Thống đốc NHNN sẽ trả lời chất vấn về nợ xấu, thị trường vàng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là một trong sáu thành viên Chính phủ nằm trong danh sách dự kiến chất vấn của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 này.
Sáng 6.11, đoàn thư ký kỳ họp đã gửi tới các đại biểu quốc hội danh sách các thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội.
Thành viên đầu tiên được nêu tên trong danh sách dự kiến là Thống đốc Nguyễn Văn Bình với nội dung đề nghị trả lời chất vấn về xử lý nợ xấu, quản lý thị trường vàng, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cũng nằm trong danh sách dự kiến phải đăng đàn trước Quốc hội để giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về giá với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thuốc chữa bệnh viện phí, việc điều chỉnh lương.
Video đang HOT
Giải pháp giải quyết tồn kho bất động sản, chất lượng các công trình thủy điện, trong đó có thủy điện Sông Tranh 2 sẽ là những vấn đề mà Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng phải trả lời chất vấn, nếu được đại biểu quốc hội chọn đăng đàn.
Danh sách ba thành viên Chính phủ còn lại dự kiến trả lời chất vấn là Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội.
Trong văn bản dự kiến thành viên Chính phủ trả lời chất vấn, Đoàn thư ký kỳ họp cho hay đến 11 giờ 30 phút ngày 5.11 đã nhận được 115 phiếu chất vấn của 52 đại biểu ở 33 đoàn gửi đến Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và 20 bộ trưởng.
Theo TNO
Nợ xấu xử lý càng chậm, doanh nghiệp chết càng nhiều
Theo nhiều chuyên gia, Chính phủ vẫn chần chừ vì sợ bị mang tiếng "lợi ích nhóm" khi đẩy ra hàng tỷ USD cứu nợ xấu mà không ra tay xử lý thì số doanh nghiệp chết sẽ còn nhiều hơn nữa.
Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia - nợ xấu là nguyên nhân gây đóng băng tín dụng - một thảm họa của nền kinh tế. Nếu không gỡ được quả băng này thì nguồn vốn ngân hàng khó đến tay doanh nghiệp được. Theo tính toán của ông Nghĩa, tín dụng ngân hàng ảnh hưởng đến 82% đầu tư của khu vực tư nhân Việt Nam. Nó cũng chiếm 32% đầu tư công của ngân sách Chính phủ. Tín dụng ảnh hưởng 28% đầu tư FDI.
Nói về việc xử lý nợ xấu, theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, ngay lập tức Chính phủ phải ra tay giải quyết. "Nếu Chính phủ cứ ngồi tranh luận và lo sợ người ta sẽ nói về lợi ích nhóm nọ kia nếu lần này đẩy ra hàng tỷ USD giải quyết nợ xấu thì số lượng doanh nghiệp chết ngày càng nhiều. Tất cả những gì có thể chống đỡ, các doanh nghiệp đã mang ra dùng hết rồi. Giờ chỉ còn chờ nước chết thôi", ông Nghĩa lo ngại.
Nhất thiết Chính phủ phải đứng ra xử lý nợ xấu bởi để các ngân hàng thương mại tự lực sẽ khó khăn và mất nhiều năm. Ảnh: Hoàng Hà.
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế - thẳng thắn cho rằng nếu các bên còn mổ xẻ vấn đề nợ xấu theo cách đổ lỗi cho nhau thì sẽ khó xử lý nổi. Theo ông, nói đến nợ xấu, địa phương đẩy quả bóng trách nhiệm cho Trung ương, doanh nghiệp thì đổ lỗi cho ngân hàng. Bộ Xây dựng thì kể tội việc siết tín dụng phi sản xuất trong lĩnh vực bất động sản của các ngân hàng khiến thị trường đóng băng. Trong khi đó, các ngân hàng lại cho rằng nguyên nhân là doanh nghiệp quản trị kém, quá lệ thuộc vào tín dụng hay Bộ Xây dựng cho xây ồ ạt... Do đó, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh kết luận: "Hiện nay vẫn chưa ai nhận lỗi về mình khi tiếp cận vấn đề nợ xấu".
Vị nguyên phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia này cũng ví von việc tín dụng đang giống như tình trạng bầu sữa mẹ bị tắc. "Mẹ đau mà con thì không có sữa để ăn. Không thể cứ ngồi trông cậy lúc nào đó con tự bú được hoặc tuyến sữa tự hết tắc. Nhất thiết phải có sự can thiệp của bàn tay thứ 3, ở đây là Chính phủ. Chính phủ châu Âu trong 3 năm vừa rồi phải bỏ ra 3.400 tỷ euro để bơm vào các ngân hàng giải quyết nợ xấu và đóng băng tín dụng".
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia ngân hàng, số liệu tỷ lệ nợ xấu 10% được đưa ra đã cách đây khoảng 5 tháng, từ đó đến nay, doanh nghiệp khó có cơ hội phục hồi nên tỷ lệ nợ xấu hiện phải lên tới 15%. "Nếu lấy tổng dư nợ 2,5 triệu tỷ đồng nhân với 15% thì nợ xấu hiện đâu đó khoảng 375.000 tỷ đồng. Theo kinh nghiệm quốc tế, 50% số này là nợ mất vốn", ông Hiếu nói.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Vũ Đình Ánh, nếu dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu thì sẽ là một việc rất khó khăn bởi "chưa bao giờ ngân sách Việt Nam khó khăn đến vậy". Ông Ánh đưa ra những con số về kết quả thu chi ngân sách tính đến ngày 15/10. Tổng thu ngân sách đạt 523.000 tỷ. Tổng chi là 678.000 tỷ. Như vậy, thu ngân sách mới đạt 70%, chi ngân sách đạt 75% theo dự toán trong khi chỉ còn 2 tháng.
Nguyên nhân của việc ngân sách eo hẹp theo ông Ánh chính là từ các khoản thu nội địa như thuế phí bị giảm mạnh. "Doanh nghiệp quá khó khăn nên kể cả thuế VAT lẫn thuế thu nhập doanh nghiệp đều không thu nổi. Ngay đến khoản thu xuất nhập khẩu cũng không thu được khi hải quan mới thu đạt 60% dự toán cả năm. Duy nhất một hạng mục đạt 100% dù mới đến 15/10 là thu từ dầu thô còn lại đều không đạt kế hoạch", ông Ánh dẫn chứng.
Theo VNE
6 bộ trưởng được lấy ý kiến trả lời chất vấn Trong số 6 thành viên Chính phủ là Thống đốc Ngân hàng, Bộ trưởng Tài chính, Xây dựng, Y tế, Giáo dục, Lao động, các đại biểu Quốc hội sẽ chọn 4 vị đăng đàn trả lời chất vấn, bắt đầu sáng 12/11. Sáng nay, danh sách các thành viên Chính phủ dự kiến trả lời chất vấn trước Quốc hội vào tuần...