Thông gia “choảng” nhau tơi tả chỉ vì tiền cưới!
Ngày tôi nhập học đại học, bố mẹ cũng bán nhà ở quê cộng thêm vốn liếng tích cóp theo tôi lên thành phố sống.
Thấy thông gia ôm lấy hộp tiền cưới mẹ tôi cũng chạy lại. Hai bên giằng co nhau khiến chiếc hộp rách tan, phong bì mừng cưới rơi lả tả.
Mấy hôm nay đọc nhiều chuyện liên quan đến chi phí tiền cưới đắt rẻ nhiều ít, khiến tôi nhớ lại kỉ niệm nhớ đời trong ngày cưới của mình. Chỉ vì thùng tiền mừng cưới mà mẹ tôi và mẹ chồng lao vào khẩu chiến dữ dội, sau đó quyết từ mặt nhau.
Ngày tôi nhập học đại học, bố mẹ cũng bán nhà ở quê cộng thêm vốn liếng tích cóp theo tôi lên thành phố sống. Nhà chồng và nhà tôi ở cùng khu phố nên tôi có dịp quen và yêu anh. Vì là con một lại được bố mẹ chiều chuộng nên tâm lý tôi luôn nghĩ mình chẳng kém gì tiểu thư lá ngọc cành vàng. Thời gian yêu nhau tôi luôn bắt người yêu mình phải chạy theo và đáp ứng rất nhiều yêu cầu vô lý.
Thông gia “choảng” nhau vì tiền…
Mọi hành động khi ấy tôi đều nghĩ nó làm mình có giá hơn. Kể cả khi đã nhận lời cùng anh làm đám cưới, tôi vẫn không dừng lại. Giống một số bạn trẻ bây giờ, cũng vắt óc liệt kê ra đủ thứ chi phí sắm sanh vào một cái tờ giấy sau đó đưa cho chồng và đòi đáp ứng. Tờ giấy của bạn HN nào đó với chi phí có 50 triệu đã bị ném đá, nếu không may tờ giấy của tôi bị lộ ra (hơn 100 triệu cách đây 5 năm) thì chắc tôi đủ gạch xây nhà.
Cứ nghĩ cưới cả đời có một lần tội gì phải bo bo tiết kiệm. Bất kể thứ gì tôi liệt kê ra cũng thuộc loại đắt tiền. Phù phiếm như tân trang nhan sắc tôi cũng bắt chồng phải bỏ tiền ra.
Tôi huênh hoang lắm, vì được chồng tương lai đáp ứng mọi thứ không mảy may tính toán gì mà. Cầm tờ giấy tôi liệt kê ra, anh cứ thế làm theo răm rắp. Đến khi bàn bạc tổ chức tiệc cưới, tôi còn chủ động yêu cầu anh đề nghị với bố mẹ để hai nhà làm chung ở một nhà hàng. Chẳng có mưu đồ gì đâu, tôi chỉ nghĩ đơn giản bố mẹ có mình tôi là con. Bao công chăm sóc nay lại về nhà khác ở, nếu bắt ông bà phải bỏ tiền ra làm cỗ thì bất công quá.
Tôi sung sướng thấy mình có giá trị, việc gì yêu cầu cũng đạt được. Vậy nhưng chữ ngờ chẳng ai biết trước, tôi phải trả giá cho việc coi trọng đồng tiền và ảo tưởng bản thân ngay trong ngày cưới.
Video đang HOT
Khi khách khứa đã xong xuôi, tới lúc chuẩn bị về thì cả mẹ tôi và mẹ chồng đứng xung quanh hộp tiền mừng và… nhìn nhau. Mẹ chồng nói với mẹ tôi rằng “chị cứ về đi, tiền mừng để tôi kiểm rồi sẽ có lời với chị”. Mẹ tôi vốn thẳng tính, thấy thông gia vô lý quá nên cũng đốp chát ngay “tiền mừng có phải nguyên khách nhà chị đâu mà đòi giữ rịt như thế, để đó hai nhà cùng kiểm đếm rồi tính sau” nhưng mẹ chồng tôi không nghe.
Lý do bà đưa ra là tiền cỗ bàn do nhà trai trả thì tiền mừng cưới đương nhiên là của họ. Còn mẹ tôi lý luận “tiền cỗ tự nhà bà bỏ ra chứ chúng tôi đâu có yêu cầu”. Đỉnh điểm cuộc tranh cãi, hai bà lao vào giằng xé khiến cái hộp tiền mừng rách tan, phong bì rơi lả tả.
Sau phút tròn mắt, tôi định lao vào nói vài lời bênh vực mẹ. Chưa kịp làm thì mẹ chồng đã đập toẹt tờ giấy liệt kê các khoản tôi đòi hỏi chồng mình trước đó cho mẹ tôi xem. Giọng bà hùng hổ: “Đây, đến cái lông chân cũng đòi con trai tôi bỏ ra đống tiền để tẩy. Nào là tắm trắng, giảm cân… đi lấy chồng chứ đâu phải đi thi hoa hậu mà vẽ ra lắm thứ thế này? Cả trăm triệu của con trai tôi đắp vào nó, với số tiền ấy nó thừa sức cưới được mấy vợ. Mấy đồng tiền mừng cưới nhà bà có bù lại một nửa số đó không?”.
Thật ra những khoản tôi bắt chồng làm mẹ tôi không hề biết. Đến lúc đó cả mẹ con tôi đều chỉ biết im lặng nhìn nhau, còn mẹ chồng tôi vẫn cứ xa xả “khách nhà bà toàn khách nhà quê lên ăn chực…”.
Nhiều câu quá đáng nhưng tôi trách mẹ chồng một thì trách bản thân tôi mười, tự nhiên mang tiền ra để làm giá cho mình. Cuối cùng khiến cả mẹ tôi cũng muối mặt, hai vợ chồng sau đó cũng lục đục mất một thời gian.
Các bạn ạ! Suy cho cùng đám cưới cũng chỉ là hình thức. Cưới rồi sống với nhau ra sao mới là điều quan trọng, nên đừng mang tiền ra để làm thước đo mà tự hạ thấp mình các cô dâu tương lai nhé!
Theo Phunutoday
"Sứt đầu mẻ trán" vì thông gia "hổng" ưa nhau
Sau bao phen trả đũa nhau đến "sứt đầu mẻ trán", hai bà thông gia quyết định cùng ngồi lại, nói cho hết nhẽ, để cả hai cùng hiểu nhau hơn, rút ra những sai trái, đồng thời chỉ bảo con cái những điều không phải.
Thông gia khẩu chiến
Khi Tấn dẫn Phương về ra mắt, bà Thêm vui lắm. Bà đã giục Tấn lấy vợ từ lâu rồi nhưng Tấn cứ viện cớ công việc bận rộn để khất lần mãi. Bây giờ, Tấn đưa Phương về, còn bảo bà chuẩn bị đi xem ngày để tổ chức đám cưới, thật đúng là hỷ sự...
Phương về làm dâu nhà bà Thêm trong sự hoan hỷ chào đón của cả gia đình. Phương về làm dâu, với tính cách thông minh nhanh nhẹn, cô nghĩ mọi bỡ ngỡ của buổi ban đầu sẽ trôi qua nhanh chóng. Khi những êm đềm của buổi đầu qua đi, cô bắt đầu thấy xuất hiện những va chạm trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, chị dâu - em chồng...
Mẹ chồng Phương quả thực là một người kỹ tính và có phần mang nặng tư tưởng phong kiến. Từ trước đến nay, anh em Tấn luôn tuân theo sự chỉ dạy khắt khe của mẹ trong mọi việc. Dĩ nhiên, bà cũng muốn đưa Phương vào khuôn khổ, đúng với yêu cầu và mong muốn của bà. Một người vốn có tư tưởng hiện đại phóng khoáng như Phương tất nhiên là không hợp với quan điểm của mẹ chồng từ chuyện ăn mặc, đi đứng nói năng đến cách nói chuyện với chồng và các mối quan hệ xã giao bên ngoài...
Thêm vào đó, chồng và em chồng cô lại cùng tư tưởng với mẹ, Phương thấy mình quá lạc loài trong căn nhà mang nặng tư tưởng phong kiến mà không thể giãi bày cùng ai. Dĩ nhiên, mọi nỗi niềm cô chỉ biết nói cùng bố mẹ mình. Nhiều lần nghe những ấm ức của con gái, mẹ Phương rất bất bình. Lúc đầu, chỉ là sự nói bóng gió xa gần, nhưng thấy thông gia không thay đổi, mẹ Phương đã không ít lần buông lời bất bình đối với thông gia.
Mẹ Tấn cũng không vừa, bà nói: "Ở nhà bà thì nó là con bà, nhưng nay nó đã về nhà tôi, trở thành con dâu tôi, vậy bà hãy để tôi dạy nó", thậm chí, bà còn nói những lời nặng nề hơn: "Tôi chẳng hiểu bà dạy con gái kiểu gì mà nó về nhà chồng, một chút lễ nghi cũng không biết"... Một bên thì bênh con, một bên thì quyết không thay đổi, mối quan hệ giữa hai gia đình ngày càng căng thẳng, hai bà thông gia gần như chẳng nhìn mặt nhau.
Đúng trong lúc ấy, mẹ Tấn ngã ngửa khi biết tin Tân - con gái bà đã trót có thai với Phong - em trai Phương và xin mẹ hãy chấp nhận cho hai đứa làm đám cưới. Đối với một gia đình mang nặng tư tưởng như nhà bà Thêm, đây là việc không thể tha thứ. Hơn nữa, nghĩ đến cảnh lại phải làm thông gia với bà Thúy, bà không thể chịu đựng nổi. Nhưng vì con, bà còn biết làm gì hơn ngoài việc đồng ý. Bà Thúy - mẹ Phong cũng bực mình không kém, bà thà chết chứ không làm thông gia thêm lần nữa với bà Thêm. Nhưng con trai yêu quý của bà đã làm nên cơ sự này, bà còn biết làm cách nào. Sự tức giận trôi qua nhanh, thay vào đó là sự hả hê: "Được, mình sẽ có cơ hội xem bà thông gia dạy con gái như thế nào".
Mỗi lần hai bên gặp nhau để bàn chuyện cưới xin là một lần nảy sinh những cuộc khẩu chiến: "Bà dạy dỗ con gái chu đáo quá, thế nên gia đình tôi mới có diễm phúc có được cô Tân đây về làm dâu", rồi: "Thời buổi hiện đại, gia đình tôi đúng là có phước khi tậu trâu được luôn cả nghé", hoặc: "Tôi nghe danh bà dạy con rất tốt, giờ mới có cơ hội được chứng kiến, thật đúng là trăm nghe không bằng một thấy". Bà Thúy tiếp tục đe dọa: "Bà yên tâm đi, nếu trong quá trình dạy dỗ con cái, bà có thiếu sót điều gì thì đã có tôi giúp"... Bà Thêm cũng chẳng vừa: "Tuy là giống ngắn ngày nhưng lại chắc ăn, còn hơn có những đứa lấy chồng cả năm mà vẫn như quả cau điếc...". Cuộc khẩu chiến giữa hai bà dường như không thể dừng lại, hứa hẹn sẽ mang đến cho hai cô con dâu một cuộc sống đầy chông gai phía trước.
Quả thực đúng như vậy, bao ấm ức trong lòng khi con gái bị đối xử bất công, bà Thúy trút cả lên đầu Tân. Bà luôn soi xét Tân trong tất cả mọi việc, cô làm việc gì trái ý bà thì nghe ngay bài ca muôn thuở: "Tôi thấy mẹ cô nói là dạy con kỹ lắm, ai dè...", "Kho cá thì có gì khó, ai làm chẳng được, hôm nay cô thử làm món sa lát Nga tôi xem nào, món này đối với Phương chỉ là chuyện nhỏ"... Đau đớn vì bị mẹ chồng mắng đã đành, Tân càng đau hơn khi chính mẹ đẻ mình mới là người bị đưa ra mỉa mai nhiều hơn. Nghĩ lại, cô cũng thấy mẹ đẻ mình cũng có phần không đúng khi ngày trước đã quá hà khắc với con dâu, cô cũng sai khi đã không khuyên nhủ mẹ và không có một lời bênh vực chị dâu...
Thấy Tân bị đối xử bất công, bà Thêm cũng tức lắm nhưng "há miệng mắc quai", bà còn biết làm gì khi Tân đã là con dâu người ta. Để trả đũa bà thông gia, bà Thêm đành trút mọi nỗi bực dọc lên đầu Phương... Cứ như vậy, cuộc chiến giữa hai bà thông gia không biết đến khi ngào ngừng, cho đến khi quá mệt mỏi, hai bà mới nhận ra trong cuộc chiến đó, người gánh chịu hậu quả trực tiếp không phải ai khác chính là hai cô con dâu.
Sau bao phen trả đũa nhau đến "sứt đầu mẻ trán", hai bà thông gia quyết định cùng ngồi lại, nói cho hết nhẽ, để cả hai cùng hiểu nhau hơn, rút ra những sai trái, đồng thời chỉ bảo con cái những điều không phải. Cũng may, hai bà đã biết cố gắng gạt bỏ mọi tự ái cá nhân vì hạnh phúc của các con mình.
"Mía ngọt đánh cả cụm"
Cưới được Diễm về làm dâu, bà Mai vui lắm. Diễm thật xứng đáng với Sơn, con trai bà kể từ ngoại hình, cho đến học vấn, tính cách. Cách đối xử với họ hàng hai bên, trình độ nữ công gia chánh của Diễm cũng thật đáng nể... Thằng Sơn nhà bà thật có con mắt tinh tường. Không những thế, tình cảm giữa thông gia cũng thật tốt đẹp, hai bà thông gia cứ gặp nhau là nói chuyện không dứt ra được, hai ông thông gia thì có bao sở thích giống nhau: từ sở thích đánh cờ, bình luận thời sự... Chính vì vậy, bà Mai vui lắm, bà quý Diễm như con đẻ, thậm chí, bà còn quan tâm tới Diễm hơn cả Sơn. Đi đâu xa, bà cũng nhớ mua quà về cho Diễm đầu tiên, món nào cũng đúng sở thích của con dâu: từ nước hoa, mỹ phẩm đến quần áo thời trang... Đi chợ, bà cũng thường lựa chọn những món mà Diễm thích để nấu cho cô... Những hôm cô phải làm việc khuya trong phòng, bà còn đích thân nấu thêm chút đồ ăn nhẹ mang vào phòng cho con dâu.
"Mía ngọt đánh cả cụm", biết Diễm có chị gái, bà Mai cố gắng mai mối, giới thiệu cho Song, con trai cả của mình. Biết được ý đồ của bà Mai, bà Sáng cũng rất ủng hộ, thật chẳng mong gì hơn khi con gái được làm dâu trong một gia đình thương quý con dâu như nhà thông gia.
Sau khi trở thành thông gia kép, mối quan hệ giữa hai bên thông gia ngày càng gắn bó. Hiếm khi nào mà cuối tuần cả hai gia đình lại không cùng nhau ăn uống, đi chơi. Mọi công việc của nhà bà Mai, bà Sáng đều nắm rõ như chính công việc của gia đình mình. Nhưng đôi khi, sự thân thiết quá mức đã nảy sinh rất nhiều vấn đề nan giải.
Công bằng mà nói, tuy là hai chị em ruột nhưng Giang và Diễm có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau: nếu như Diễm hội tụ đầy đủ những đức tính của một người phụ nữ của gia đình thì Giang lại được mệnh danh là "con mọt sách". Vốn dĩ, phần lớn thời gian của Giang dành cho học hành nên cô chẳng mấy khi động đến công việc nhà, việc xã giao bên ngoài lại càng không. Càng ít giao tiếp, Giang lại càng khó tính và có phần hơi ích kỷ với mọi người xung quanh. Bởi vậy, bà Mai dù không muốn vẫn có phần nghiêng tình cảm về phía Diễm hơn.
Một hai lần bị đối xử thiên vị không sao, nhưng càng ngày thấy bố mẹ chồng quý em hơn, Giang trở nên bức xúc. Đi đâu, mẹ bao giờ cũng mua cho Diễm món quà đẹp hơn, còn quà của Giang chỉ mang tính tượng trưng, có việc gì quan trọng mẹ chồng cũng tin tưởng giao phó cho Diễm... Lúc đầu, Giang còn im lặng, nhưng sau đó, hễ thấy mẹ chồng làm có hành động gì hơi thiên vị em, Giang lại về mách ngay với mẹ...
Biết tính con gái, bà Sáng đã phải lưu ý với thông gia: "Tôi biết cái Giang về tính nết nhiều khi không được bằng cái Diễm, nhưng nó là đứa nhạy cảm, rất mong bà hãy đối xử bình đẳng với cả hai, để tránh gây sự tủi thân cho nó". Nếu chỉ dừng lại ở việc góp ý, chuyện đã không có gì to tát, nhưng bà Sáng liên tục can thiệp vào cách cư xử của bà Mai với con dâu. "Tôi thấy ngày giỗ ông nội vào tuần tới, bà nên giao cho cháu Giang đảm nhiệm", hay: "Phòng vợ chồng Diễm mới thay điều hòa, bà cũng nên thay cho phòng Giang không cháu tủi thân", hoặc: "Tôi thấy vợ chồng Diễm có xe hơi mà vợ chồng Giang vẫn đi cái xe cà tàng, thật không ổn chút nào"...
Bà Mai hết sức mệt mỏi và bất bình khi nghe những lời góp ý mà như ra lệnh của thông gia. Bà Sáng đâu có biết giỗ chạp là việc hệ trọng, trong khi Giang chưa bao giờ chú tâm đến việc đó, bà không thể giao cho Giang được. Vợ chồng Diễm thu nhập cũng cao hơn, những đồ đạc trong nhà, xe hơi phần lớn là tiền của hai vợ chồng, hai ông bà chỉ gọi là góp chút tiền để động viên... Nhiều lần, bà định cho vợ chồng Diễm ở riêng, bà Sáng mới nghe phong phanh đã phải đối ngay: "Nếu bà đã cho vợ chồng Diễm ở riêng, vợ chồng Giang cũng phải được ở riêng". Bà Mai muốn cho vợ chồng Giang ở riêng thì bà Sáng lại nói: "Chắc bà ghét cái Giang nhà tôi nên bà muốn tống khứ nó đi cho khuất mắt phải không?"....
Chẳng biết làm cách nào để thông gia hiểu ra vấn đề một sớm một chiều, bà Mai đành tìm kế hoãn binh rồi chờ có dịp thuận tiện sẽ gặp riêng hai cô con dâu để nói cho chúng hiểu. Mối quan hệ "thông gia kép" thật chẳng đơn giản như bà nghĩ.
Theo ANTĐ
Thuê thám tử theo dõi vì nửa năm rồi chồng không chịu gần vợ? Lấy nhau đã được 6 năm, con gái con trai có đủ cả, kinh tế gia đình cũng khá hơn trước nhiều nhưng sao tôi không còn hạnh phúc bên chồng nữa. ảnh minh họa 6 năm bên nhau vợ chồng tôi đã trải qua rất nhiều biến cố lớn. Ban đầu là quan hệ mẹ chồng nàng dâu không tốt, hai bên...