Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Có khách hàng chống đối, trốn tránh trả nợ
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng gặp khó khăn có nguyên nhân do khách hàng không tự giác, thậm chí trốn tránh trả nợ, chống đối, không bàn giao tài sản đảm bảo.
Sáng 24.5, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ 2. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng trình bày “ Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21.6.2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Tờ trình về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42″.
Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng trình bày báo cáo sáng 245. Ảnh NT
Theo số liệu từ báo cáo của NHNN, lũy kế từ 15.8.2017 đến 31.12.2021, toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 380.200 tỉ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42, bằng 47,9% số nợ xấu đã xác định thời điểm đó và số phát sinh.
Trong đó, nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã được xử lý có 148.000 tỉ đồng là do khách hàng tự trả nợ (chiếm 38,93%), cao hơn so với mức 22,8% trung bình năm từ 2012 – 2017 do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý. Đồng thời, kết quả xử lý, bán, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ của TCTD và VAMC đạt 77.200 tỉ đồng, chiếm 20,3%.
Video đang HOT
Tính trung bình nợ xấu đã xử lý đạt khoảng 5.670 tỉ đồng/tháng, cao hơn mức trung bình 3.250 tỉ đồng/tháng trong giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (từ năm 2012 – 2017).
Tuy nhiên, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, xử lý nợ xấu còn nhiều hạn chế, khó khăn xuất phát từ công tác thực thi, phối hợp triển khai, hướng dẫn từ các bộ, ngành và địa phương. Đặc biệt, về tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ xấu, về việc thực hiện quyền thu giữ tài sản đảm bảo.
Ngoài ra, còn một số TCTD chưa chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan công an, tòa án các cấp để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất khi áp dụng các chính sách quy định tại Nghị quyết số 42.
Bên cạnh đó, có những khách hàng không có ý thức tự giác, trốn tránh trả nợ, không bàn giao tài sản đảm bảo, chống đối, tạo ra các tranh chấp khác liên quan đến tài sản đảm bảo để khởi kiện ra tòa làm kéo dài thời gian xử lý tài sản đảm bảo.
Về chính sách kéo dài Nghị quyết, Thống đốc NHNN cho biết, đến hết ngày 15.8.2022, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 sẽ không được áp dụng. Việc này sẽ kéo dài quá trình xử lý nợ xấu; không khuyến khích, huy động được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD…
Vì vậy, Chính phủ đề xuất Quốc hội thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến ngày 31.12.2023; đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Đồng thời, giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất nội dung cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu cùng với việc rà soát, hoàn thiện luật Các TCTD và các luật có liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo, trình Quốc hội chậm nhất vào kỳ họp đầu năm 2023.
Cha nữ tuyển thủ judo bị đe dọa: Không gỡ bài tìm con gái thì 'Hồng sẽ không về đâu'
Giọng một phụ nữ gọi điện thoại đến số máy của ông Nguyễn Văn Phiến (bố của tuyển thủ judo Nguyễn Thị Hồng) đe dọa nếu không hạ bài đăng tìm con gái trên mạng thì "nó sẽ không về đâu".
Ngày 15.4, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Phiến (53 tuổi, ngụ P.Đông Hải, TP.Thanh Hóa; bố của vận động viên judo Nguyễn Thị Hồng), cho biết ông vừa nhận được cuộc gọi từ số máy lạ đe dọa phải gỡ thông tin tìm kiếm con gái Nguyễn Thị Hồng được đăng tải trên mạng, nếu muốn Hồng được về nhà.
Chân dung vận động viên judo Việt Nam Nguyễn Thị Hồng. Ảnh GIA ĐÌNH CUNG CẤP
"Gần 16 giờ hôm qua (ngày 14.4 - PV), khi tôi đang làm việc thì nhận được cuộc điện thoại từ số máy lạ. Một người phụ nữ nói giọng bắc hỏi tôi có phải bố của Hồng không. Rồi cô ta nói là nếu không hạ bài đăng tìm kiếm trên mạng xuống thì nó (Hồng - PV) sẽ không về đâu. Tôi có hỏi lại nếu tôi không nghe được tiếng con tôi, không biết tình trạng thế nào thì không thể làm theo yêu cầu của người đó được", ông Phiến nói.
Sau khi nhận được cuộc gọi đe dọa trên, ông Phiến đã báo cáo vụ việc với Công an P.Đông Hải (TP.Thanh Hóa) để đơn vị này tiếp tục tìm kiếm tung tích của vận động viên Nguyễn Thị Hồng.
Ông Nguyễn Văn Phiến lo lắng con gái ông có chuyện chẳng lành nên trình báo cơ quan công an đề nghị tìm kiếm. Ảnh PHÚC NGƯ
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, ngày 13.4, ông Nguyễn Văn Phiến đã trình báo Công an P.Đông Hải về việc con ông là vận động viên judo Nguyễn Thị Hồng (18 tuổi) bị mất tích gần 1 tháng qua.
Theo thông tin ông Nguyễn Văn Phiến cung cấp, ngày 18.3, vận động viên judo Nguyễn Thị Hồng từ đội tuyển (ở Hà Nội) về nhà ở P.Đông Hải. Đến chiều ngày 21.3, Hồng xin phép bố mẹ ra Hà Nội đi khám bệnh đau lưng ở bệnh viện (chưa rõ bệnh viện nào).
Tuy nhiên, kể từ khi vận động viên Hồng rời khỏi nhà, gia đình không thể liên lạc được với Hồng. Từ đó đến nay, gia đình không xác định được tung tích vận động viên này ở đâu.
Hiện Công an P.Đông Hải và Công an TP.Thanh Hóa đang thông báo rộng rãi và tổ chức tìm kiếm tung tích vận động viên Nguyễn Thị Hồng.
Một phụ nữ kêu cứu vì liên tục bị tạt sơn vào nhà, đe dọa giữa đường Hơn một năm qua, gia đình bà Trần Kim Loan (59 tuổi, phường Hiệp Phú, thành phố Thủ Đức, TP.HCM) phải sống trong nơm nớp lo sợ gì bị các đối tượng là mặt tạt sơn và chất bẩn vào nhà. Mới đây nhất, ngày 6.1.2022, gia đình bà lại tiếp tục bị hai kẻ lạ mặt tạt sơn trong lúc bà đang...