Thống đốc Tokyo: Thỏa hiệp với TQ trong vấn đề Senkaku là tự sát
Ông Shintaro Ishihara cho biết thêm, Trung Quốc đang liên tục theo đuổi chủ nghĩa bá quyền và nhận vơ hải đảo, vùng biển của nước khác là của mình. Trong bối cảnh đó nếu Nhật Bản mà thỏa hiệp, nhượng bộ lãnh thổ cho Bắc Kinh sẽ chẳng khác nào một hành vi tự sát.
Tờ Hoàn Cầu thời báo hôm nay 3/7 trích nguồn tin báo Sankei – Nhật Bản cho hay, Thống đốc Tokyo, ông Shintaro Ishihara người chủ trương mua lại quyền sở hữu đảo Senkaku vừa tuyên bố, nếu như chính phủ Nhật Bản thỏa hiệp với Trung Quốc đối với vấn đề Senkaku sẽ chẳng khác nào một hành vi tự sát.
Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara: Thỏa hiệp với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền đảo Senkaku là tự sát
Bài báo của ông Shintaro Ishihara đăng trên tờ Sankei ngày hôm qua 2/7 được Hoàn Cầu thời báo trích dẫn cho hay, Thống đốc Tokyo nhận định rằng chỉ có nâng cao sức mạnh quân sự mới thực sự có thể “bảo vệ quốc gia và thúc đẩy bánh xe lịch sử tiến về phía trước”.
Trong bài báo này, Shintaro Ishihara không gọi tên Trung Quốc mà sử dụng tên tiếng Anh – China để viết về đối phương. Theo đó việc Bắc Kinh coi Senkaku là “lợi ích cốt lõi” hiển nhiên là một mối uy hiếp đối với Nhật Bản, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang sở hữu vũ khí hạt nhân.
Mặt khác, theo vị quan chức này hiện nay Tokyo còn bị lệ thuộc quá nhiều vào sức mạnh quân sự của Washington trong khi Mỹ vì sa lầy vào các cuộc chiến ở Trung Đông, Trung Á khiến sức mạnh quân sự bị cắt giảm, nên việc chỉ dựa vào Mỹ để bảo vệ mình là một sự nguy hiểm.
Chỉ trong tháng 6 vừa qua phía Nhật Bản đã có 3 phái đoàn nghị sĩ, quan chức và người dân ra đảo Senkaku thị sát và khẳng định chủ quyền bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh
Ông Shintaro Ishihara cho biết thêm, Trung Quốc đang liên tục theo đuổi chủ nghĩa bá quyền và nhận vơ hải đảo, vùng biển của nước khác là của mình. Trong bối cảnh đó nếu Nhật Bản mà thỏa hiệp, nhượng bộ lãnh thổ cho Bắc Kinh sẽ chẳng khác nào một hành vi tự sát.
Thống đốc Tokyo cũng muốn gửi một thông điệp tới người Mỹ, nếu họ khoanh tay ngồi nhìn Trung Quốc muốn làm gì thì làm đối với đảo Điếu Ngư và biển Hoa Đông, thì đối thủ chính cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ này sẽ “chọc thủng vòng vây” mà tiến thẳng ra Thái Bình Dương – địa bàn hoạt động chiến lược gần như bá chủ của hải quân Mỹ.
Trong một động thái có liên quan, ngày hôm qua và hôm nay tại Tokyo diễn ra Diễn đàn Tokyo – Bắc Kinh lần thứ 8 quy tụ nhiều quan chức ngoại giao, quân sự và học giả Nhật Bản, Trung Quốc trao đổi xung quanh vấn đề tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư và vùng biển phụ cận.
Video đang HOT
Phái đoàn Trung Quốc có cựu Phó thủ tướng Tăng Bồi Viêm và thiếu tướng hải quân Dương Nghị tham dự và phát biểu tham luận. Cả hai phía đều khẳng định chiến tranh không phải giải quyết vấn đề mà cần thông qua đối thoại. Mặt khác, phía Trung Quốc cũng xác định “không vội” trong giải quyết vấn đề này.
Theo GDVN
Senkaku: Hạ viện điều trần, Nội các im lặng, Thống đốc Tokyo chỉ trích
Thống đốc Tokyo cho hay, phía Trung Quốc đã coi đảo Senkaku/Điếu Ngư là "lợi ích cốt lõi", đồng thời thể hiện rõ quan điểm "cần đập tan sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản" đối với nhóm đảo này.
Hôm qua 11/6 Ủy ban Giám sát ngân sách - hành chính thuộc Hạ viện Nhật Bản tổ chức buổi điều trần xung quanh vấn đề đảo Senkaku đang có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara trong phiên điều trần ngày hôm qua (ảnh: Hoàn Cầu thời báo)
Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara và Thị trưởng thành phố Ishigaki thuộc quận Okinawa, ông Yoshitaka Nakayama cùng tham gia buổi điều trần.Đề cập tới việc mua lại quyền sở hữu nhóm đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư, ông Shintaro Ishihara nhấn mạnh: "Trên thực tế việc này nên do Chính phủ trung ương làm, để Tokyo đứng ra không hợp lý, nhưng Tokyo không thể không làm".
Thống đốc Tokyo cho hay, phía Trung Quốc đã coi đảo Senkaku/Điếu Ngư là lợi ích cốt lõi, đồng thời thể hiện rõ quan điểm "cần đập tan sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản" đối với nhóm đảo này.
Ông Shintaro Ishihara chỉ trích cách giải quyết vấn đề của chính phủ Nhật Bản đối với nhóm đảo Senkaku: bằng lời lẽ khá gay gắt: "Trong bối cảnh nước khác (Trung Quốc) đã tuyên bố sẽ đập cửa xông vào mà (Nhật Bản) vẫn đóng cửa im ỉm như vậy quả thực là ngu xuẩn".
Thị trưởng Ishigaki, ông Yoshitaka Nakayama ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của Thống đốc Tokyo, thậm chí còn chủ động đề xuất những giải pháp mang tính cứng rắn hơn đối với Senkaku
Thị trưởng thành phố Ishigaki, ông Yoshitaka Nakayama đề xuất Chính phủ Nhật Bản nên sớm xây dựng cầu cảng và các kết cấu hạ tầng trên nhóm đảo Senkaku:"Bất luận Nhật Bản có tuyên bố thế nào về chủ quyền đối với Senkaku mà không có hoạt động kinh tế thực tế trên nhóm đảo này thì không thể cho thế giới biết, Senkaku là một phần lãnh thổ của Nhật Bản. Cần thiết phải xây dựng hải đăng, cầu cảng trên nhóm đảo Senkaku để kiểm soát nó trên thực tế".
Phóng viên thường trú của Tân Hoa Xã tại Tokyo hôm qua 11/6 đưa tin về buổi điều trần này đã lái ý ông Shintaro Ishihara từ phát biểu "Trong bối cảnh nước khác (Trung Quốc) đã tuyên bố sẽ đập cửa xông vào mà (Nhật Bản) vẫn đóng cửa im ỉm như vậy quả thực là ngu xuẩn" thành một nội dung hoàn toàn khác.
Cách giật tít, đưa tin của báo chí Trung Quốc rất dễ gây hiểu lầm, thậm chí kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan làm cho vấn đề đã căng thẳng càng thêm căng thẳng
Theo bản tin của Tân Hoa Xã, Thống đốc Tokyo đã tuyên bố, "Trung Quốc khăng khăng khẳng định chủ quyền đối với đảo Senkaku/Điếu Ngư là một hành vi của chủ nghĩa bá quyền, (Trung Quốc) là loại xông vào nhà người khác ăn cướp".
Khi đưa lại bài báo này của Tân Hoa Xã, tờ QQ NEWS giật tít, in đậm cụm từ " hành vi của chủ nghĩa bá quyền, (Trung Quốc) là loại xông vào nhà người khác ăn cướp" dễ gây hiểu lầm và càng làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ song phương, kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan, nhất là với những độc giả không chú ý hoặc không có điều kiện kiểm chứng nguồn tin.
Hiện tại Nội các Nhật Bản chưa đưa ra bất cứ bình luận nào xung quanh buổi điều trần này cũng như hoạt động thị sát, câu cá tại đảo Điếu Ngư của 6 nghị sĩ với phái đoàn trên 120 người Nhật Bản ra đảo Senkaku ngày 10/6.
Đài Phượng Hoàng đưa tin về đối thoại cấp Thứ trưởng Ngoại giao Nhật - Trung trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư
Vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đang là hòn đá tảng chủ yếu ngăn chặn quan hệ hợp tác Nhật - Trung phát triển. Nội các Nhật Bản đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Trong nước, những chỉ trích từ Thống đốc Tokyo cùng một loạt động thái dễ kích hoạt căng thẳng leo thang của giới chức các địa phương và các tổ chức xã hội Nhật Bản đang nhằm vào Nội các. Tuy nhiên, nếu Chính phủ Nhật Bản đứng về phía Shintaro Ishihara sẽ vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Trương Chí Quân (phải) có chuyến công du Nhật Bản và hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản ngày hôm qua 11/6
Chính điều đó khiến cho Nội các Nhật Bản luôn giữ thái độ im lặng trước những diễn biến xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, dường như Nhật Bản đã cảm nhận ngày càng rõ rệt về một mối lo ngại Trung Quốc sẽ lặp lại "kịch bản Scarborough" đối với Senkaku.Trong khi đó, Trung Quốc đang đầu tư và phát triển mạnh mẽ các lực lượng "chấp pháp trên biển", tần xuất tuần tra các vùng biển tranh chấp của lực lượng Hải giám, Ngư chính ngày càng gia tăng khiến Nhật Bản và các bên liên quan hết sức lo ngại.
Cùng với bãi cạn Scarborough trên biển Đông, nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông đã và đang trở thành điểm nóng, đòn cân não đối với các bên liên quan và Trung Quốc. Chỉ cần mất bình tĩnh, hoàn toàn có thể dẫn đến nguy cơ một cuộc xung đột trên biển.
Trong bối cảnh căng thẳng không ai chịu ai như hiện nay, việc tính đến giải pháp đưa ra trọng tài quốc tế phân xử theo luật pháp quốc tế lại một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của nó.
Chỉ có điều, làm được việc này hay không phụ thuộc chủ yếu vào lập trường, thái độ của Bắc Kinh vì họ luôn khăng khăng đòi đàm phán tay đôi, họ sợ và tìm mọi cách ngăn cản đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế.
Theo GDVN
Liều thuốc tăng lực Đương kim Tổng thống Barack Obama như nhận được liều thuốc tăng lực quý giá cho chiến dịch tái tranh cử khi nhận được sự hậu thuẫn hết mình của cựu Tổng thống Bill Clinton dù ông này vừa trải qua ca phẫu thuật tim. Cựu Tổng thống Bill Clinton đang tích cực giúp đỡ đương kim Tổng thống Barack Obama Cựu Tổng...