Thông điệp sức khỏe khi run người
Run vô căn là triệu chứng khá phổ biến ở người có tuổi. Tuy không đe dọa đến tính mạng, nhưng hiện tượng này có thể gây khó khăn cho sinh hoạt cá nhân và nếu kéo dài vài ngày, đây thực sự là tình trạng bệnh lý cần quan tâm.
Nguyên nhân phổ biến
Chứng run có thể là sự co giật hay cử động nhịp nhàng ngoài ý muốn của một phần cơ thể nào đó. Chúng thường ảnh hưởng đến phần đầu, bàn tay và cánh tay hoặc bàn chân. Một số hiện tượng khác có thể nhận thấy là giọng run run, khó khăn khi cầm bút, uống nước hay khó cầm thìa, đũa khi ăn. Các triệu chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến hơn cả là ở người trung niên và người già. Cũng có thể đó là tình trạng tạm thời và biến mất sau một thời gian, về mức độ, triệu chứng thỉnh thoảng mới xảy ra hoặc đến và đi liên tục.
Một số nguyên nhân có thể xác định như sau:
Là kết quả của những kích thích về mặt thể chất hay tình cảm, chẳng hạn như kiệt sức hay căng thẳng.
Caffeine và một số loại thuốc có thể gây nên hiện tượng run người ở người nhạy cảm. Tác dụng phụ này có thể kể đến các thuốc như thuốc điều trị huyết áp, thuốc chống trầm cảm, corticosteroid, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim…
Hay bị run người khi vận động thường nguyên nhân do di truyền và có thể điều trị hết bằng thuốc.
Video đang HOT
Có thể đây là biểu hiện của một số bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh như bệnh Parkinson, nghiện rượu, ngộ độc thủy ngân, suy gan.
Nguyên nhân quan trọng khác là rối loạn của phần não chịu trách nhiệm kiểm soát cơ, cụ thể là sau cơn đột quỵ, các bệnh thoái hóa thần kinh, chấn thương não.
Đáng chú ý, nhiều người nhầm lẫn run vô căn với bệnh Parkinson, thực chất có thể phân biệt ở 3 điểm cơ bản: thứ nhất, run vô căn xuất hiện khi bàn tay phải làm việc, còn run do Parkinson rõ rệt nhất khi bàn tay buông thõng hoặc đặt tay trên lòng. Thứ hai, run vô căn không gây ra các vấn đề sức khỏe, trong khi bệnh Parkinson thường đi kèm với tư thế gù, chi cứng, cử động chậm, các vấn đề về giọng nói, giảm trí nhớ. Thứ ba, run vô căn có thể bao gồm cả tay, đầu và giọng nói còn run do Parkinson điển hình chỉ ảnh hưởng đến tay mà không ảnh hưởng đến đầu hoặc giọng nói.
Chẩn đoán và điều trị
Việc chẩn đoán đòi hỏi một cuộc kiểm tra tổng thể. Đầu tiên là các bác sỹ xác định chứng run xảy ra khi phần cơ thể ở tình trạng vận động hay nghỉ ngơi. Sau đó là các xét nghiệm cơ bản về thần kinh để kiểm tra có bị teo yếu cơ hay các vấn đề về phản xạ hay không. Bên cạnh đó, việc kiểm tra máu và nước tiểu sẽ giúp tìm ra những bất thường trong chức năng tuyến giáp và sự trao đổi chất của người bệnh. Việc phát hiện một số hóa chất như asen và thủy ngân cũng có thể lý giải cho triệu chứng run người. Nếu cần, các chuyên gia y tế sẽ yêu cầu xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như chụp CT hay cộng hưởng từ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Chẩn đoán chính xác là tiền đề quan trọng để kiểm soát các triệu chứng run người, cụ thể:
Nếu run người do một tác dụng phụ của thuốc, người bệnh có thể được khuyên chuyển sang dùng thuốc khác, cũng có người mất hẳn triệu chứng run khi giảm liều lượng thuốc.
Người bị run do nghiện ma túy hoặc nghiện rượu cần sự hỗ trợ từ việc cai nghiện. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân run do căng thẳng lo âu có một số giải pháp hữu hiệu như thiền, nghỉ ngơi hợp lý và tránh caffeine, nước chè, thuốc lá.
Đối với chứng run người không rõ nguyên nhân hoặc khó điều trị, có thể khắc phục bằng cách dùng ống hút để uống thay vì cầm cốc, đi giày có đế cao su để tránh trơn trượt và té ngã, thay khuy áo cài bằng các khuy bấm, tập luyện hàng ngày bằng vật lý trị liệu…
Theo Yến Chi (An ninh thủ đô)
Nhịn tiểu có thể vỡ bàng quang
Nhịn tiểu là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý như nhiễm đường tiết niệu, viêm xương chậu, thậm chí vỡ bàng quang...
Người già nhiều khi buồn đi tiểu, đặc biệt vào ban đêm nhưng lại nhịn tiểu. Các cụ ở vùng nông thôn thì ngại đi tiểu vì nhà vệ sinh ở xa chỗ ngủ. Khi đi tiểu đêm, phải thức giấc, các cụ thường khó bắt lại giấc ngủ, nên nhịn tiểu... Tuy nhiên, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý như nhiễm đường tiết niệu, viêm xương chậu, thậm chí vỡ bàng quang...
Nhịn tiểu có thể vỡ bàng quang. (Ảnh minh họa)
Khi dung tích bàng quang khoảng từ 250 - 350ml thì có dấu hiệu căng giãn bàng quang và chúng ta buồn đi tiểu, nhưng vì một lý do gì đó mà chúng ta nhịn tiểu, khiến dung tích bàng quang tăng đến trên 500ml gây đau bàng quang, đau bụng dưới và có thể vỡ rất nguy hiểm.
Nước tiểu là chất thải của nhiều chất trong cơ thể, khi buồn tiểu, có nghĩa cơ thể bạn cần thải các chất độc đó ra. Việc nhịn tiểu một hai lần có thể không sao, nhưng lâu dần rất dễ bị nhiễm trùng tiểu, sỏi thận và dẫn tới suy thận mạn tính, nhẹ nhất là viêm đường tiết niệu, khiến chúng ta luôn có cảm giác buồn đi tiểu mà tiểu lại ít, đau, rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục và sức khoẻ. Đặc biệt, đối với người cao huyết áp thì chứng nhịn tiểu còn nguy hiểm hơn nhiều.
Vì vậy, nếu muốn đi tiểu ít, đặc biệt vào các buổi tối thì không nên uống nước trước 3 giờ sau ngủ và nên ăn nhạt.
Theo PGS.TS Mai Xuân Hiên (Kiến thức)
Ghen quá hóa... rồ Nhiều lời phân tích đã được đặt ra sau bài viết "Ghen là một bệnh lý", song đúng thật là nhiều người ghen mà không biết mình đang... mắc bệnh. Ghen bệnh lý xuất phát từ những hẫng hụt và những cảm xúc tiêu cực của chủ thể trong một mối quan hệ tình cảm. Diễn tiến của ghen bệnh lý bắt đầu...