Thông qua Luật Đầu tư (sửa đổi): Cấm 6 hoạt động kinh doanh
Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư (sửa đổi) quy định rõ, 6 hoạt động đầu tư kinh doanh bị cấm như: kinh doanh các chất ma túy; mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người…
Sáng nay 26/11, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIII, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Đầu tư (sửa đổi). Luật bao gồm 7 chương, 76 điều, quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.
Điểm mới nhất của Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) lần này là sự thay đổi phương pháp tiếp cận khi làm luật, thay vì “chọn cho” (nghĩa là cái gì cho thì ghi trong luật), đã chuyển sang cách “chọn bỏ” (quy định những gì cấm, còn lại thì doanh nghiệp, nhà đầu tư được phép đầu tư, kinh doanh theo quy đinh của pháp luật).
Theo Luật Đầu tư (sửa đổi), nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đai chung, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Thứ hai, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai quy định trên, thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Luật cũng sửa đổi, bổ sung ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Sau khi xem xét, cân nhắc Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo thu hẹp lại còn 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Video đang HOT
Hoạt động mại dâm bị cấm kinh doanh tại Việt Nam (ảnh minh họa).
Về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, có ý kiến đề nghị sửa đổi điểm đ thành: cấm kinh doanh mại dâm và các hoạt động kinh doanh trái thuần phong, mỹ tục. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: Điều 7 của dự thảo Luật đã quy định nguyên tắc về những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện có khả năng ảnh hưởng đến đạo đức xã hội như kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường; kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu…
Do đó, “nếu những hoạt động đầu tư kinh doanh trái với thuần phong mỹ tục và có hành vi vi phạm pháp luật như hoạt động mại dâm thì cũng đã bị cấm trong Luật này và pháp luật có liên quan”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh.
Về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay: Có ý kiến đề nghị quy định rõ những trường hợp nào phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và những trường hợp nào được thực hiện hoạt động kinh doanh khi có đủ điều kiện. Nhưng cũng có ý kiến đề nghị bổ sung quy định giao Chính phủ hệ thống và công bố các điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề quy định.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, điều kiện kinh doanh là các yêu cầu cần thiết để bảo đảm cho hoạt động bình thường mà không bị pháp luật cấm; còn các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được hiểu là hạn chế quyền tự do đầu tư kinh doanh, do đó cần quy định trong Luật nhằm bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Để tăng cường tính công khai minh bạch của các chính sách pháp luật tạo điều kiện cho nhà đầu tư tự quyết định hoạt động của mình, dự thảo Luật đã quy định rõ các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Hiện nay, nước ta đang tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm thiểu hình thức cấp phép để chuyển sang áp dụng chủ yếu hình thức ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để nhà đầu tư tự đăng ký thực hiện và cơ quan quản lý tiến hành hậu kiểm. Ngoài ra, các khoản 4, 5 và 6 của Điều 7 dự thảo Luật cũng đã quy định nguyên tắc về điều kiện đầu tư kinh doanh của ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải bảo đảm tính minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ của nhà đầu tư. Căn cứ vào danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã được quy định tại Luật này, Chính phủ sẽ tập hợp và công bố công khai trên cổng thông tin doanh nghiệp các điều kiện đầu tư áp dụng đối với cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, có ý kiến đề nghị rà soát, bỏ một số ngành, nghề ra khỏi danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo thống nhất với các bộ, ngành hữu quan tiến hành rà soát các ngành, nghề trong Danh mục. Trên cơ sở rà soát cho thấy một số ngành, nghề trùng lắp nhau được gộp lại hoặc bổ sung , do vậy, số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Danh mục được thu hẹp xuống còn 267 ngành, nghề như quy định.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Hà Nội khẳng định Trung tâm thông tin văn hóa không "đe dọa" Hồ Gươm
Ngày 25/11, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Lâm Quốc Hùng cho biết, vị trí khu đất xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa tại số 2 phố Lê Thái Tổ nằm trong vùng phụ cận chứ không nằm trong phạm vi khoanh vùng di tích Hồ Hoàn Kiếm.
Trước thông tin quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm tại số 2 phố Lê Thái Tổ nằm trọn vẹn trên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và ảnh hưởng đến di tích Hồ Gươm, ngày 25/11, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, UBND quận Hoàn Kiếm đã đến làm rõ vấn đề.
Khu vực xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm
Cụ thể, ông Lâm Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm - cho biết, công trình xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm được xây dựng trên khu đất 242,2m2 tại số 2 phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, có tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng. Vị trí khu đất nằm trong vùng phụ cận của hồ Hoàn Kiếm chứ không nằm trong phạm vi khoanh vùng di tích hồ Hoàn Kiếm.
Theo ông Hùng việc chọn lựa phương án quy hoạch kiến trúc xây dựng công trình sẽ hoàn chỉnh tổng thể tổ hợp kiến trúc với công trình Long Vân - Hồng Vân tạo hình thái kiến trúc hoàn chỉnh ô phố, đóng góp hiệu quả vào không gian cảnh quan đô thị khu vực, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục; đồng thời phù hợp với không gian khu vực và quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công trình có quy mô 3 tầng nổi, một tầng hầm và tum thang, chiều cao đến diềm mái công trình chính là 10,1m, đến đỉnh tum thang là 13,6m, thấp hơn chiều cao cho phép dưới 16m. Mật độ xây dựng chỉ hơn 64% (thấp hơn mật đô xây dưng theo quy định không quá 80%). Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm có chức năng: trưng bày, triển lãm và văn phòng làm việc.
"Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm này là công trình công cộng, không có chức năng kinh doanh và sẽ không có chuyện kinh doanh buôn bán khi công trình này hoàn thành đưa vào sử dụng", ông Hùng khẳng định.
Trong quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình, một số hộ dân tại số 11 phố Hàng Gai (liền kề sau công trình) có đơn kiến nghị phản ánh Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm nằm trọn vẹn trên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Khối bê tông này xâm hại nghiêm trọng đến di tích lịch sử Hồ Gươm. Ngoài ra, công trình không được sự chấp thuận của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội Sử học Việt Nam...
Quận Hoàn Kiếm khẳng định công trình này không vi phạm di tích Hồ Gươm
Ông Hùng cho biết, công trình thực hiện đúng quy hoạch chi tiết khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận được Bộ Xây dựng phê duyệt trước đây. Về phương án kiến trúc công trình phù hợp quy hoạch khu vực được duyệt và không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh hồ, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và đặc điểm pháp lý, hiện trạng khu đất.
Ông Hùng khẳng định, UBND quận Hoàn Kiếm đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Công trình xây dựng này không phải lấy ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hay Hội Sử học Viêt Nam...
"Kiến nghị khẩn cấp của một số hộ dân tại nhà số 11 phố Hàng Gai không có cơ sở. Tuy nhiên, chúng tôi trân trọng ý kiến của các hộ gia đình. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã họp dân và hiện chỉ có 2 hộ gia đình chưa đồng ý. Các hộ dân đều tán thành và chỉ đề nghị việc xây dựng phải phù hợp với quy hoạch, hài hòa với không gian Hồ Gươm", ông Hùng nói.
Ông Hùng cho biết thêm, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục chưa được xếp hạng di tích. Năm 2010, sau khi lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, ý kiến các hộ dân, nhất là đúng vào thời điểm Đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, thành phố đã quyết định tạm dừng xây dựng công trình. Và từ năm 2010 đến nay, thành phố đã giao cho các cơ quan chức năng, kiến trúc sư thành phố để đưa ra phương án xây dựng cụ thể.
Quang Phong
Theo dantri
Dự án trên núi Hải Vân: Phải đặt lợi ích quốc phòng trên lợi ích kinh tế "Là người Quảng Nam nên tôi biết khu vực này quan trọng, khống chế toàn bộ vùng vịnh Đà Nẵng. Trước đây, Pháp, Mỹ đều đổ bộ từ đây vào Việt Nam. Nếu có sự cố liên quan đến quốc phòng an ninh thì xử lý ra sao?", đại biểu Phạm Trường Dân nói. Ngày 25/11, bên hành lang Quốc hội, đại biểu...