Thông điệp ‘rắn’ của Putin với phương Tây
Do Kiev quá hạn trả nợ tiền mua khí đốt, Tổng thống Nga cho hay Moscow sẽ phải tăng giá khí đốt lên gần gấp đôi và thậm chí ngừng cung cấp khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU).
Hãng tin RIA cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi các lãnh đạo châu Âu ngồi vào bàn đàm phán cấp cao để ổn định kinh tế Ukraina trong một bức thư gửi 18 nguyên thủ quốc gia vào hôm qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
“Chúng tôi tin rằng việc tham vấn ở cấp bộ trưởng kinh tế, tài chính và năng lượng ngay lúc này có tầm quan trọng sống còn nhằm đưa ra các hành động phối hợp để ổn định nền kinh tế Ukraina và đảm bảo việc cung cấp và trung chuyển khí đốt của Nga theo đúng các điều khoản và điều kiện đặt ra trong hợp đồng” – ông Putin viết.
Ông Putin nhấn mạnh các cuộc đàm phán như vậy phải được tiến hành càng sớm càng tốt, trong nỗ lực ổn định kinh tế Ukraina trên nền tảng tương đương nhau, vì cách tiếp cận đơn phương không mang lại hiệu quả trong trường hợp này.
Về khoản nợ tiền khí đốt của Ukraina, ông Putin cho hay vào cuối năm ngoái, khoản nợ này là 1,45 tỉ USD, đến tháng Hai, số nợ tăng lên là 260 triệu USD, và đến tháng Ba là 526 triệu USD.
Do Kiev đã không thể trả nợ đúng hạn như quy định trong hợp đồng, nên Nga đã tăng giá khí đốt lên 385 USD/1.000m3 – tương đương 44%.
Đầu tháng Tư, Gazprom cho biết ngừng bán khí đốt cho Ukraina với mức giá ưu đãi, nên Kiev sẽ phải mua với mức gần gấp đôi là 485 USD/1.000m3.
Tổng thống Putin nhấn mạnh là cho tới tháng Ba, Ukraina vẫn được hưởng mức giá ưu đãi là 268.50 USD/1.000m3, nhưng Kiev vẫn chưa trả &’một đồng đô la nào’.
Video đang HOT
Nga ra tuyên bố sẽ có thể ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraina vì Kiev không thể trả nợ đúng hạn. Động thái này ảnh hưởng không nhỏ tới châu Âu vì phần lớn đường ống khí đốt dẫn từ Nga sang Eu đi qua lãnh thổ Ukraina.
Trong bối cảnh đó, Gazprom buộc Ukraina phải trả tiền trước khi mua khí đốt, nếu không, Nga sẽ ngưng một phần hoặc toàn bộ việc mua bán.
Nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt, các quốc gia liên minh châu Âu sẽ bị tác động mạnh vì đường ống dẫn khí trung chuyển phần lớn lượng khí đốt của Nga bán cho EU đi qua lãnh thổ Ukraina.
Ông Putin giải thích việc ngừng cung cấp khí đốt là vì lo ngại Ukraina sẽ tranh thủ các đường ống dẫn khí từ Nga sang châu Âu đi qua lãnh thổ nước này.
Hiện nay, Nga đang đáp ứng 30% nhu cầu khí đốt của châu Âu và phân nửa số này đi qua lãnh thổ Ukraina.
Đáp lại thông điệp này, Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Moscow đang sử dụng năng lượng &’làm công cụ ép buộc’.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel để &’nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Mỹ, Liên minh châu Âu và các đối tác toàn cầu khác chuẩn bị đối phó với việc Nga leo thang căng thẳng bằng các lệnh trừng phạt tiếp theo’.
Trước đó, hãng Gazprom từng ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraina trong các cuộc tranh cãi về giá cả giữa mùa đông 2005-2006 và 2008-2009 khiến nguồn cung khí đốt cho châu Âu sụt giảm.
Các quan chức Nga cho hay vấn đề giá cả khí đốt với Ukraina chỉ thuần túy là hoạt động thương mại và họ buộc phải làm vậy vì Kiev không trả nợ đúng hạn.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
"Kinh tế Ukraina đã sụp đổ nếu không có Nga"
Nền kinh tế ốm yếu của Ukraina đã sụp đổ nếu không có sự hỗ trợ tài chính của Nga, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) khẳng định.
Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde cho biết nền kinh tế của quốc gia Đông Âu này đã may mắn thoát khỏi bờ vực thảm họa khi nhận được dòng tiền cứu trợ từ Nga.
"Nếu không có sự giúp đỡ mà họ nhận được từ Nga cách đây vài tháng, không biết họ sẽ đi tới đâu," bà Lagarde phát biểu trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên kênh US PBS.
Nga đã được ra một quyết định quan trọng khi đầu tư 15 tỷ USD để mua lại trái phiếu châu Âu mà Ukraina sở hữu vào cuối năm ngoái, và giải ngân 3 tỷ USD trong đợt đầu tiên vào tháng 12. Moscow và Kiev cũng đã đồng ý cắt giảm giá gas cho Ukraina trong nỗ lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế ốm yếu của nước này.
Tuy nhiên, việc bơm tiền và giảm giá đã bị đóng băng theo sau một vụ đảo chính giữa các cuộc biểu tình bạo lực vào hồi tháng Hai, dẫn tới việc các đảng cánh hữu chiếm những vị trí chủ chốt trong chính quyền mới.
Tổng giám đốc IMF thừa nhận rằng Ukraina đã bị tách rời khỏi thị trường tài chính quốc tế. Bà cũng nhấn mạnh tiền của IMF có giá của nó và điều này đồng nghĩa với việc Ukraina được trông đợi sẽ làm cái mà họ phải làm để cải tổ nền kinh tế của mình, bao gồm cả việc đưa ra một số lựa chọn khó khăn.
"Đó là một nền kinh tế cần cải cách, cần chuyển đổi sâu sắc về chính sách tài chính, chính sách tiền tệ và chính sách về năng lượng," hãng Ria Novosti trích lời bà Lagarde.
Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF có trụ sở tại Washington tuần trước cho biết đã ký một thỏa thuận với Ukraina, theo đó Kiev sẽ nhận được khoản tín dụng 14-18 tỷ USD để đối lấy việc cải cách nền kinh tế èo uột của nước này . Ukraina hy vọng sẽ nhận được tổng cộng 27 tỷ USD trong vòng hai năm tới.
Trong một diễn biến khác, Nga hôm 3/4 đã tăng giá gas đối với Ukraina lần thứ hai trong tuần, gần như gấp đôi trong vòng ba ngày và chồng chất thêm áp lực lên quốc gia láng giềng, vốn đang trên bờ vực phá sản trong cuộc khủng hoảng về Crưm, hãng thông tấn Reuters đưa tin.
Việc tăng giá lần này, do nhà sản xuất khí đốt tự nhiên Gazprom thông báo tại Moscow, đồng nghĩa với việc Ukraina sẽ phải trả hơn 80% so với giá mà họ mua trước khi được nâng lên lần đầu vào hôm 1/4.
Người đứng đầu Gazprom, Alexei Miller đã báo cáo lên Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev rằng việc tăng giá gas là do áp dụng thêm thuế xuất khẩu khí đốt đối với Ukraina.
"Giá gas sẽ tự động tăng từ tháng Tư," Reuters trích lời ông Alexei.
Gazprom cũng khuyên Ukraine tăng dự trữ khí đốt để đảm bảo cung cấp ổn định cho châu Âu.Được biết, Liên minh châu Âu nhận khoảng một nửa nguồn cung cấp khí đốt từ Nga thông qua Ukraina.
Thủ tướng Ukraina Arseny Yatseniuk nói rằng động thái mới nhất, hai tuần sau khi Nga sáp nhập Crưm, là không thể chấp nhận được và cho rằng Nga đang gia tăng áp lực lên Kiev thông qua việc hạn chế cung cấp khí đốt cho nước mình.
Moscow thường xuyên dùng năng lượng như một vũ khí chính trị trong việc đối phó với các nước láng giềng và các khách hàng châu Âu đang lo ngại rằng Nga lại một lần nữa ngừng cung cấp khí đốt trong cuộc khủng hoảng Đông-Tây tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Ukraina cáo buộc Nga đặt mìn tại Crimea Chính quyền ở Kiev cho hay quân đội Nga đã đặt chất nổ tại ranh giới giữa Ukraina và Crimea, đồng thời chiếm một kho mìn của nước này để làm căn cứ huấn luyện. "Kiev quan ngại sâu sắc về việc Nga đặt mìn ở một số nơi thuộc lãnh thổ Ukraina như tại ranh giới giữa Ukraina và bán đảo Crimea...