Thống nhất dùng chung một mã QR cá nhân cho các ứng dụng công nghệ chống dịch
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa có hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân thống nhất tạo tiền đề quan trọng giúp người dân có thể chọn dùng ứng dụng cung cấp mã QR cá nhân phù hợp để phòng chống dịch COVID-19.
Quét mã QR code khi đến điểm công cộng. Ảnh: LP.
Bộ TT&TT vừa ban hành hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 (Phiên bản 1.1).
Theo hướng dẫn, mỗi cá nhân sử dụng các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVIDd-19 được cấp một mã QR cá nhân. Mã QR cá nhân có thể được sử dụng để cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đọc và truy vấn dữ liệu liên quan phục vụ công tác phòng, chống dịch, bệnh COVID-19.
Các nền tảng, ứng dụng khi triển khai phục vụ công tác phòng, chống dịch cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong tài liệu hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 (Phiên bản 1.1).
Việc này sẽ đáp ứng yêu cầu khi người dân khi ra đường, đến các điểm công cộng, nơi tập trung đông người cần quét mã QR. Các công sở, doanh nghiệp, cửa hàng, các nơi cung cấp dịch vụ… khi mở cửa phải đảm bảo việc giám sát ra vào bằng mã QR. Do đó, hướng dẫn hiển thị và sử dụng một mã QR cá nhân thống nhất trong tất cả các nền tảng, ứng dụng sẽ tạo thuận lợi tối đa cho mỗi người dân và các cơ quan, tổ chức khi thực hiện các nghiệp vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Cũng trong ngày 11/9, Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ truy vết F0 cùng một chiến lược sử dụng công nghệ đáp ứng với giai đoạn bình thường mới gồm các module: Xét nghiệm chốt chặn, Ghi nhận tiếp xúc gần, Kiểm soát vào ra bằng mã QR và Truy vết thần tốc. Chiến lược này được xem như cánh cửa để mở ra giai đoạn “bình thường mới” trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19, mà chìa khóa là công nghệ.
Đại diện Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia cho biết: Có thể hình dung một kịch bản trong cuộc sống bình thường mới: Mỗi người dân đều có một mã QR cá nhân. Việc ra vào các nơi như cơ quan, công sở, quán ăn, nhà hàng hay các tụ điểm công cộng… đều được kiểm soát bằng mã QR này. Các tiếp xúc gần của từng người cũng được ghi nhận bởi ứng dụng Bluezone trên điện thoại. Tất cả được mã hóa và lưu lại trên hệ thống của Nền tảng hỗ trợ truy vết F0.
Cùng với đó, xét nghiệm chốt chặn tại các bệnh viện trở thành điều kiện bắt buộc khi người dân có biểu hiện ho, sốt và đến khám tại các cơ sở y tế. Dữ liệu xét nghiệm của mỗi người đều được cập nhật lên hệ thống truy vết. Khi phát hiện F0, hệ thống sẽ lập tức tự tìm ra F0 này đã tiếp xúc với những ai, đã đến mốc dịch tễ (nơi F0 từng đến) nào, tại mốc dịch tễ đó có những ai từng có mặt… rồi tự động chuyển những thông tin này về đội truy vết tại các địa phương liên quan. Quy trình này chỉ mất vài chục giây và hoàn toàn tự động thay vì các nhân viên y tế mất thời gian gọi điện thông báo đến các nơi một cách thủ công. Đối mặt với COVID-19, làm chủ thời gian chính là điều kiện tiên quyết để dập tắt mầm mống của dịch bệnh.
Video đang HOT
Không chỉ hỗ trợ truy vết thần tốc, sự “chỉ điểm” của hệ thống còn giúp việc khoanh vùng hiệu quả, giúp xác định rõ đối tượng đã tiếp xúc trực tiếp với F0 cần được cách ly.
Chia sẻ về định hướng này, ông Nguyễn Tử Quảng, Kiến trúc sư trưởng của Trung tâm phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia, cho biết: “Khi một ca F0 vừa xuất hiện, ổ dịch khi đó chỉ mới vài ca cho đến vài chục ca, như các đốm lửa nhỏ. Mấu chốt của vấn đề sống chung với COVID-19 là chúng ta cần lập tức phát hiện ra các ca F0 chỉ điểm để truy vết, gom triệt để các F1, F2, không để các đốm lửa nhỏ bùng lên thành đám cháy lớn. Nền tảng truy vết F0 giúp chúng ta làm được điều đó. Và như vậy, giải pháp 5K Vaccine Công nghệ sẽ giúp Việt Nam có được cuộc sống bình thường mới”.
Shipper tại TP.HCM cân nhắc 'chạy đơn ngoài'
Nhiều shipper tại TP.HCM đang tính toán giữa việc chỉ chạy đơn của ứng dụng và chạy cả đơn từ các tiểu thương nội quận khi việc nhận đơn ngoài mang lại thu nhập tốt hơn.
"Thành phố không cho ứng dụng tăng giá, những ngày này mà chạy trong đơn trong ứng dụng thì cũng nhiều nhưng thời gian chờ hàng rất lâu, thu nhập lại thấp nên mình có chạy kèm một vài đơn ship ngoài", anh Đ. Hoàng - shipper của một ứng dụng chạy xe - chia sẻ.
"Đơn ngoài cũng rất nhiều nhưng mình phải hủy bớt vì chạy đơn này mà gặp chốt kiểm soát chặt, họ bắt kiểm tra đơn hàng trên ứng dụng rồi phạt thì hỏng", shipper này phân trần.
"Đơn ngoài" mà anh Hoàng nói đến là đơn giao hàng cho các tiểu thương chợ mạng, các cửa hàng nhỏ đang bán hàng qua kênh online. Với những đơn hàng này, shipper không phải mất phí hoa hồng cho các ứng dụng gọi xe và lượng cửa hàng đặt đơn cũng nhiều hơn, thuận lợi hơn trong hoàn cảnh phải hoạt động nội quận.
Nhiều shipper chỉ nhận ít đơn giao hàng ngoài ứng dụng vì lo ngại bị lực lượng chức năng xử phạt. Ảnh: Quỳnh Danh.
Thu nhập cao hơn từ đơn ngoài
Đơn ngoài có sức hấp dẫn lớn với shipper còn bởi thời điểm này nhu cầu giao hàng vẫn rất lớn, trong khi lượng shipper được phép ra đường lại không nhiều, dẫn tới việc các cửa hàng nhỏ hoặc người dùng cá nhân sẵn sàng trả mức phí ship cao gấp đôi để chuyển được hàng nội quận.
Với thu nhập hấp dẫn từ chạy đơn ngoài, nhiều shipper đã lợi dụng việc thuộc diện được ra đường hoạt động để giao hàng ngoài ứng dụng. Tuy nhiên, khi giao những đơn hàng này, shipper đang hoạt động ngoài phạm vi mà UBND TP.HCM và Sở Công Thương cho phép.
Do đó, tại những chốt kiểm soát của lực lượng chức năng ở TP.HCM, nếu không xuất trình được đơn hàng đang giao trên ứng dụng, shipper sẽ bị xử phạt. Bởi lý do này, nhiều shipper chia sẻ họ phải cân nhắc kỹ lưỡng khi nhận đơn ngoài, thậm chí bỏ đơn ngoài dù mang về thu nhập lớn.
"Mình chạy ở quận Tân Bình từng thấy lực lượng chức năng bắt phạt một ông shipper cùng cả người bán ngay khi ông shipper lấy hàng để đi giao. Ông shipper thì phân trần với công an còn chiếc xe máy cùng mấy con vịt định mang đi giao đã bị tạm giữ", anh Đ. Hiệp - shipper tại TP.HCM - cho hay.
Nếu chạy đơn ngoài, shipper có thể bị phạt. Ảnh minh họa: Phương Lâm .
Sau khi thấy đồng nghiệp bị phạt tiền, anh Hiệp cũng bỏ ý định nhận đơn ship ngoài vì rủi ro.
"Ngồi đợi đơn siêu thị thì mòn mỏi không thấy, trong khi đơn ngoài nổ liên tục lại không dám nhận, phải hủy mỏi tay. Kể cả đơn giao hàng trong ứng dụng mà không phải từ siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay nhà thuốc cũng bị chốt bắt phạt 2 triệu đồng nên giờ nhận đơn nào cũng phải cân nhắc", anh Hiệp nói.
Một shipper khác chia sẻ chạy một đơn ship ngoài vào ngày 3/9 đã bị lực lượng chức năng chặn lại tại chốt kiểm soát.
"Rất may họ chỉ kiểm tra rồi yêu cầu quay đầu, chứ giờ phạt mình 2 triệu đồng thì mình không biết lấy gì sinh hoạt. Những tháng gần đây chạy giao hàng khó khăn, thu nhập không còn nhiều, khi đó nghĩ sắp mất tiền phạt mà mình xanh mặt", shipper này kể lại.
Tiểu thương online gặp khó
Về phía tiểu thương, nhiều người bán hàng trên chợ mạng cho biết vẫn nhận được rất nhiều đơn hàng nội quận, đặc biệt là đơn hàng thiết yếu, tuy nhiên gặp khó trong việc tìm người giao hàng.
"Có khoảng 4 đơn đặt cá khô trong sáng ngày 4/9 nhưng mình chưa giao được đơn nào vì càng ngày gọi shipper càng khó. Tiểu thương như mình không đặt được shipper trên ứng dụng nên phải đặt qua các kênh khác, nhưng shipper dám chạy đơn ngoài khá ít", chị A. Tuyết - bán hàng online tại quận Tân Phú - cho biết.
Nhiều tiểu thương cho rằng nên để shipper nhận được đơn hàng ngoài siêu thị qua ứng dụng, từ đó giúp giảm tải cho các siêu thị, tạo thêm nguồn thu cho shipper và cho chính các tiểu thương trong giai đoạn giãn cách.
"Đằng nào họ cũng đã được xét nghiệm, ra đường hoạt động mỗi ngày. Tôi thấy hàng dài shipper ngồi chờ đơn ở siêu thị gần nhà trong khi đơn khách đặt của mình lại không tìm được người ship thì rất bất hợp lý, mong thành phố có phương án để shipper được chạy cả đơn khác ngoài đơn hàng siêu thị", một tiểu thương đề xuất.
Tiểu thương kinh doanh online tại TP.HCM mong muốn có phương án để shipper giao hàng ngoài siêu thị, tăng thêm lựa chọn mua sắm cho người dân cũng như giảm tải cho hệ thống các siêu thị. Ảnh: Phương Lâm.
Trong họp báo ngày 2/9, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết do hệ thống phân phối được tăng cường lực lượng nên năng lực cung ứng hàng hóa những ngày qua cao hơn. Đặc biệt, sự tham gia của shipper giúp ích rất nhiều cho thành phố.
"10.000 shipper vận chuyển cao hơn toàn bộ lực lượng đi chợ hộ. Chủ trương để cho shipper hoạt động trở lại trong kiểm soát có điều kiện, đảm bảo an toàn phòng chống dịch là đúng đắn, giảm tải cho lực lượng đi chợ hộ để tập trung vào công tác phòng chống dịch và công tác khác", ông Phương cho hay.
TP Hồ Chí Minh triển khai bán combo 10kg nông sản giá 100.000 đồng cho người dân Chương trình nông sản combo 10 kg/túi với giá 100.000 đồng đang được triển khai tại TP Hồ Chí Minh từ nay đến hết ngày 15/9. Đây là chương trình theo đề xuất của Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổ 970). Cán bộ Hội phụ nữ tại các quận, huyện và thành phố Thủ...