Thông điệp từ cuộc tập trận hải quân chung Nga-Iran-Trung Quốc
Nga tuyên bố sẽ tập trận hải quân chung cùng Trung Quốc và Iran trong những tháng tới. Các nhà quan sát cho rằng diễn biến này thể hiện ủng hộ của Moskva và Bắc Kinh với Tehran trong đối đầu Washington.
Chiến hạm Nga trong cuộc tập trận hải quân chung với Iran và Trung Quốc năm 2019. Ảnh: AFP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) ngày 24/8 đưa tin, Đại sứ Nga tại Iran Levan Dzhagaryan thông báo cuộc tập trận hải quân chung dự kiến được tổ chức ở Vịnh Ba Tư (Persian) vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.
Hãng Sputnik (Nga) dẫn lời ông Dzhagaryan nhấn mạnh: “Cuộc tập trận hải quân chung thường niên CHIRU sẽ được tổ chức tại Vịnh Ba Tư. Chiến hạm Nga, Iran và Trung Quốc góp mặt vào sự kiện này. Mục tiêu chính là luyện tập đảm bảo an toàn cho các tàu biển quốc tế và chống lại cướp biển”.
Chuyên gia quan hệ quốc tế Sun Qi tại Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải đánh giá cuộc tập trận Trung Quốc-Nga-Iran “thể hiện sự ủng hộ đối với Tehran trên trường quốc tế”. Ông Sun nói: “Tuyên bố về tập trận chung bởi 3 quốc gia ở thời điểm nhạy cảm này cho thấy sự ủng hộ của Trung Quốc và Nga với Iran”.
Trước đó, Trung Quốc và Nga mới kết thúc cuộc tập trận chung kéo dài một tuần ở Tây Bắc Trung Quốc, với nội dung tập trung chủ yếu vào chiến dịch chống khủng bố đồng thời đẩy mạnh tương tác giữa quân đội hai nước. Trong cuộc tập trận này, 10.000 binh sĩ của Quân khu miền Tây Trung Quốc và Quân khu miền Đông Nga đã thử nghiệm vũ khí mới. Đây là lần đầu tiên quân đội Nga sử dụng xe thiết giáp tấn công và một số thiết bị quân sự khác của Trung Quốc.
Video đang HOT
Trung Quốc, Nga và Iran từng thể hiện ủng hộ lẫn nhau ở thời điểm cả 3 quốc gia này đều chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc điện đàm với Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã khẳng định Bắc Kinh ủng hộ “yêu cầu chính đáng” của Tehran trong đàm phán về chương trình hạt nhân.
Ông Tập Cận Bình nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường hợp tác với Tehran “về các vấn đề khu vực để đảm bảo lợi ích chung và tăng cường an ninh, ổn định khu vực”. Iran cũng khẳng định đang trong lộ trình trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Chính quyền Tổng thống Joe Biden ngỏ ý sẵn sàng trao đổi với Iran về việc quay trở lại Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA)-thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các nước trong Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) năm 2015. Nòng cốt của JCPOA là Tehran hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lại việc được nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Năm 2018, cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận này. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Biden khẳng định rằng cần có điều kiện tiên quyết là Iran đảm bảo tuân thủ các cam kết thì Mỹ mới cân nhắc về việc tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân. Trong khi đó, Tehran yêu cầu Washington nới lỏng lệnh trừng phạt từ thời cựu Tổng thống Trump.
Tàu hộ vệ Việt Nam tranh tài với chiến hạm Nga, Trung
Tàu 016 Quang Trung sẽ thi đấu với các tàu hộ vệ hiện đại của Nga, Trung Quốc trong nội dung Cúp biển thuộc hội thao Army Games 2021.
Lễ khai mạc nội dung thi đấu Cúp biển diễn ra tại cầu cảng của Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga tại Vladivostok hôm qua, với sự góp mặt của chỉ huy và kíp tàu tham gia thi đấu.
Kíp tàu Việt Nam trong lễ khai mạc Cúp biển ở Vladivostok, Nga, hôm 22/8. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga .
Các nội dung thi đấu chính sẽ diễn ra từ ngày 23-27/8 ở vùng biển ngoài khơi thành phố Vladivostok của Nga và biển Caspian giáp Iran, với sự góp mặt của 7 đội tuyển gồm Việt Nam, Nga, Trung Quốc, Azerbaijan, Iran, Myanmar và Kazakhstan.
Tàu hộ vệ 016 Quang Trung của Việt Nam sẽ tranh tài với hộ vệ hạm Sovershennyy thuộc Đề án 20380 của Nga và tàu Guangyuan thuộc lớp Type-056 Trung Quốc ở Vladivostok. Tàu của các nước khác tranh tài tại biển Caspian.
Theo kết quả bốc thăm, thứ tự thi đấu tại nội dung bắn mục tiêu trên biển bằng pháo AK-176 là Nga, Việt Nam, Trung Quốc, tại nội dung bắn mô hình mìn nổi bằng súng máy 14,5 mm là Nga, Việt Nam, Trung Quốc, tại nội dung kỹ năng hàng hải là Trung Quốc, Việt Nam, Nga.
Việt Nam cử biên đội tàu 015 và 016 để thi đấu môn Cúp biển trong khuôn khổ Hội thao Quân sự Quốc tế (Army Games) 2021 do Nga chủ trì tổ chức. Đây là lần đầu tàu chiến Việt Nam tranh tài ở hội thao quốc tế, cũng như mang vũ khí thi đấu với chính nước sản xuất ra các vũ khí này.
Thiếu tá Mã Nguyên Thanh, thuyền trưởng tàu 015 Trần Hưng Đạo, cho biết Army Games là cơ hội để kiểm chứng kết quả huấn luyện, năng lực, khả năng sẵn sàng chiến đấu, trình độ chuyên môn của cán bộ chiến sĩ, khả năng làm chủ vũ khí, khí tài mới, cũng như sức mạnh và vị thế của Hải quân Nhân dân Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
Pháo AK-176MA trên tàu hộ vệ Việt Nam khai hỏa trong đợt thực hành hôm 13/8. Ảnh: Báo Hải quân .
Môn thi Cúp biển có các nội dung thi đấu gồm kỹ năng hàng hải (điều động và cố định tàu bằng neo, buộc lái tàu vào phao cố định), đấu tranh chống chìm tại cơ sở huấn luyện trên bờ và sử dụng phương tiện cứu hộ (thực hành trên biển), thi bắn pháo tàu (bắn mục tiêu trên biển, trên không và mục tiêu là mìn nổi).
Đội tuyển Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hoàn tất giai đoạn huấn luyện nâng cao tại Nga, sẵn sàng thi đấu với quyết tâm giành thành tích cao trong lần đầu tiên tranh tài tại đấu trường quốc tế Army Games.
Nga-Trung cùng tập trận nhưng mục tiêu lại khác biệt Chiến đấu cơ gầm rú trên bầu trời và pháo nổ đỏ lửa ở miền Bắc Trung Quốc ngày 13/8 khi 10.000 quân nhân Trung Quốc và binh sĩ Nga tập trận bắn đạn thật trong sự kiện kéo dài 1 tuần được hai quốc gia coi là tầm cao mới trong quan hệ quân sự song phương. Binh sĩ tham gia tập...