Thông điệp về con người khi ở giữa dịch bệnh khủng khiếp là gì?
Các nhà làm phim Hollywood đã nhiều lần tái hiện thực trạng dịch bệnh tàn phá thế giới, tiêu biểu là những tác phẩm như “ Children of Men”, “ Contagion”…
Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi do virus corona gây ra, nhiều khán giả đã liên tưởng đến sự hỗn loạn thường thấy trong các bộ phim nói về đại dịch. Hollywood nhiều lần tái hiện thảm họa dịch bệnh bằng ngôn ngữ điện ảnh, khiến người xem ám ảnh. Những tựa phim ấn tượng nhất về đại dịch khủng khiếp có thể kể đến là Children of Men, Contagion, 28 Days Later (2002) và 28 Weeks Later (2007).
Children of Men (2006)
Chuyện phim Children of Men bắt đầu khi có một căn bệnh kỳ lạ lây lan trên khắp thế giới. Nó không gây tử vong nhưng lại khiến cho nhân loại mất đi khả năng thụ thai hoặc sinh con. Thời gian tìm ra phương thuốc chữa bệnh không còn nhiều khi toàn bộ nhân loại dần trở nên quá già nua để có thể phục hồi dân số.
Children of Men thành công lột tả sự tuyệt vọng của loài người trong bối cảnh dịch bệnh lạ lan tràn. Tác phẩm của đạo diễn Alfon Cuarón được nhiều nhà phê bình đánh giá là kiệt tác và là một trong những bộ phim xuất sắc 2 thập kỷ trước.
Children of Men là một trong những tựa phim ám ảnh nhất về đề tài dịch bệnh.
Children of Men gửi gắm thông điệp sâu sắc về hy vọng và niềm tin, khi con người phải đối mặt với nỗi tuyệt vọng. Bộ phim nhận được sự ủng hộ của giới phê bình và đông đảo khán giả. Children of Men làm tốt nhiệm vụ của một bộ phim rượt đuổi bạo lực, một câu chuyện giả tưởng cảnh báo thảm họa và một tác phẩm đậm tính nhân văn về việc nhân loại đấu tranh cho sự sống của mình.
Contagion (2011)
Sự kiện mở đầu cho chuỗi biến cố trong Contagion là Beth Emhoff – một nữ doanh nhân trở về Mỹ sau chuyến công tác tại Hong Kong – đột ngột qua đời vì một căn bệnh kỳ lạ. Chỉ vài ngày sau, dịch bệnh này bắt đầu bùng phát trên toàn thế giới, khiến 26 triệu người tử vong. Mặc dù là một bộ phim giả tưởng nhưng cốt truyện Contagion được xây dựng dựa trên rất nhiều sự kiện có thật.
MEV-1 – loại virus trong phim – chứa nhiều đặc điểm giống với virus SARS hay cúm gà từng hoành hành trước đây: lây nhiễm qua đường hô hấp, tiếp xúc cơ thể và gây chết người nhanh chóng. Tác phẩm được đánh giá cao vì miêu tả một cách chân thực nỗi sợ hãi và hoảng loạn của toàn nhân loại như những gì từng xảy ra khi dịch SARS hay cúm gà bùng phát.
Video đang HOT
Kịch bản Contagion được xây dựng dựa trên nhiều sự kiện có thật xảy ra trong những đợt dịch bệnh lớn bùng phát nhiều năm về trước.
Contagion chạm đến nhiều vấn đề nóng hổi, bao gồm các nhân tố gây ra sự hỗn loạn và sụp đổ trong xã hội, quy trình khoa học giúp nhận diện, mô tả mầm bệnh mới, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp khi đứng trước mối đe dọa hiện hữu, hạn chế và hậu quả trong những kế hoạch đối phó với dịch bệnh sai lầm …
Bộ phim là ví dụ điển hình cho thấy tâm lý đám đông và những hành vi tập thể có thể dẫn đến hiềm khích và sự mất trật tự trong xã hội, đặc biệt là tại thời điểm dịch bệnh bùng phát. Sự bối rối, bất lực liên quan đến việc kiểm soát thông tin, cùng với sự xuất hiện của các kênh truyền thông như blog có thể là cơ hội cho kẻ xấu lan truyền những tin tức xuyên tạc, sai lệch, gây hoang mang dư luận.
Đại dịch có thể gây ra sự xa cách, mất lòng tin sâu sắc giữa người với người. Nhưng để đối phó với dịch bệnh, xa cách hay vô cảm với những người xung quanh không phải là việc nên làm mà thay vào đó, các cá nhân cần phối hợp nhịp nhàng với nhau, bỏ qua sự ích kỷ, thờ ơ. Contagion cũng đề cập đến một thực trạng rằng có rất nhiều quy tắc sẽ bị phá vỡ trong bối cảnh đại dịch do một vài cá nhân muốn hy sinh hoặc có kẻ muốn vụ lợi cho riêng mình.
28 Days Later (2002) và 28 Weeks Later (2007)
28 Days Later và phần tiếp theo mang tên 28 Weeks Later lấy bối cảnh đại dịch zombie nhưng không tập trung vào cách nhân loại đối phó với thảm họa ấy. Hai bộ phim đi sâu mô tả tình hình nước Anh hậu đại dịch. Tác phẩm không chỉ mang lại nỗi sợ đơn thuần mà còn đưa người xem trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác, khi nhấn mạnh vào thái độ, mối quan hệ giữa người với người trước viễn cảnh chết chóc. Nhân loại có lúc đối xử với nhau tồi tệ hơn cả sự tàn phá của dịch bệnh.
28 Days Later và 28 Weeks Later lấy bối cảnh giả tưởng về thảm họa zombie, tái hiện tình hình nước Anh hậu đại dịch.
Khi thảm họa ập xuống, con người sẽ chứng kiến sự biến đổi của nhân tính. Kẻ sống sót đứng trước nhiều lựa chọn khó khăn với đồng loại – những người đã nhiễm bệnh. Có người sẽ trở thành anh hùng, hy sinh vì người khác, nhưng cũng có kẻ ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình. Tình thân, tình bạn rạn nứt, sự phản bội, cô lập được tô đậm trong những thước phim ám ảnh đến phút cuối cùng.
Pha trộn hai thể loại viễn tưởng và kinh dị, 28 Days Later và 28 Weeks Later tạo nên một bầu không khí hỗn loạn, vô vọng, một thế giới dường như đang suy tàn. Phim là cuộc đối đầu giữa thiện và ác, giữa quân đoàn binh sĩ và các thây ma có sức mạnh cùng độ điên cuồng vô biên . Khán giả bị cuốn vào cơn ác mộng, nơi bất kỳ tiếng động nào cũng có thể trở thành hồi chuông báo hiệu cái chết đến gần.
Khi đứng giữa ranh giới sống chết, con người mới bộc lộ hết bản chất của mình, đó là cuộc chiến của chính họ, cuộc chiến của lương tâm và cái ác, giữa sự cao thượng, hy sinh và những thấp hèn.
Theo zing
'Zombieland' và những phim về xác sống đáng xem nhất
Từ thập niên 2000, đề tài về xác sống (zoombie) ngày càng trở nên phổ biến. Lần lượt nhiều bộ phim thuộc đề tài này được ra đời với đủ thể loại hài hước, kinh dị đến hành động.
28 Days Later (2002): Bộ phim lấy bối cảnh thành phố London bị lây lan một loài virus mà những loại vũ khí hạng nặng cũng không thể ngăn chặn. Con người chết dần còn những người may mắn sống sót được đưa vào một khu riêng biệt. 28 ngày sau đó, loại virus này trở lại và biến con người thành những thây ma khát máu. Với kinh phí chỉ khoảng 5 triệu USD, 28 Days Later đã thu về 83 triệu USD và được giới phê bình đánh giá rất cao.
Dawn Of The Dead (2004): Bộ phim đầu tay của đạo diễn Zack Snyder được làm lại từ tác phẩm cùng tên năm 1978. Một dịch bệnh kì lạ khiến cho cả thành phố trở thành những tử thi muốn ăn người sống. Nhóm người chưa bị biến thành tử thi đã chạy trốn vào một siêu thị và phải tìm cách chống chọi khi bọn tử thi xông vào. Bản gốc và bản làm lại đều được xếp vào danh sách những bộ phim về zombie hay nhất của lịch sử điện ảnh.
Shaun Of The Dead (2004): Phim khai thác cuộc chiến chống lại zombie theo cách tưng tửng, hài hước. Không chỉ là tìm cách để sinh tồn, phim còn đem tới một ý tưởng mới rằng con người phải thích nghi để tồn tại, sống chung với zombie. Tác phẩm duyên dáng, hài hước này vừa khiến khán giả hồi hộp run sợ vừa bật cười thích thú. Đó là lý do bộ phim nhận được vô số lời khen ngợi và là một trong những phim zombie được yêu thích nhất.
[REC] (2007): Bộ phim kinh dị của Tây Ban Nha theo chân một nhóm phóng viên tiến vào tòa nhà, nơi dịch bệnh khiến con người trở thành zombie bùng phát. Các cảnh quay hầu hết đều được dàn dựng như được ghi hình từ máy quay cá nhân của một phóng viên. Là bộ phim kinh phí thấp nhưng khi ra mắt, [REC] rất được khen ngợi và ẵm đến 16 giải thưởng lớn nhỏ tại Tây Ban Nha.
Pontypool (2008): Một ngày làm việc bình thường tại đài phát thanh bỗng trở nên bất thường. Một điều gì đó đã khiến cho cư dân và nhân viên nhà đài phát rồ, ra tay chém lẫn nhau trong khi miệng lẩm bẩm một cụm từ bí ẩn. Với nội dung hấp dẫn chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên, Pontypool là một trong số ít những phim thuộc thể loại zombie được đánh giá cao bởi giới chuyên môn.
Zombieland (2009): Bộ phim hài zombie kể về một nhóm người với những mục đích khác nhau nhưng cùng nhau vượt qua vùng Tây Nam nước Mỹ để tìm một chỗ trú ẩn thoát khỏi zombie. Zombieland luôn nằm trong top những bộ phim kinh dị hài đáng xem nhất. Mới đây, bộ phim ra mắt phần 2 sau 10 năm và cũng đón nhận nhiều lời khen từ cả khán giả lẫn giới phê bình.
World War Z (2013): Tác phẩm với sự tham gia của Brad Pitt có ngân sách 190 triệu USD và đã thu về hơn 540 triệu USD, trở thành bộ phim zombie có doanh thu cao nhất lịch sử. Bộ phim lấy chủ đề về một thế giới mà con người bị nhiễm virus lạ và trở thành những kẻ khát máu. Bên cạnh cốt truyện hấp dẫn, phim còn gây choáng ngợp bởi những đại cảnh đáng kinh ngạc với binh đoàn thây ma hùng hậu, lên đến hàng nghìn người.
Train to Busan (2016): Đây là bộ phim về đề tài zombie ăn khách và được đánh giá rất cao của Hàn Quốc. Phim lấy bối cảnh Hàn Quốc bị tấn công bởi một loại virus, biến con người thành những xác sống hung hăng, khát máu. Trên chuyến tàu dài hơn 400 km từ Seoul tới Busan có nhiều học sinh, một người cha cùng một người vợ đang mang thai và con gái nhỏ. Họ phải chiến đấu trên chuyến tàu khốc liệt để sinh tồn và bảo vệ những người thân yêu.
Loạt phim Resident Evil (2002-2018): Đây là thương hiệu phim chiến đấu chống zombie dựa trên trò chơi điện tử cùng tên rất ăn khách. Tổng cộng loạt phim có 7 phần, bắt đầu từ năm 2002. Phim xoay quanh cuộc chiến chống lại T-virus, loại virus nguy hiểm biến con người thành xác sống. Kịch bản mới lạ, hành động đẹp mắt, kỹ xảo mãn nhãn là những điểm cộng lớn giúp thương hiệu vẫn giữ được sức hút hơn 15 năm.
The Night Eats the World (2018): Bộ phim kinh dị của Pháp là một trong những tác phẩm gây được ấn tượng với khán giả gần đây. Phim là hành trình sinh tồn đơn độc của người đàn ông tên Sam. Thức dậy sau một đêm tiệc tùng, anh phát hiện ra zombie đã tràn lan khắp mọi ngõ ngách của Paris và anh là người duy nhất chưa bị lây nhiễm. Điều thú vị nằm ở bối cảnh được xây dựng là một xã hội chỉ còn có zombie còn con người hầu như đã biến mất.
Theo zing
Rùng mình cảnh đàn zombie khát máu trong trailer phim kinh dị 'Đại dịch tử thần' Như mọi tác phẩm quen thuộc khác của thể loại này, loài zombie trong 'Đại dịch tử thần' luôn khát máu và cực kỳ bạo lực. Thể loại zombie không hề xa lạ với fan kinh dị qua nhiều tác phẩm nổi tiếng của Hollywood như 28 Days Later, World War Z hay The Walking Dead. Dịp Haloween năm nay, điện ảnh Venezuela...