Thông điệp mới trong phòng, chống HIV/AIDS
Thông điệp “K=K” (không phát hiện = không lây truyền) nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và chính những người nhiễm HIV trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.
Thông điệp này cho thấy, HIV/AIDS giờ đây không còn là “vô phương cứu chữa” mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính, có thể dự phòng và điều trị.
Tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV để đạt mục tiêu K=K.
GS, TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Mục tiêu của chiến dịch “K=K” nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng để biết rằng chiến dịch này có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc phòng, chống lây truyền HIV/AIDS. Khi một người uống thuốc kháng vi-rút (ARV) hằng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt và duy trì mức tải lượng vi-rút dưới 200 bản sao/ml máu, được xác định là ngưỡng không phát hiện, không có nguy cơ lây truyền HIV. Bằng chứng khoa học này được gọi là “không phát hiện = không lây truyền”.
Video đang HOT
ây là phát hiện quan trọng giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV; người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ. Bằng chứng khoa học này giúp người cung cấp dịch vụ và cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Khi chiến dịch giúp nhiều người nhận thức đúng sẽ tạo tiền đề để tiến tới đạt mục tiêu 90-90-95 (90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người biết tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV; 95% số người được điều trị ARV có tải lượng vi-rút dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền…) và kiểm soát được dịch với K=K.
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, cả nước có gần 140 nghìn người bệnh đang điều trị ARV và có thể sử dụng K=K mở rộng độ bao phủ điều trị. Chiến dịch quốc gia K=K đang được tập trung ở Trung ương và 11 tỉnh, thành phố với các tài liệu truyền thông, sự kiện cộng đồng, các hoạt động truyền thông xã hội từ đó lồng ghép thông điệp K=K vào điều trị ARV là dự phòng trong chiến lược phòng, chống HIV/AIDS. Các tỉnh, thành phố khác sẽ lồng ghép thông điệp K=K trong tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1-12).
Chị Chu Thị Tâm, ở Hà Nội chia sẻ: “Khi biết thông tin về chiến dịch, tôi vui mừng lắm, vì đó chính là cái phao cứu vớt cho những người nhiễm HIV như chúng tôi. Tôi bị phát hiện nhiễm HIV năm 2006 từ chồng nghiện ma túy. Anh mất không phải chỉ vì bệnh AIDS mà còn vì sự kỳ thị của chính gia đình chồng, người thân. Không chịu nổi anh đã tự tử. Anh để lại một người vợ nhiễm HIV cùng hai con gái đang tuổi ăn học mưu sinh với cuộc sống. Gạt nước mắt, tôi mạnh mẽ bước tiếp, ngày đêm kiếm kế sinh nhai để nuôi dạy hai con trưởng thành. Giờ một cháu đã tốt nghiệp đại học, còn một cháu sắp tốt nghiệp. Hiện nay, song song với việc dùng thuốc ARV đều đặn, tôi tham gia các nhóm tự lực và tuyên truyền về những lợi ích chương trình, cách phòng, tránh lây nhiễm HIV sang người thân. Chương trình K=K hiện nay đang là giải pháp hữu hiệu nhất, nhằm tránh lây nhiễm HIV sang cho người thân và là một phác đồ điều trị rất hiệu quả cho những người nhiễm HIV như chúng tôi, nhất là những người mới nhiễm HIV”.
Bà Caryn R.McClelland, Phó ại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đánh giá: Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong các hoạt động K=K do đã sớm đưa các phát hiện này vào các chính sách và chương trình quốc gia. Việt Nam được đánh giá là có tỷ lệ ức chế vi-rút HIV thuộc các nước cao nhất thế giới. Cần khuyến khích tất cả những người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng vi-rút cho những người nhiễm; điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho những người âm tính với HIV. Bằng cách này, mỗi quốc gia đều có thể ngăn chặn sự lây truyền và phát triển dịch HIV.
THANH MAI
Theo Nhân dân
Hà Nội: Đảm bảo 100% người nhiễm HIV đang điều trị ARV có thẻ BHYT
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, 9 tháng đầu năm 2019, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn thành phố.
Bằng các hình thức truyền thông trực tiếp và gián tiếp cho các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao cũng như cho mọi người dân trong cộng đồng, hoạt động này đã thu hút được với sự tham gia của 30 quận, huyện, thị xã; các sở, ban ngành, đoàn thể.
Tính đến 31-8-2019, lũy tích số người nhiễm HIV trên địa bàn TP là 27.902 người; trong đó: 21.847 người nhiễm HIV còn sống, 6.055 trường hợp người tử vong, số người nhiễm HIV phát hiện mới và cập nhật 8 tháng 2019: 1032 người, tăng 51,8% so với cùng kỳ 2018 (8 tháng 2018 phát hiện 680 người). Trên địa bàn thành phố có 17 cơ sở điều trị Methadone, điều trị cho: 4.945 bệnh nhân (đạt 76,1% chỉ tiêu được thành phố giao). Đồng thời, duy trrì 73 phòng xét nghiệm sàng lọc.
Ảnh minh họa
Đối với các hoạt động can thiệp, tính đến 30-6-2019, đã cấp phát 1.583.816 chiếc bơm kim tiêm cho 9.599 người tiêm chích ma túy (đạt 99% so với kế hoạch), cấp phát 849.703 chiếc bao cao su cho 1.610 phụ nữ mại dâm (đạt 49% so với kế hoạch), 4.031 người nam có quan hệ tình dục đồng giới (đạt 69% so với kế hoạch), 8.774 người nghiện chích ma túy và 2.074 người vợ/chồng, bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV.
Trong hỗ trợ điều trị HIV/AIDS, đã duy trì 22 phòng khám ngoại trú (PKNT) điều trị 14.050/18.000 người, đạt 78,1% kế hoạch năm; số người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại 20 cơ sở điều trị HIV/AIDS do Sở Y tế quản lý: 9.529/14.000 người, đạt 68,1%kế hoạch năm; số bệnh nhân mới điều trị ARV: 955/5.358 người, đạt 17,8% kế hoạch năm. Đã xét nghiệm 71.438 phụ nữ mang thai, phát hiện mới 21 trường hợp.
Trong những tháng cuối năm, Sở Y tế sẽ tiếp tục duy trì đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tại các cấp bằng nhiều phương thức khác nhau; Tổ chức triển khai Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ngày 1/12 tại Thành phố và 30 quận/huyện/thị xã. Đồng thời, tiếp tục triển khai lấy mẫu giám sát trọng điểm HIV tại các quận/huyện cho đối tượng nguy cơ cao.
Ngoài ra, tăng cường công tác tư vấn, vận động người nhiễm tham gia BHYT; đảm bảo 100% người nhiễm HIV đang điều trị ARV có thẻ BHYT và triển khai cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh HIV qua BHYT, đảm bảo 70% bệnh nhân đang điều trị được tiếp cận với ít nhất 1 dịch vụ qua BHYT.
Theo PLXH
Nhiễm HIV không còn là bệnh "vô phương cứu chữa" Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, 95% số người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền. Ngày 22/10, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai khởi động Chiến dịch quốc gia "Không phát hiện=Không lây truyền". Chiến dịch sẽ diễn ra từ nay đến tháng...