Thống nhất thay chứng minh thư bằng thẻ căn cước công dân
Hướng gợi ý đổi chứng minh thư nhân thân thành thẻ căn cước công dân đưa ra trong dự thảo luật Căn cước công dân nhận được sự đồng tình của UB Thường vụ Quốc hội. Thẻ căn cước được cấp trùng với số định danh cá nhân.
Dự thảo luật được UB Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến trong phiên họp ngày 12/3.
Loại giấy tờ “không giống ai”
Theo dự thảo luật, căn cước công dân là các thông tin cơ bản về đặc điểm nhân dạng của công dân để xác định chính xác một người cụ thể và phân biệt người này với người khác. Theo đó, cơ quan soạn thảo luật (Bộ Công an) đề xuất đổi chứng minh thư nhân dân thành thẻ căn cước của công dân Việt Nam – là giấy tờ tùy thân duy nhất có giá trị chứng nhận căn cước của người từ 15 tuổi trở lên, do cơ quan có thẩm quyền cấp từ cơ sở dữ liệu căn cước công dân để sử dụng trong giao dịch, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam.
Một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra (UB Quốc phòng – An ninh) đề nghị cần cân nhắc quy định này, vì thực tế hiện nay ngoài chứng minh nhân dân, còn có nhiều loại giấy tờ khác như hộ chiếu, giấy chứng minh sĩ quan quân đội và công an nhân dân, thẻ công chức, viên chức, thẻ học sinh, chứng minh nhân dân biên giới… Nếu xác định chứng minh nhân dân là giấy tờ duy nhất sẽ có thể dẫn đến các loại giấy tờ trên mất tác dụng, không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân (trong đó có công dân dưới 15 tuổi) mà còn ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, công chức, viên chức…
Lãnh đạo và các ủy viên UB Thường vụ Quốc hội ủng hộ việc đổi chứng minh nhân dân thành thẻ căn cước công dân.
Phía Bộ Công an, cơ quan cấp, quản lý chứng minh nhân dân hiện tại thì vẫn muốn giữ thứ giấy tờ tùy thân này, chỉ thay đổi ở điểm, trên chứng minh có mã số định danh cá nhân (12 số) và một “bộ phận điện tử” (kiểu dạng như chip từ) lưu thông tin cơ bản về căn cước công dân và các thông tin trong hệ thống dữ liệu điện tử quốc gia về dân cư.
Bộ Công an kỳ vọng, đó là bước đầu để sau này khi có một cơ sở hạ tầng dữ liệu đầy đủ về công dân thì sẽ bỏ hộ khẩu. Theo đó, chứng minh nhân dân để xác định số định danh cá nhân khi làm các thủ tục hành chính, giúp khai thác thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia mà không phải yêu cầu xuất trình nhiều giấy tờ không cần thiết.
Video đang HOT
Bộ Công an cho rằng, số định danh cá nhân cần được quy định ghi trên chứng minh nhân dân và đó cũng chính là số chứng minh nhân dân. Do đó, chứng minh nhân dân sẽ là thẻ căn cước công dân. Rồi sau đó, sẽ tính đến tích hợp với các loại giấy tờ khác thành thẻ công dân điện tử.
Tỏ ý không tán thành quan điểm này, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, không nên tồn tại loại giấy tờ là chứng minh nhân dân. Theo ông Lý, mỗi công dân chỉ cần một mã số định danh, thể hiện trên một thẻ căn cước công dân (như các nước vẫn làm). Khi cần sử dụng cho mọi mục đích, chỉ cần mã số đó kích hoạt là ra.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đồng tình không nên có một loại giấy “không giống ai” như chứng minh nhân dân. Bà ví dụ các nước khi sản xuất ví đều có những khuôn ngăn để các loại thẻ từ thẻ ngân hàng, thẻ ra vào, thẻ mua hàng… đều theo một khuôn, trong khi chứng minh nhân dân của Việt Nam “không biết nhét chỗ nào cho vừa”.
“Cấm” tư tưởng… quản dân
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, nên nghiên cứu số định danh phù hợp. Bà Mai lo lắng mã 12 số không đủ dùng vì vài chục năm tới dân số Việt Nam sẽ lên hơn 100 triệu, trong khi Thái Lan có 63 triệu dân mà nước bạn đã xây dựng số định danh có 13 số.
Bà Mai cũng đề cập mục tiêu làm thẻ căn cước để bỏ dần việc quản lý dân cư bằng hộ khẩu. Chủ nhiệm UB Các cấn đề xã hội đặt câu hỏi về lộ trình cụ thể hay việc cấp số định danh cá nhân có thể giúp bỏ ngay quản lý dân cư kiểu cũ này không? Nếu bỏ được quản lý hộ khẩu, người dân sẽ rất mừng và nên có lộ trình rõ để người dân biết.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước lo việc mã hóa, khai thác, sử dụng chung thông tin cá nhân có thể ảnh hưởng đến vấn đề bảo mật. Ông Phước đề nghị đưa vào luật quy định cấm tiết lộ bí mật riêng tư hợp pháp của công dân, chỉ có cơ quan thẩm quyền cung cấp thì người có yêu cầu mới được tiếp cận.
Đồng ý hướng đặt vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu thay đổi tư duy, “làm luật là để phục vụ người dân, chứ không phải để quản dân, không được có tư tưởng bắt nhầm còn hơn bỏ sót”.
Theo Chủ tịch Quốc hội, dự thảo luật phải theo hướng công dân cần ít giấy tờ nhưng nhà nước vẫn quản lý được. Mỗi công dân sinh ra đều có một số định danh đi liền với nó là các thông tin cần thiết cho cơ sở dữ liệu quốc gia, sử dụng vào các việc đang dùng giấy khai sinh hiện nay. Sau đó quy định cụ thể độ tuổi để đổi căn cước và cập nhật thông tin cần thiết.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, thẻ căn cước chỉ cần tên, số định danh và ảnh. Ông cũng nhấn mạnh, việc khai thác cơ sở dữ liệu về công dân phải đảm bảo bí mật đời tư theo Hiến pháp.
P.Thảo
Theo Dantri
Rút chương trình lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội tới
Thay cho nội dung lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2 tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới đây, UB Thường vụ thống nhất chuyển sang nội dung thảo luận, thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết số 35 về lấy phiếu tín nhiệm.
Báo cáo của Văn phòng Quốc hội về một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7 cho biết, so với dự kiến nội dung đã trình UB Thường vụ tại phiên họp trước, nội dung kỳ họp tới có sự thay đổi. Cụ thể, có 2 nội dung sẽ được rút khỏi chương trình, trong đó có một nội dung là việc tiến hành lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2 đối với những người thuộc đối tượng Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.
Trong khi đó lại có một nội dung được bổ sung là trình Quốc hội xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Xung quanh vấn đề này, có nhiều ý kiến khác nhau.
Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha cho rằng, việc dừng lấy phiếu tín nhiệm lần này tác động đến cả đại biểu Quốc hội, nhiều người đã lên tiếng thể hiện sự băn khoăn. Vì vậy, theo ông Pha, cần quán triệt nghị quyết của TƯ là không dừng hẳn việc lấy phiếu mà chỉ tạm dừng rồi thực hiện tiếp.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương, cũng băn khoăn về khâu gửi tài liệu cho đại biểu về kỳ họp này khi mà trước đó đã có báo cáo về kết quả lấy phiếu tín nhiệm, giờ lại làm báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 35. Bà Nương đề nghị chuyển chỉ làm báo cáo đánh giá rút kinh nghiệm về việc thực hiện Nghị quyết 35.
"Như anh Pha nói, việc này dư luận cho là chưa được rõ ràng mạch lạc lắm. Cần nói rõ tạm dừng để sửa Nghị quyết cho việc thực hiện được rõ ràng rành mạch hơn" - bà Nương đề nghị.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng một lần nữa nhấn mạnh: "Việc lấy phiếu tín nhiệm không phải dừng mà chỉ tạm dừng lần lấy phiếu này để sửa rồi làm tiếp chứ không phải không làm nữa. Một việc hay như thế mà dừng không làm tiếp thì người dân mới thất vọng".
Được biết, cuối tuần vừa qua, ngày 7/3, UB Thường vụ Quốc hội đã gửi văn bản đến tất cả các đại biểu Quốc hội về việc sửa Nghị quyết 35.
Trong văn bản, UB Thường vụ Quốc hội khẳng định, kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên trong năm 2013 đã được cử tri đánh giá cao, tạo sự tin tưởng trong nhân dân và cơ bản đã đạt được mục đích yêu cầu đề ra. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, UB Thường vụ Quốc hội nhận được ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, kiến nghị của thường trực HĐND các tỉnh thành và một số cơ quan hữu quan về phạm vi đối tượng lấy phiếu, hình thức mức độ tín nhiệm, cách thức tiến hành và công bố thông tin tín nhiệm về thời gian lấy phiếu....
UB Thường vụ giải thích, đây là những vấn đề cần được nghiên cứu hoàn thiện nên UB Thường vụ Quốc hội xin phép các vị đại biểu Quốc hội giao cho UB nghiên cứu các ý kiến đóng góp nêu trên, sơ kết việc tổ chức thực hiện để sửa đổi bổ sung hoàn thiện nghj quyết 35 trình Quốc hội vào kỳ họp thứ bảy. Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong thời gian tiếp theo sẽ do Quốc hội quyết định khi tiến hành sửa đổi bổ sung nghị quyết số 35.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ đội Biên phòng đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh Bộ đội Biên phòng luôn phát huy truyền thống anh hùng để hoàn thành suất sắc nhiệm vụ, giữ yên bờ cõi của Tổ quốc. Sáng 2/3, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Biên phòng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (lần 3) và gặp mặt kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959 -...