Thông đồng với sếp ăn cắp gần 160 con lợn
Cao Ngọc Nam khi bị phó giám đốc phát hiện vụ trộm lợn của công ty liền lập tức rủ ông này cùng tham gia.
Theo bản án được TAND tỉnh Quảng Ninh tuyên ngày 23/9, cuối tháng 3/2019, Nam được Công ty Cổ phần khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường Quảng Ninh phân công quản lý tổng đàn lợn tại trại giống hạt nhân.
Cuối tháng 5/2020, Nam bàn kế hoạch ăn trộm lợn với hai công nhân dọn vệ sinh là Đặng Văn Vững (27 tuổi) và Lường Văn Vượng (25 tuổi). Hai người này có nhiệm vụ trực tiếp bắt lợn. Nam đứng ngoài cảnh giới.
Để hợp thức hoá, Nam báo cáo khống số lượng lợn bị loại và chết gửi về công ty với mục đích bù vào số bắt trộm.
Lợn được bán cho Đỗ Xuân Kỳ tại lạch nước phía sau của trại giống. Kỳ cùng Hoàng Duy Quang (26 tuổi), Trương Văn Dũng (26 tuổi), Phạm Hữu Dương (36 tuổi) vận chuyển về nhà Kỳ để nuôi nhốt và bán nguyên con hoặc giết mổ bán lẻ. Số lợn giống, Kỳ bán cho anh Trịnh Văn Phúc, quê Hà Nội.
Video đang HOT
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 23/9. Ảnh: Nguyễn Đình Tiến
Đến cuối tháng 6/2020, sự việc bị ông Đinh Văn Ảnh, 61 tuổi, Phó giám đốc phụ trách trại giống phát hiện. Sau khi Nam đề nghị cùng ăn chia tiền bán lợn, ông Ảnh đã đồng ý và tạo điều kiện cho Nam tiếp tục bắt lợn.
Từ 30/5/2020 đến ngày 15/8/2020, theo cáo buộc, Nam cùng các đồng phạm đã thực hiện 31 lần, chiếm đoạt 158 con lợn (45 con giống thương phẩm và 113 con thịt thương phẩm), tổng giá trị trên một tỷ đồng.
Trong tổng số tiền bán lợn thu 685 triệu đồng, Nam được hưởng 280 triệu đồng, Kỳ 200 triệu đồng, Dũng 35 triệu đồng, ông Ảnh hưởng 70 triệu đồng…
TAND tỉnh Quảng Ninh phạt 8 bị cáo về tội Tham ô tài sản , mức án mức án 3-15 năm tù, trong đó Nam án cao nhất, ông Ảnh thấp nhất.
Thủ đoạn khai thác lậu hàng triệu tấn than của anh em 'đại gia' lan đột biến
Các đối tượng đã lợi dụng giấy phép khai thác khoáng sản, lập hồ sơ khống và báo cáo số lượng khai thác thấp hơn cả trăm lần so với số lượng khai thác thực tế.
Ngày 27/8, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang điều tra vụ án "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" xảy ra tại Công ty CP Yên Phước, Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương và các đơn vị có liên quan theo.
Theo kết quả điều tra, Châu Thị Mỹ Linh, Tổng Giám đốc Công ty CP Yên Phước đã câu kết, bàn bạc với Bùi Hữu Thanh, Bùi Hữu Giang là người điều hành Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương tổ chức thực hiện khai thác, mua bán hàng triệu tấn than trái phép tại Mỏ than Minh Tiến (xã Minh Tiến và xã Na Mao, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) thu lợi bất hợp pháp hàng trăm tỷ đồng.
Ngày 25/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam Châu Thị Mỹ Linh, Bùi Hữu Thanh, Bùi Hữu Giang và 9 đối tượng khác về tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" theo Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Thông tin về vụ án trên VTV, để tiêu thụ số lượng than trái phép, các đối tượng đã vận chuyển than từ mỏ Minh Tiến đến 3 bãi tập kết ở TP Thái Nguyên, sau đó tiếp tục theo đường thuỷ về thị xã Kinh Môn, Hải Dương.
Hàng triệu tấn than khai thác trái phép tại mỏ than Minh Tiến. (Ảnh: Cắt từ clip VTV)
Nhằm che giấu hành vi của mình, các đối tượng đã lợi dụng giấy phép khai thác khoáng sản lập hồ sơ khống và báo cáo số lượng khai thác với cơ quan chức năng thấp hơn cả trăm lần so với số lượng khai thác thực tế.
Trong khoảng 2 năm rưỡi, gần 2,5 triệu tấn than được khai thác ở mỏ than Minh Tiến. Tuy nhiên, theo báo cáo của chủ mỏ là Công ty CP Yên Phước và đơn vị khai thác là công ty Đông Bắc Hải Dương thì chỉ có 8.500 tấn (theo giấy phép). Như vậy, số lượng than khai thác vượt mức cho phép gần 120 lần.
Nhằm hợp thức hoá việc khai thác theo đúng sản lượng được cấp phép hàng năm, các đối tượng đã ký khống 2 hợp đồng khai thác than bằng phương pháp lộ thiên. Hiện tại mỏ vẫn còn tồn khoảng 1,5 triệu tấn than chưa kịp tiêu thụ.
Được biết, năm ngoái chủ mỏ này đã bị tỉnh Thái Nguyên xử phạt hơn 500 triệu đồng vi khai thác quá ranh giới và quá chiều cao tầng cho phép.
Tuy nhiên kết quả điều tra ban đầu cho thấy số tiền thu lợi bất chính từ các hành vi liên quan đến khai thác trái phép là trên 100 tỷ đồng, lợi nhuận thu được quá lớn so với tiền nộp phạt, cùng với việc tiêu thụ khá dễ dàng là những lý do chính dẫn đến tình trạng khai thác than trái phép kéo dài nhiều năm qua.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra các kho, bãi chứa than không rõ nguồn gốc của các doanh nghiệp kinh doanh than trên địa bàn thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương để xử lý theo quy định.
Anh xe ôm bắt trộm được giám đốc công an tỉnh tặng giấy khen Chiều 25/6, Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang dẫn đầu đoàn công tác công an tỉnh đến trao thưởng đột xuất cho anh xe ôm Nguyễn Văn Sang vì có công bắt trộm. Anh Nguyễn Văn Sang, sinh năm 1971, trú tại phường Mỹ Hòa, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Trước đó, sáng 12/6, trong...