Thông điệp xóa bỏ phân biệt chủng tộc từ các lớp dạy bơi miễn phí cho người da màu
Aiden Reed, 10 tuổi, từ một cậu bé người Mỹ da màu nhút nhát, sợ hãi khi nghĩ đến việc bơi trong nước nay đã can đảm hơn để đến theo học lớp dạy bơi của Swim Up.
Lớp em đang học hiện có 9 bạn, trong đó 8 bạn là người Mỹ gốc châu Phi.
Trẻ em da màu học bơi miễn phí tại lớp dạy bơi của Swim Up ở Washington, DC, Mỹ, ngày 12/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) tại Mỹ, nhóm trẻ em da màu trong độ tuổi từ 5 – 9 có tỷ lệ chết đuối cao hơn 2,6 lần so với trẻ em da trắng cùng lứa tuổi. Với nhóm trẻ từ 10 – 14, tỷ lệ chết đuối cao hơn 3,6 lần so với nhóm còn lại. Theo Hiệp hội bơi lội Mỹ, khoảng 64% trẻ em da màu tại nước này chưa bơi thành thạo hoặc chưa biết bơi trong khi tỷ lệ này ở nhóm trẻ em da trắng là 40%.
Video đang HOT
Một trong những tai nạn đáng tiếc nhất chỉ ra hậu quả của thực trạng này là thảm kịch xảy ra tại Shreveport, Louisiana hồi tháng 8/2020. Thiếu niên da màu DeKendrix Warner lội qua một vùng nước nông trên một dòng sông bên cạnh khu tổ chức tiệc nướng mà em cùng các bạn tham gia. Warner sau đó bị trượt chân và rơi xuống vùng nước sâu hơn và không hề biết bơi. Sáu người bạn, độ tuổi 13 – 18, đã tìm cách cứu DeKendrix Warner nhưng tất cả đều không biết bơi. Một người đi qua đã cứu được Warner nhưng cả 6 em còn lại đã chết đuối.
Từ thực trạng này, tổ chức phi lợi nhuận “Swim Up” tổ chức các lớp dạy bơi miễn phí tại Washington nhằm giúp đỡ những người Mỹ gốc châu Phi rèn luyện kỹ năng bơi lội.
Trẻ em da màu học bơi miễn phí tại lớp dạy bơi của Swim Up ở Washington, DC, Mỹ, ngày 12/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ở Mỹ, không có quy định liên bang nào yêu cầu các trường học phải tổ chức các lớp dạy bơi. Theo các nhà hoạt động và nhà sử học, việc có rất nhiều trẻ em da màu tại Mỹ không biết bơi bắt nguồn từ lịch sử nô lệ và phân biệt chủng tộc. Theo Ebony Rosemond, Giám đốc điều hành của tổ chức Black Kids Swim chuyên hỗ trợ trẻ em da màu học bơi, trong lịch sử, các chủ sở hữu nô lệ tin rằng những người nô lệ châu Phi sẽ tìm cách trốn thoát nếu có kỹ năng bơi. Do đó, việc có thể khiến người nô lệ sợ môi trường nước hoặc không dám học bơi chính là cách để các chủ nô lệ đảm bảo lợi ích của mình.
Theo nhà sử học Jeff Wiltse, từ Đại học Montana, khi phong trào chống phân biệt chủng tộc dâng cao, các tòa án đã yêu cầu các thành phố cho phép người da màu đến sử dụng các bể bơi công cộng nhưng rất nhiều nơi, đặc biệt là ở miền Nam, đã chọn cách đóng cửa các bể bơi thay vì thực hiện yêu cầu trên. Chính sự phân biệt này đã hạn chế khả năng tiếp cận với các kỹ năng bơi lội của người da màu tại Mỹ.
Trẻ em da màu học bơi miễn phí tại lớp dạy bơi của Swim Up ở Washington, DC, Mỹ, ngày 12/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện nay, có rất nhiều sáng kiến nhằm thay đổi thực trạng trên, ví dụ như “Swim Up”. Trẻ em da màu tham gia các lớp học của tổ chức này được khuyến khích mạnh dạn tiếp xúc với môi trường nước, được hướng dẫn các kỹ năng theo từng bước. Nhờ tham gia lớp học, Aiden giờ không còn sợ nước nữa và có thể tự nổi một cách dễ dàng.
Mary Bergstrom, đồng sáng lập “Swim Up”, cho biết các lớp học đã giúp khoảng 100 trẻ em biết bơi hoặc ít nhất là hết sợ nước. Mục tiêu sau cùng mà tổ chức này hướng tới là đưa các khóa học bơi vào các trường học, như một phần trong chương trình giảng dạy để thay đổi thực trạng nêu trên.
Bỉ cam kết xóa bỏ phân biệt chủng tộc
Ngày 21/3 là Ngày Quốc tế xóa bỏ phân biệt chủng tộc. Kỷ niệm ngày này vẫn còn phù hợp và cần thiết, vì phân biệt chủng tộc, kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và không khoan dung vẫn tồn tại trên khắp thế giới.
Người biểu tình tham gia tuần hành phản đối bạo lực và nạn phân biệt chủng tộc tại Brussels, Bỉ ngày 7/6/2020, sau cái chết của người da màu George Floyd ở Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trong thông cáo ngày 20/3, Bộ Ngoại giao Bỉ nhấn mạnh để đoàn kết với các nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc và kỳ thị chủng tộc, Bỉ lên án và bác bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, ngôn từ kích động thù địch, cả trực tuyến và ngoại tuyến.
Để đạt được mục tiêu giải phóng xã hội khỏi những tệ nạn này, Bỉ sử dụng các cơ chế khác nhau của Liên hợp quốc. Trong khuôn khổ Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Bỉ phối hợp với Ủy ban chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Công ước. Ngoài ra, Bỉ sẽ theo dõi các khuyến nghị được chấp nhận mà cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) đã nhận được vào tháng 5 năm ngoái. Bỉ vẫn cam kết thông qua một kế hoạch hành động quốc gia chống phân biệt chủng tộc và hoan nghênh các kết luận về phân biệt chủng tộc và bài Do Thái mà Hội đồng Liên minh châu Âu đạt được vào ngày 4/3 vừa qua.
Ngày Quốc tế xóa bỏ phân biệt chủng tộc cũng là dịp để nêu bật vai trò quan trọng của giới trẻ. Bộ trưởng Ngoại giao Sophie Wilmès nhấn mạnh : "Giới trẻ luôn là động lực trong các cuộc biểu tình toàn cầu chống phân biệt chủng tộc. Tôi khuyến khích họ tiếp tục tham gia. Sự phân biệt chủng tộc luôn được cảm nhận sâu bên trong. Nó cướp đi cơ hội của những người trẻ tuổi - đôi khi là cả tương lai. Các thế hệ tương lai có quyền được hưởng một cuộc sống không bị phân biệt đối xử. Đối với Bỉ, giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này. Chúng ta phải xây dựng các xã hội khoan dung và hòa nhập, theo tinh thần của Tuyên ngôn Nhân quyền".
Cảnh sát Mỹ tiếp tục bị chỉ trích về hành vi phân biệt chủng tộc Tình trạng cảnh sát có hành vi phân biệt đối xử nhằm vào người da màu tiếp tục tại Mỹ tiếp tục bị chỉ trích gay gắt. Mới đây, dư luận nước này đã rất bất bình trước một đoạn video đăng tải trên mạng xã hội, trong đó quay cảnh cảnh sát khống chế mạnh tay và không công bằng với một...