí kinh phí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hợp đồng với chương trình, dự án về phòng, chống HIV/AIDS hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ.
Luật mới cũng quy định các nhóm đối tượng được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS gồm: người nhiễm HIV; người sử dụng ma túy; người bán dâm; người có quan hệ tình dục đồng giới; người chuyển đổi giới tính; vợ, chồng và thành viên gia đình khác cùng sống chung với người nhiễm HIV; người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV; người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; người di biến động; phụ nữ mang thai; phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy, học sinh trường giáo dưỡng; người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người từ đủ 13 tuổi đến dưới 30 tuổi…
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, toàn bộ tài sản, tài chính của Quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV được sử dụng để hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với quỹ ở Trung ương và theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với quỹ ở địa phương.
Giám đốc dự án 'ma' có giấy chứng nhận tâm thần
Trần Thị Mỹ Hiền, 57 tuổi, bị cáo buộc bán dự án "ma" chiếm đoạt 230 tỷ đồng nhưng cơ quan điều tra chưa thể khởi tố bởi bà này "mất năng lực hành vi dân sự".
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu Công an TP HCM vừa ra quyết định trưng cầu Viện pháp y tâm thần Trung ương (Hà Nội) giám định lại (lần 2) đối với bà Trần Thị Mỹ Hiền, ngụ quận 1, Giám đốc đại diện Công ty Đất Vàng Hoàng Gia.
Động thái này được cho là để đảm bảo tính chính xác, khách quan của kết luận giám định pháp y tâm thần trước đó, cũng như để không bỏ lọt tội phạm.
Bà Hiền bị cáo buộc cấu kết với Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng nhiều người khác, tự vẽ ít nhất 8 dự án khu dân cư không có thật, bán cho hàng trăm khách hàng chiếm đoạt hơn 230 tỷ đồng. Những người khác đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản , riêng Hiền có quyết định của TAND quận 1 hồi tháng 7/2016 - tuyên bố bà này mất năng lực hành vi dân sự , nên cơ quan điều tra chưa thể khởi tố bị can.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định, trong khoảng thời gian từ tháng 5/2017 đến tháng 11/2019 (tức sau khi được toà tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự), bà Hiền với tư cách là Giám đốc đại diện Công ty Đất Vàng Hoàng Gia đã ký hơn 100 hợp đồng giao dịch tại 10 văn phòng công chứng. Trong tất cả các hợp đồng, bà Hiền đều được công chứng viên xác định "có năng lực hành vi dân sự" và vào sổ công chứng theo quy định.
Cụ thể, thông qua việc sử dụng pháp nhân Công ty Đất Vàng Hoàng Gia và Hoàng Kim Land, bà Hiền, bị can Trần Hồng Hạnh và các đồng phạm đã ký kết các hợp đồng đặt cọc, hợp đồng góp vốn... với hàng trăm khách hàng ở các dự án không có thật. Đây là các khu đất lúa, không được cơ quan chức năng phê duyệt làm dự án khu dân cư.
Nhóm này còn thỏa thuận chuyển nhượng 4 căn nhà, trong đó bán một căn nhà cho nhiều người tại thửa đất 433 đường số 7 phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân. Ngoài ra, bà Hiền và Hạnh còn bị cáo buộc là ký thoả thuận chuyển nhượng đất đối với 4 căn nhà xây dựng trái phép tại khu dân cư Vĩnh Lộc, quận Bình Tân. Trong đó, 3 căn nhà bán trùng cho nhiều người chiếm đoạt 15 tỷ đồng tại thửa đất đứng tên người khác và đang thế chấp ngân hàng.
Hồi tháng 11/2019, Công an TP HCM đã đề nghị Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương phân viện phía Nam (Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa) giám định tâm thần đối với Hiền. Đến tháng 5, cơ quan này kết luận: trước, trong và sau khi gây án (từ tháng 5/2017 đến tháng 6/2019) và hiện nay đương sự bị bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc loại hỗn hợp.
Về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: trước, trong và sau lúc gây án đương sự mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi . Cuối cùng, là thời điểm hiện tại, Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa kết luận đương sự mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi .
Cho rằng kết luận pháp y chưa đảm bảo tính khách quan, một tháng sau, cơ quan điều tra (theo đề nghị của VKS ND TP HCM) đã ra quyết định trưng cầu giám định đề nghị Viện pháp y tâm thần Trung ương (Thường Tín, Hà Nội) giám định lại đối với Hiền. Tháng 9, cơ quan này có kết luận tương tự như Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa - tức bà Hiền mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi .
Làm gì để mẹ nhiễm HIV sinh con ra khỏe mạnh? Thông tin từ Khoa Phòng, chống HIV/AIDS (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết, từ năm 2019 đến nay, tất cả phụ nữ mang thai được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại các phòng khám OPC của tỉnh đều sinh con khỏe mạnh, không bị nhiễm HIV. Hiện có 27 thai phụ đang được theo...