Thông điệp năm mới của Tập Cận Bình, Carrie Lam về Hồng Kông
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết ông chân thành hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với Hồng Kông.
Bà Carrie Lam và ông Tập Cận Bình (ảnh tư liệu).
Theo SCMP, Trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia trước năm mới 2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết ông chân thành hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với Hồng Kông và cư dân tại đây, nói thêm rằng tình hình đặc khu là mối quan tâm của mọi người trong vài tháng qua.
“Nếu không có môi trường hài hòa và ổn định, Hồng Kông không thể trở thành nơi mọi người vui vẻ sống và làm việc?”, nhà lãnh đạo Trung Quốc cho hay.
Video đang HOT
Theo ông Tập, một Hồng Kông thịnh vượng và ổn định là khát vọng không chỉ của cư dân đặc khu, mà còn của người dân ở Trung Quốc đại lục.
Trong khi đó, phát biểu trước đêm giao thừa, trưởng đặc khu Hồng Kông – bà Carrie Lam đề cập tới hơn 6 tháng biểu tình tại trung tâm tài chính châu Á, cho biết tình trạng bất ổn đã gây ra nỗi buồn, sự lo lắng, thất vọng và giận dữ.
“Hãy bắt đầu năm 2020 với quyết tâm mới, nhằm khôi phục lại trật tự và sự hòa hợp trong xã hội. Từ đó, chúng ta có thể cùng nhau bắt đầu lại.
Người dân Hồng Kông từng giải quyết nhiều vấn đề khó khăn. Với khả năng hồi phục và sự thông tuệ, tôi tin chúng ta có thể một lần nữa vượt qua những thách thức hiện nay và tái thiết đặc khu”, bà Carrie Lâm nói trong một video kéo dài ba phút.
Theo baogiaothong.vn
Nhiều thách thức đối ngoại chờ Tổng thống Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump đón năm 2020 với những thách thức về chính sách đối ngoại trong lúc phải đương đầu với một phiên tòa luận tội tại Thượng viện và bận rộn với chiến dịch tái tranh cử.
Ông Ronald Neumann, Chủ tịch Học viện Ngoại giao Mỹ, nhận định rằng khả năng ông Trump bị bãi nhiệm là rất thấp nên vẫn còn nhiều vấn đề "nóng" chờ nhà lãnh đạo này giải quyết.
Tình hình bán đảo Triều Tiên chắc chắn là một trong những cơn đau đầu của nhà lãnh đạo Mỹ trong năm tới sau khi nỗ lực phi hạt nhân hóa bằng con đường ngoại giao gặp bế tắc.
Theo truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm 30-12, nhà lãnh đạo Kim Jong-un kêu gọi quân đội và giới ngoại giao Triều Tiên chuẩn bị các biện pháp tấn công để bảo vệ an ninh và chủ quyền của đất nước. Lời kêu gọi này ngay trước thềm thời hạn chót cuối năm mà Bình Nhưỡng đưa ra để Washington có những nhượng bộ nhằm thúc đẩy đối thoại hạt nhân đang đình trệ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại căn cứ không quân Bagram ở Afghanistan hôm 28-11 Ảnh: REUTERS
Một thách thức lớn không kém là căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Iran kể từ khi ông Donald Trump rút Washington khỏi thỏa thuận hạt nhân do Tehran ký với Mỹ và 5 nước khác vào năm 2015. Nhà Trắng đã tiến hành chiến dịch gây áp lực tối đa đối với Iran và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này. Mục tiêu của ông Donald Trump là buộc Iran tái thương thảo về một thỏa thuận có lợi hơn cho Mỹ.
Đáp lại, chính quyền Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã giảm tuân thủ thỏa thuận, đồng thời tuyên bố không bao giờ đàm phán song phương với Mỹ. Một diễn biến đột phá ngoại giao hiếm hoi đã xảy ra khi Iran và Mỹ có cuộc trao đổi tù nhân vào đầu tháng này. Tuy nhiên, Iran sau đó nhắc lại tuyên bố trên dù cho biết hai bên có thể thu xếp trao đổi thêm tù nhân.
Thêm một bài toán khó nữa đang chờ Tổng thống Donald Trump là chấm dứt sự can dự kéo dài hơn 18 năm của Mỹ ở Afghanistan. Những người chỉ trích lo ngại việc Mỹ sẽ nhượng bộ Taliban quá nhiều cũng như không tin phong trào này sẽ tuân thủ bất kỳ thỏa thuận nào đạt được nhằm chấm dứt giao tranh tại Afghanistan.
Trong một diễn biến đáng chú ý, các thủ lĩnh Taliban hôm 29-12 đồng ý ngừng bắn tạm thời trên toàn lãnh thổ Afghanistan, được kỳ vọng sẽ dẫn đến một thỏa thuận hòa bình với Washington để ông Donald Trump rút binh sĩ Mỹ khỏi đó. Theo AP, Mỹ muốn một thỏa thuận như thế phải bao gồm cam kết từ Taliban rằng sẽ không để các nhóm khủng bố sử dụng Afghanistan như một căn cứ. Một phần quan trọng khác của thỏa thuận là Taliban đồng ý tham gia đàm phán về tương lai của quốc gia Nam Á này thời hậu chiến.
Lục San
Theo nld.com.vn
20 năm nắm quyền, ông Putin có lựa chọn nào cho tương lai? Đến năm 2024, ông Putin có thể tiếp tục nắm quyền với tư cách thủ tướng, hoặc sáp nhập Belarus để đứng đầu một nhà nước thống nhất mới, hoặc lựa chọn mô hình giống Kazakhstan. Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh dấu hai thập kỷ nắm quyền, ông tự hào về những thành tựu nhưng vẫn tỏ ra e ngại về...