Thông qua danh sách 205 ứng viên đại biểu Quốc hội ở Trung ương
Ngày 16/4, Hội nghị Hiệp thương lần ba đã thông qua danh sách 205 ứng viên do các cơ quan trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Trong đó, khối cơ quan Đảng 11 người; khối Chủ tịch nước 3; các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương) 130.
Khối Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ Công an) có 15 ứng viên; lực lượng vũ trang 14; khối Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước mỗi nơi một; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên 29 ứng viên.
Trong 205 ứng viên này có 100 đại biểu đương nhiệm được giới thiệu tái cử, ứng viên nam chiếm 77,5%. Số ứng viên người dân tộc thiểu số là 22 (chiếm 10,73%); đại biểu ngoài Đảng 4 (chiếm 1,95%). Về trình độ, học hàm, có 16 giáo sư, phó giáo sư; 63 tiến sĩ và 94 thạc sĩ.
Số ứng viên dưới 40 tuổi là 5; từ 40 đến 50 là 65; từ 50 đến 60 là 104; từ 60 đến 65 tuổi là 24 và trên 65 tuổi là 7 người.
Đại biểu Quốc hội khóa XIV Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Ảnh: Hoàng Phong
4 người ngoài Đảng là các ông Nguyễn Văn Thân (Chủ tịch Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ); Nguyễn Tiến Thiện (Thượng tọa Thích Đức Thiện, Hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam); Nguyễn Văn Riễn (linh mục, nhà thờ Thánh Giuse, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương); Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).
Video đang HOT
Trong số 130 ứng viên khối Quốc hội , có 5 trường hợp chưa đủ điều kiện ứng cử làm đại biểu Quốc hội chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ từ vụ trưởng và tương đương, chức vụ giám đốc sở, ngành và tương đương trở lên; có quy hoạch làm đại biểu Quốc hội chuyên trách hoặc có quy hoạch chức danh Thứ trưởng và tương đương trở lên).
Bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng ban Công tác đại biểu, cho biết theo hướng dẫn số 36 của Ban Tổ chức Trung ương, với một số lĩnh vực cần thiết phải có cơ cấu đại biểu Quốc hội nhưng không có nhân sự cấp vụ trưởng và tương đương đáp ứng yêu cầu thì Đảng đoàn Quốc hội phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể, đảm bảo đúng quy định.
“Để đảm bảo khách quan, thận trọng theo đúng yêu cầu của Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội đã có công văn số 2178 gửi Ban Tổ chức Trung ương để trao đổi về chủ trương giới thiệu nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội chuyên trách với các nhân sự đang giữ chức vụ phó và tương đương”, bà Thanh nói.
Ngày 28/2, Ban Tổ chức Trung ương đã có công văn 50 nhất trí với ý kiến của Đảng Đoàn Quốc hội. Trên cơ sở đó, Đảng đoàn Quốc hội “thảo luận, đánh giá kỹ từng trường hợp, nhất trí giới thiệu các nhân sự phó vụ trưởng và tương đương tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội chuyên trách”.
Bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng ban Công tác đại biểu, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Hoàng Phong
Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ khẳng định, danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương đều có trong quy hoạch, được lựa chọn, giới thiệu qua các bước rất chặt chẽ, có sự tìm hiểu, đánh giá cả về hồ sơ và thực tế công tác; được giới thiệu với tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao.
Đối với một số trường hợp theo hướng dẫn cần có sự trao đổi với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội đã cân nhắc, lựa chọn kỹ và trên cơ sở thống nhất của Ban Tổ chức Trung ương mới giới thiệu tham gia ứng cử.
“Danh sách mà Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị và giới thiệu đều là cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn sâu, nổi trội, có uy tín, triển vọng phát triển; được cơ quan nơi công tác và cử tri nơi cư trú giới thiệu tuyệt đối để tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội”, ông Tỵ nhấn mạnh.
Sau Hội nghị hiệp thương lần thứ ba, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành sẽ xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức hội nghị cử tri để những người ứng cử đại biểu Quốc hội gặp gỡ, tiếp xúc cử tri nơi mình ứng cử, thực hiện quyền vận động bầu cử. Thời gian tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7h ngày 22/5/2021).
100% ứng cử viên đại biểu Quốc hội ở Trung ương được cử tri tín nhiệm
Ngày 16/4/2021 tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Chủ trì Hội nghị có ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia; các Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Ngô Sách Thực, Nguyễn Hữu Dũng, Phùng Khánh Tài.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến và các vị trong Ban Thường trực chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ đã nghe báo cáo về tình hình, kết quả tổ chức lấy ý kiến nhận xét và sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với những người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và tiến hành thảo luận, lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.
Theo Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng sau Hội nghị hiệp thương lần thứ hai, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã gửi danh sách và tiểu sử tóm tắt của 205 người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đến các địa phương để lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng báo cáo kết quả tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri đối với người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV.
Trong các ngày từ 21/3 đến ngày 13/4/2021, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã đã phối hợp với UBND cùng cấp (102 xã, phường, thị trấn thuộc 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có người ứng cử nơi cư trú) triệu tập và chủ trì việc lấy ý kiến cử tri nơi cư trú cho 205 người được giới thiệu ứng cử.
Các Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành công khai, nghiêm túc, dân chủ, đúng luật, đúng quy trình và thời gian theo quy định.
Kết quả tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 100%, không có vấn đề, vụ việc cử tri nơi cư trú nêu cần phải xác minh.
Trước đó, tại Hội nghị hiệp thương lần thứ hai của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, 100% đại biểu tham dự nhất trí lập danh sách sơ bộ gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với 205/205 người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Trong số 205 người được giới thiệu ứng cử có cơ cấu: Nữ 46/205 người (tỉ lệ 22,43%); dân tộc thiểu số: 20/205 người (tỉ lệ 9,7%); ngoài Đảng: 4/205 người (tỉ lệ 1,9%); tái cử: 100/205 (tỉ lệ 48,78%); trẻ tuổi: 5/205 (tỉ lệ 2,43%); Giáo sư, Phó giáo sư: 16/205 người (tỉ lệ 7,8%); Tiến sĩ: 63/205 người (tỉ lệ 30,7%); Thạc sĩ: 94/205 người (tỉ lệ 45,85%); Đại học và tương đương: 32/205 người (tỉ lệ 15,6%).
Từ kết quả Hội nghị hiệp thương lần thứ hai của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, ngày 28/3/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1244/NQ-UBTVQH14 điều chỉnh lần thứ hai cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Cụ thể: Số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV ở Trung ương là 205 đại biểu; cơ cấu, thành phần, số lượng người được phân bổ ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương như sau: Các cơ quan Đảng là 11 đại biểu; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước là 3 đại biểu; Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương): 130 đại biểu; Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Công an) là 15 đại biểu; Lực lượng vũ trang là 14 đại biểu; Tòa án nhân dân tối cao là 1 đại biểu; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là 1 đại biểu; Kiểm toán Nhà nước là 1 đại biểu; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là 29 đại biểu.
Ông Trần Sỹ Thanh được bầu làm Tổng Kiểm toán Nhà nước Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Sỹ Thanh được Quốc hội bầu làm Tổng Kiểm toán Nhà nước. Sáng 7/4, Quốc hội họp phiên toàn thể bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước. Ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc...