Thống đốc nhận lỗi về công tác thông tin trong quản lý vàng
Trình bày trước Quốc hội sáng nay 31.10, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã “nhận trách nhiệm về việc không làm tốt công tác thông tin, truyền thông để phổ biến kịp thời về chủ trương, chính sách của Nhà nước trong quản lý thị trường vàng”.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình.
Mở đầu phần trình bày trước Quốc hội tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội sáng nay 31.10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình bày tỏ: “Về nội dung quản lý thị trường vàng, tôi thay mặt NHNN nhận trách nhiệm về việc không làm tốt công tác thông tin, truyền thông để phổ biến kịp thời về chủ trương, chính sách của Nhà nước trong quản lý thị trường vàng. Do vậy, còn có nhiều thông tin chưa đầy đủ và chính xác gây nên những cái hiểu không đúng và bất ổn trên thị trường”.
15 – 20 tỷ USD bị chôn chặt vào vàng
Theo đánh giá của thống đốc Nguyễn Văn Bình, thời gian qua, do bất ổn kinh tế thế giới và trong nước, giá vàng thế giới tăng cao và giá vàng trong nước có nhiều biến động hết sức thất thường. Do vậy, tình trạng đô la hóa, vàng hóa của nền kinh tế đã được đẩy lên rất cao. Đánh giá không chính thức sơ bộ ban đầu thì nền kinh tế của nước ta có khoảng 300 tấn – 400 tấn vàng, tương đương khoảng 15 tỷ – 20 tỷ USD đã không được đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà bị chôn chặt vào vàng. Hơn nữa, mỗi khi giá vàng biến động đã làm ảnh hưởng đến tỷ giá thông qua hoạt động nhập lậu vàng, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và gián tiếp làm cho lạm phát tăng cao những năm qua và tạo ra bất ổn kinh tế vĩ mô.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương 3 về việc kiên quyết chống đô la hóa và chồng vàng hóa. Đề án chống vàng hóa của NHNN có hai mục tiêu chính là làm sao biến động của giá vàng không ảnh hưởng đến tỷ giá và làm sao ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, từ đó huy động ngược trở lại nguồn vốn này cho việc phát triển kinh tế xã hội.
Thống đốc NHNN cho hay, đề án chống vàng hóa gồm 3 bước, gồm: xây dựng khuôn khổ pháp lý chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vàng trong tổ chức tín dụng (TCTD) chuyển quan hệ huy động- cho vay sang quan hệ mua bán vàng.
Video đang HOT
Đến nay, NHNN đã triển khai cơ bản được bước 1 và bước 2. Nghị định 24 có hiệu lực từ 25.5.2012 đến nay đã thu được một số kết quả. Từ tháng 5 trở lại đây, giá vàng trong nước và thế giới chênh nhau khá lớn, từ 1 triệu lên tới 3 triệu đồng/lượng nhưng trên thị trường có 2 hiện tượng khác hẳn với trước đây, một là không còn việc người dân đổ xô đi mua vàng, hai là mặc dù giá vàng biến động như vậy nhưng tỷ giá vẫn ổn định, thậm chí, khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới 3 triệu thì tỷ giá vẫn tiếp tục hạ và NHNN vẫn thu mua được ngoại tệ.
Như vậy, “có thể thấy rằng mục tiêu quan trọng thứ nhất của việc chống vàng hóa đã đạt được kết quả nhất định. Và việc người dân không đổ đi mua vàng nữa chứng tỏ việc vàng hóa được chặn đứng”, Thống đốc nhấn mạnh.
Theo số liệu mà Thống đốc Bình đưa ra: Từ tháng 5.2012 đến nay, hệ thống ngân hàng đã mua được 60 tấn vàng từ nền kinh tế, chuyển đổi thành tiền phục vụ phát triển kinh tế. Điều này có nghĩa, theo Thống đốc, mục tiêu thứ hai là chặn đứng và huy động lại số vàng này để phục vụ phát triển kinh tế đã được thực hiện.
Chỉ có Nhà nước độc quyền về vàng miếng
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết thêm, tính chung từ đầu năm đến nay, chúng ta mua được cỡ 10 tỷ USD và 60 tấn vàng (khoảng 3 tỷ USD). Đó là nguồn lực đã chuyển đổi từ ngoại tệ và vàng sang VND để phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Nhờ vậy, chúng ta có được thanh khoản của nền kinh tế, cải thiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng, giảm lãi suất và có những bước tăng trưởng dù thấp hơn mong muốn của chúng ta nhưng ít nhất cũng đảm bảo cho nền kinh tế ổn định trong thời gian qua.
Bên cạnh kết quả đó, “chúng tôi cũng nhận khuyết điểm trước Quốc hội là vẫn còn một số tồn tại trong quản lý thị trường vàng”, Thống đốc Bình nói.
Về khái niệm về độc quyền vàng miếng SJC, Thống đốc cho hay: Kể từ 25.5, tất cả các đơn vị dập vàng miếng, kể cả Công ty SJC đều phải chấm dứt dập vàng miếng. Và cũng kể từ đó, chỉ có NHNN thực hiện vai trò độc quyền Nhà nước được dập vàng miếng. NHNN chọn SJC là mác vàng của NHNN. Trên thực tế, vàng SJC đến thời điểm này đã chiếm 93-95% thị phần vàng miếng toàn quốc. Do vậy để tránh xáo trộn và chi phí phải dập lại, NHNN sử dụng luôn mác đó và độc quyền NN chứ không có công ty SJC nào được dập vàng miếng SJC nữa.
Theo qui định của Nghị định 24 thì từ sau 25.5, tất cả các loại vàng miếng mà trước đây đã được cấp phép dập vàng miếng đều được phép lưu hành bình thường. Nhà nước không bắt buộc phải chuyển đổi từ mác vàng miếng này sang mác vàng miếng khác.
Hiện nay, đang có nhu cầu chính đáng của người dân là chuyển các vàng khác sang SJC. Do đó, NHNN đã bàn với các cơ quan liên quan nâng cao năng lực thẩm định, giám định để chuyển đổi vàng này cho người dân, trong đó có việc đã tiến hành kiểm định theo lô lớn. “NHNN dùng cả biện pháp ứng trước vàng SJC cho các bên có nhu cầu để sau đó chuyển đổi sau. Chúng tôi sẽ nhanh chóng cùng các cơ quan liên quan nhanh chóng khắc phục, tìm biện pháp tháo gỡ trong thời gian sớm nhất, bảo đảm quyền lợi cho người dân”, Thống đốc nói.
Theo laodong
Vàng trong nước đắt hơn quốc tế 3,2 triệu đồng
Trong khi thế giới đang mua bán vàng với giá 43,1 triệu đồng, các doanh nghiệp trong nước niêm yết giá quanh 46,3 triệu đồng mỗi lượng.
Mở cửa sáng nay, Tập đoàn DOJI báo giá vàng miếng SJC ở 46,26- 46,36 triệu đồng. So với hôm thứ bảy, giá nhích nhẹ 10.000 đồng ở mỗi chiều. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, vàng miếng SJC đang được niêm yết ở 46,23 - 46,38 triệu đồng, tăng 30.000 đến 80.000 đồng so với cuối tuần.
Trong gần chục ngày vừa rồi, vàng trong nước dao động lên xuống quanh 46,3 triệu đồng. Thị trường thiếu sóng khiến không khí giao dịch không mấy sôi động. Lực mua vàng mới được nhen nhóm nay cũng chững lại. Chị Hồng Thu, một nhà đầu tư nhỏ lẻ cho biết tuần trước vội đi mua vàng ở 46,6 triệu đồng vì sợ giá sẽ tăng cao trở lại như trước. "Tuy nhiên giờ tôi mới thấy hối hận vì vàng tuần này chỉ còn 46,3 triệu đồng", chị nói.
Giá vàng vẫn không về gần với quốc tế dù nhu cầu vàng của các ngân hàng hiện không còn cấp thiết như trước. Ảnh: AQ
Tuần trước, một số ý kiến từng nhận định nếu Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng tiếp tục huy động vàng, giá có thể hạ nhiệt về gần với thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, thị trường vẫn chưa có chuyển biến nào rõ rệt sau khi Ngân hàng Nhà nước đã dời hạn chót được huy động vàng từ 25/11 sang 30/6 năm sau.
Nếu quy đổi theo niêm yết bán USD của ngân hàng thương mại, mỗi lượng vàng quốc tế hiện tương đương 43,15 triệu đồng, đã bao gồm các chi phí dập đúc 50.000 đồng, phí vận chuyển, lãi suất ngân hàng... Với mức giá này, vàng thế giới đang thấp hơn niêm yết của doanh nghiệp 3,2 triệu đồng.
Tại một số ngân hàng thương mại, tỷ giá đôla Mỹ đang giảm khá mạnh. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam sáng nay tiếp tục hạ 25 đồng ở chiều thu mua và 5 đồng ở chiều bán USD, đưa niêm yết xuống 20.800 - 20.860 đồng. Trước đó, hôm cuối tuần, ngân hàng này cũng đã điều chỉnh giảm 5 đồng ở mỗi chiều.
Còn tại VietinBank, giá mua và bán USD mất 5 đồng so với tuần trước, xuống 20.830 - 20.865 đồng ăn một đôla Mỹ. Eximbank và ACB vẫn giữ nguyên niêm yết mua và bán ở 20.810 - 20.870 đồng từ hôm 15/10.
Giá vàng quốc tế đi lên trong sáng thứ hai, tăng nhẹ gần 3 USD lên 1.714 USD mỗi ounce tính đến 9h06 theo giờ Hà Nội. Đồng đôla đang mạnh so với euro có thể là yếu tố gây áp lực lên thị trường kim loại quý trong hôm nay. Hiện giá thấp hơn nhiều so với kỷ lục 1.795 USD lập được hồi đầu tháng 10.
Theo VNE
Giá vàng vọt lên mức 47,5 triệu đồng/lượng Ảnh hưởng từ sức tăng mạnh mẽ trên thị trường thế giới, giá vàng miếng trong nước đồng loạt tăng hơn 400.000 đồng/lượng, lên mức 47,5 triệu đồng/lượng vào sáng nay. Tuy nhiên, vàng miếng trong nước vẫn cao hơn thế giới 2,37 triệu đồng/lượng. Giá vàng bật tăng lên mốc 47,5 triệu đồng/lượng. Mở cửa thị trường vàng sáng nay 28/9, giá...