Thống đốc Ngân hàng Indonesia nêu giải pháp xử lý vấn đề lạm phát
Theo Thống đốc Ngân hàng Indonesia (BI) Perry Warjiyo, thế giới đang phải đối mặt với các vấn đề ảnh hưởng đến sự ổn định tiền tệ và tài chính cũng như lạm phát gia tăng do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và tác động của xung đột Nga – Ukraine.
Thống đốc Ngân hàng Indonesia (BI) Perry Warjiyo cho biết tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức rất phức tạp do tác động của xung đột, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng hỗn loạn tài chính toàn cầu.
Ngày 17/7, phát biểu tại một sự kiện của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali, ông Perry cho hay thế giới hiện đang phải đối mặt với các vấn đề ảnh hưởng đến sự ổn định tiền tệ và tài chính, cũng như lạm phát gia tăng do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và tác động của xung đột Nga- Ukraine.
Theo ông Perry, sự gia tăng lạm phát không chỉ xuất phát từ phía cầu mà còn từ phía cung khi tiêu thụ trong nước của một số quốc gia, trong đó có các quốc gia đang phát triển, tăng mạnh.
Do đó, lạm phát cần được xem xét một cách thận trọng và cần giải quyết tận gốc rễ tất cả các vấn đề bằng cách tăng lãi suất điều hành, đồng thời giải quyết vấn đề cung ứng.
Video đang HOT
Trụ sở FED tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Thống đốc BI cho biết thêm rằng thế giới đang ghi nhận tác động từ động thái tăng lãi suất điều hành của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và của các ngân hàng trung ương khác.
Ông Perry nhấn mạnh: “Tất nhiên các nhiệm vụ trong nước cần phải được đặt lên hàng đầu, song làm thế nào để vượt qua những tác động này trong một nền kinh tế toàn cầu rất mở? Tác động đến dòng vốn và sự biến động tỷ giá hối đoái là gì? Liệu tăng lãi suất có đủ để giải quyết không chỉ lạm phát mà còn cả tác động từ sự di chuyển dòng vốn và các khía cạnh khác”.
Người đứng đầu Ngân hàng trung ương Indonesia cho rằng các vấn đề này “rất thách thức và phức tạp” đối với các ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt là làm thế nào để cân bằng chúng nhằm khôi phục sự ổn định giá cả.
Theo ông Perry, các ngân hàng trung ương cần phải đối phó với sự biến động của dòng vốn và tỷ giá hối đoái, song cần tránh làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế toàn cầu.
Thống đốc BI khẳng định: “Đây là một công việc rất phức tạp, một giai đoạn rất khác so với trước đây khi hầu hết các vấn đề đến từ nhu cầu và tất cả đều đến từ lĩnh vực tài chính. Lần này, rất nhiều vấn đề đến từ phía cung”.
LHQ kêu gọi châu Phi tận dụng công nghệ để đa dạng hóa nguồn thu nhập
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 14/7, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi các chính phủ châu Phi tận dụng công nghệ để đa dạng hóa nền kinh tế, giảm nguy cơ tổn thương trước các cú sốc về lương thực, năng lượng và tài chính do xung đột tại Ukraine gây ra.
Người dân xếp hàng nhận thức ăn cứu trợ tại Johannesburg, Nam Phi ngày 5/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Một báo cáo mới nhất của LHQ về châu Phi cho biết châu Phi và đặc biệt là khu vực cận Sahara hiện là một trong những khu vực trên thế giới chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ cuộc khủng hoảng hiện nay. Tổng thư ký của Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD), bà Rebeca Grynspan cho biết: "Một nửa dân số châu Phi (tức hơn 600 triệu người) dễ bị tổn thương nghiêm trọng trước các cú sốc về lương thực, năng lượng và tài chính".
Vì vậy, báo cáo trên khuyến nghị cần đa dạng hóa các nguồn thu nhập ở các quốc gia vẫn còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên liệu thô (dầu, khí đốt, vàng, bông...) và các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, vì lợi ích của các lĩnh vực sử dụng nhiều kiến thức.
Về phần mình, Giám đốc UNCTAD Paul Akiwumi cho biết: "Chúng tôi luôn nói về đa dạng hóa và cách châu Phi có thể đa dạng hóa nền kinh tế của mình, và thực tế là chúng tôi đã nhìn nhận từ góc độ đa dạng hóa trong lĩnh vực hàng hóa". Theo ông, giờ là thời điểm thuận lợi để các nước châu Phi tiếp cận công nghệ với sự xuất hiện ngày càng nhiều của fintech, healthtech, agritech hay di động ở các quốc gia này. Châu Phi có bộ phận dân số trung lưu có trình độ học vấn ngày càng tăng và họ cần những công việc như thế này.
Ông Akiwumi khuyến khích các chính phủ châu Phi cung cấp cho các doanh nhân các khuôn khổ pháp lý cần thiết, cũng như các chương trình đào tạo và nâng cao năng lực. Ông cũng ủng hộ việc thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA), vốn có hiệu lực từ năm ngoái, nhằm thúc đẩy sự hội nhập và phát triển của các nền kinh tế châu Phi.
Trung Quốc, Singapore gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ Hãng tin Tân Hoa đưa tin, ngày 14/7, Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết đã gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Cơ quan Tiền tệ Singapore. Đồng NDT của Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Thỏa thuận có quy mô 300 tỷ nhân dân tệ, tương đương 65 tỷ đôla Singapore hay khoảng 44,6 tỷ USD. Theo Ngân hàng Nhân...