Thông luồng kỹ thuật cho tàu 20.000 tấn vào sông Hậu
Luồng tiếp nhận tàu tải trọng 20.000 tấn duy nhất ở miền Tây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Lễ thông luồng kỹ thuật luồng tàu trọng tải 20.000 tấn vào sông Hậu. Ảnh: A.X
Ngày 20/1, tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, Bộ Giao thông – Vận tải tổ chức lễ thông luồng kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng công trình luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu.
Dự án được thi công từ năm 2009, tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn nên bị hoãn. Đầu năm 2014, dự án được Quốc hội thông qua và tái khởi động lại với tổng mức đầu tư khoảng 9.781 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn một với kinh phí hơn 7.500 tỷ đồng, đã cơ bản hoàn thành, gồm các hạng mục: cải tạo tuyến luồng dài 46,5 km, rộng 85 m, độ sâu – 6,5 m; đảm bảo cho tàu 10.000 tấn đầy tải, tàu 20.000 tấn giảm tải ra vào sông Hậu. Trong đó, đoạn kênh Quan Chánh Bố được đào mới thông ra biển dài 8,2 km. Đồng thời xây dựng đê chắn sóng phía Nam dài 2,4 km, kè bảo vệ dọc 2 bên kênh, bến phà đưa rước khách có trọng tải 60 tấn…
Video đang HOT
Giai đoạn 2, với tổng kinh phí hơn 2.200 tỷ đồng, sẽ được thi công trong năm nay, gồm các hạng mục: xây dựng kè bảo vệ bờ kênh Quan Chánh Bố, đường dân sinh dài 5 km dọc bờ Nam kênh, bến sà lan 500 tấn…
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải Nguyễn Nhật, đây là luồng duy nhất ở miền Tây Nam Bộ có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 20.000 tấn; đáp ứng thông qua lượng hàng hóa tổng hợp 21 – 22 triệu tấn mỗi năm và hàng container 450.000 – 500.000 TEU mỗi năm.
“Công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển đời sống xã hội của người dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế biển trong khu vực”, Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói.
Luồng tàu lớn vào sông Hậu thông thoáng sẽ kéo giảm tối đa chi phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa từ miền Tây. Ảnh: Cửu Long
Mỗi năm có hơn 16 triệu tấn hàng hóa của miền Tây xuất khẩu bằng đường biển. Tuy nhiên, chỉ 30% trong số này đi thẳng từ các cảng bằng sà lan nhỏ. 70% còn lại phải trung chuyển lên các cảng ở TP HCM, Vũng Tàu. Cứ một tấn hàng xuất khẩu vận chuyển lên TP HCM phải đội chi phí thêm 7-10 USD. Nguyên nhân do luồng Định An bị bồi lắng khiến cho tàu trên 5.000 tấn không thể ra vào được hệ thống cảng trên sông Hậu.
Cửu Long
Theo VNE
Hơn 949 tỷ đồng xây cầu bắc qua sông Hậu
Chiều qua 12.12, tại P.Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc (An Giang), Bộ GTVT làm lễ khởi động xây dựng cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu nối TP. Châu Đốc với TX. Tân Châu, với tổng kinh phí trên 994 tỷ đồng.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, đại diện Bộ GTVT, UBND tỉnh An Giang nhấn nút khởi động dự án - Ảnh: Thanh Dũng
Theo Bộ GTVT, để hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ ở khu vực ĐBSCL, Bộ GTVT vận tải đã nghiên cứu và quyết định thực hiện đầu tư dự án xây dựng công trình cầu Châu Đốc theo hình thức hợp đồng BOT. Đây cũng là nguyện vọng của các cấp chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang, công trình cũng nhằm chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2016- 2020.
Hiện nay, do nguồn vốn Ngân sách và các nguồn vốn Nhà nước khác rất khó khăn nên phải đầu tư dự án nêu trên bằng nguồn vốn xã hội hóa theo hình thức hợp đồng BOT, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh An Giang và kết nối khu vực.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 949 tỷ đồng với tổng chiều dài toàn tuyến là 3,26Km; chiều dài cầu 667m; điểm đầu nối vào Quốc lộ 91 tại Km113 071, phường Vĩnh Mỹ, Châu Đốc và điểm cuối tại khu vực giao với đường tỉnh 953, TX. Tân Châu.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đến dự và phát biểu tại buổi lễ phát lệnh khởi động dự án - Ảnh: Thanh Dũng
Theo đó, bề rộng cầu 12m; cầu thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Châu Đốc thay thế phà Châu Giang hiện tại là cần thiết, tạo sự liên kết giao thông, từng bước hoàn chỉnh dự án tuyến N1 theo quy hoạch, thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực.
Cầu Châu Đốc sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cho thị xã biên giới Tân Châu và thành phố Châu Đốc, từng bước góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông phục vụ cho khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương đang được đầu tư phát triển.
Tin, Ảnh: Thanh Dũng
Theo Thanhnien
Lần đầu tiên xuất khẩu rơm sang Nhật Nguồn phụ phẩm rơm rất lớn ở miền Tây thường đốt bỏ sau khi thu hoạch lúa, sẽ được chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn chăn nuôi. Ngày 18/11 lãnh đạo Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ) có buổi làm việc với Hiệp hội xuất nhập khẩu thịt bò Nhật Bản (JBIX) về dự án hợp tác chế biến...