Thông điệp đằng sau chuyến công du châu Âu của Tổng thống Mỹ Biden
Chuyến công du châu Âu của Tổng thống Mỹ Joe Biden lần này là một trong những chuyến thăm được quan tâm nhất trong thời gian gần đây vì nhiều lý do.
Theo CNN, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khởi hành hôm 23/3 (giờ Washington) để thực hiện một trong những chuyến công du được quan tâm nhất trong thời gian gần đây, thời điểm để Tổng thống Mỹ nắm quyền lãnh đạo một phương Tây thống nhất, đoàn kết mới. Khi rời Nhà Trắng, ông Biden dường như có ý định sử dụng chuyến thăm châu Âu để gửi đi các thông điệp.
Tổng thống Mỹ tại căn cứ không quân Andrews ngày 23/3 Ảnh: AP
Tại châu Âu, ông Biden sẽ tham dự các hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của NATO, Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm G7, thể hiện sự hợp tác trong việc trừng phạt Nga và cung cấp hỗ trợ cho Ukraine. Tại điểm dừng chân tiếp theo ở Ba Lan, ông Biden tập trung vào cuộc khủng hoảng sơ tán lớn do cuộc xung đột Nga-Ukraine, cũng như để trấn an các đồng minh ở rìa phía đông của NATO.
Đối với Tổng thống Biden, các cuộc hội đàm lần này là một cơ hội để chứng minh những ưu tiên chính sách đối ngoại mà ông đã cam kết khi tranh cử, với việc khôi phục quyền lãnh đạo của Mỹ và hàn gắn các liên minh đã rạn nứt.
Nhưng cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine được nhiều người coi là một trong những thách thức lớn đối với ông Biden. Một lời thách thức từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, được đưa ra vào tuần trước trong bài phát biểu trực tuyến trước Quốc hội Mỹ, đang phủ bóng lên chuyến công du của ông Biden: “Trở thành nhà lãnh đạo của thế giới có nghĩa là trở thành nhà lãnh đạo của hòa bình”.
Nhà Trắng đã loại trừ khả năng ông Biden đến thăm Kiev sau khi các nhà lãnh đạo Ukraine nói rằng điều này sẽ trở thành một biểu tượng mạnh mẽ trong bối cảnh xung đột. Thay vào đó, ông Biden sẽ thể hiện những nỗ lực trực tiếp nhất của mình, hội đàm với những người đồng cấp vào thời điểm quan trọng của cuộc khủng hoảng nhằm thống nhất liên minh phương Tây.
Trong số các chủ đề mà các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ thảo luận là cách đối phó nếu Nga quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc hóa học hay tiến hành một cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Khi được hỏi về nguy cơ xảy ra chiến tranh hóa học lúc rời Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ nói rằng đó là “một mối đe dọa thực sự”.
Bên cạnh đó, ông Biden cũng muốn thúc đẩy các đồng minh hành động chống Nga nhân chuyến thăm châu Âu lần này. Sau một lịch trình hội đàm dày đặc, nhà lãnh đạo Mỹ được cho là sẽ công bố một số hành động cùng với các đối tác: những biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, các hạn chế nguồn thu từ dầu và khí đốt, hoặc các thông báo mới về hỗ trợ quân sự hay tài chính cho Ukraine.
Video đang HOT
Một quan chức Mỹ cho biết, ông Biden có kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt trong tuần này đối với hàng trăm người Nga phục vụ trong cơ quan lập pháp cấp thấp hơn của nước này.
Theo quan chức trên, trước chuyến đi của ông Biden tới Brussels, Lầu Năm Góc đã cung cấp cho Nhà Trắng một loạt lựa chọn nhằm tăng cường thêm binh sĩ của Mỹ ở Đông Âu. Ông Biden có thể công bố những thay đổi về thế trận cũng như cách bố trí lực lượng sau cuộc họp ngày 24/3, mặc dù điều này vẫn còn phụ thuộc vào các cuộc đàm phán với những đồng minh.
Đại sứ Mỹ tại NATO Julianne Smith ngày 23/3 cho biết, tại hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo NATO sẽ thông qua việc triển khai thêm 4 đơn vị chiến đấu ở Hungary, Romania, Bulgaria và Slovakia. Phát biểu tại một sự kiện của Hội đồng Đại Tây Dương, bà Smith lưu ý thêm rằng NATO sẽ thảo luận về sự hiện diện lực lượng ở sườn phía Đông của khối trong trung và dài hạn.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine chi phối chuyến công du châu Âu của Tổng thống Mỹ Biden. Ảnh: AP
Một ngày trước khi ông Biden thực hiện chuyến công du châu Âu, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan chia sẻ, Tổng thống Mỹ sẽ đưa ra một loạt thông báo mới, bao gồm “một hành động chung nhằm tăng cường an ninh năng lượng của châu Âu và giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga về lâu dài” cũng như “những điều chỉnh về thế trận của lực lượng NATO ở sườn phía Đông”.
Tổng thống Biden cũng sẽ đưa ra các cam kết hơn nữa về nhân quyền “để ứng phó với dòng người tị nạn ngày càng tăng” từ Ukraine.
“Một trong những yếu tố chính trong thông báo mới của Tổng thống Biden sẽ không chỉ tập trung vào việc bổ sung các biện pháp trừng phạt mới, mà còn đảm bảo rằng có một nỗ lực chung để ngăn chặn hành vi trốn tránh, phá vỡ các lệnh trừng phạt bằng bất kỳ nỗ lực nào của bất kỳ quốc gia nào muốn hỗ trợ Nga để cơ bản làm suy yếu các lệnh trừng phạt”, ông Sullivan nói.
Nhưng các nhà lãnh đạo phương Tây cũng đối mặt với những hạn chế trong các biện pháp nhằm vào Nga. Ông Biden và các đồng minh phương Tây đã loại trừ việc triển khai lực lượng của họ ở Ukraine, cảnh giác với việc tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột. Họ đã từ chối lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Zelensky để thiết lập vùng cấm bay hoặc cung cấp máy bay chiến đấu.
Ngay cả một đề xuất của Ba Lan về việc thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Ukraine, mà Warsaw dự kiến nêu ra trong cuộc họp ngày 24/3, đã vấp phải sự hoài nghi từ các quan chức Mỹ, cho rằng ông Biden phản đối bất kỳ kịch bản nào khiến quân Mỹ trực tiếp đụng độ với phía Nga.
Ông Biden cảnh báo trừng phạt Nga tại thượng đỉnh với ông Putin
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao đổi nhiều vấn đề "nóng" tại hội nghị thượng đỉnh lần 2 hôm 7/12.
Tổng thống Vladimir Putin dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Joe Biden hôm 7/12 (Ảnh: Reuters).
Theo Reuters, 2 nhà lãnh đạo Nga - Mỹ đã trao đổi về tình hình Ukraine và các vấn đề căng thẳng khác trong 2 giờ hội đàm trực tuyến hôm 7/12. Hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Vladimir Putin diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương đang xuống mức thấp nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh.
"Tổng thống Biden đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của Mỹ và các đồng minh châu Âu về việc Nga tăng cường các lực lượng xung quanh Ukraine", Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố ngay sau cuộc hội đàm.
Theo tuyên bố của Nhà Trắng, Tổng thống Biden đã "nói rõ rằng Mỹ và các đồng minh sẽ đáp trả bằng các biện pháp kinh tế và các biện pháp mạnh mẽ khác trong trường hợp căng thẳng quân sự leo thang". Nhà lãnh đạo Mỹ cũng nhấn mạnh "ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, đồng thời kêu gọi giảm leo thang và quay trở lại con đường ngoại giao".
Trong thông báo phát đi sau thượng đỉnh, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin đã chỉ trích hoạt động quân sự của NATO gần biên giới Nga.
"Nga thực sự quan tâm đến việc có được những đảm bảo pháp lý đáng tin cậy nhằm chống lại sự bành trướng về phía đông của NATO và việc triển khai vũ khí tấn công ở các quốc gia tiếp giáp với Nga", Điện Kremlin nêu rõ.
Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy có thể có tới 100.000 binh sĩ Nga tập trung ở khu vực gần biên giới Ukraine, khiến các nước phương Tây lo ngại. Tuy nhiên, Moscow phủ nhận có bất kỳ kế hoạch quân sự nào với Ukraine.
Tổng thống Joe Biden và các quan chức Mỹ trong cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Putin ở Nhà Trắng (Ảnh: Reuters).
Cố vấn Điện Kremlin Yuri Ushakov cho biết: "Rất khó để mong đợi bất kỳ đột phá bất ngờ nào, nhưng 2 tổng thống đã cho thấy sự sẵn sàng của họ trong việc tiếp tục trao đổi các công việc thực tế và bắt đầu thảo luận về các vấn đề nhạy cảm mà Moscow thực sự lo ngại".
Ông Ushakov cho biết Tổng thống Putin và Tổng thống Biden nhấn mạnh sự cần thiết của nỗ lực bình thường hóa quan hệ song phương và tiếp tục hợp tác trong các vấn đề mà 2 nước cùng quan tâm như an ninh mạng.
Tại hội đàm, 2 bên nhất trí tiếp tục duy trì liên lạc và chỉ đạo các nhóm của mỗi bên tham vấn về vấn đề Ukraine. Hai nhà lãnh đạo cũng hy vọng có thể tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp để thảo luận về quan hệ song phương, trong đó tồn tại nhiều mâu thuẫn như vấn đề Syria, các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và cáo buộc tấn công mạng của Nga nhằm vào các công ty Mỹ.
Tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến, Tổng thống Biden ngồi trong Phòng Tình huống của Nhà Trắng cùng Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Putin ngồi một mình trước một chiếc bàn dài tại dinh thự của ông ở Sochi.
Một quan chức Ukraine cho biết sau cuộc hội đàm Nga - Mỹ, Ukraine rất cảm kích Tổng thống Biden vì "sự ủng hộ vững chắc" của ông dành cho Kiev. Một dự luật quốc phòng của Quốc hội Mỹ đã được công bố sau cuộc hội đàm, bao gồm 300 triệu USD hỗ trợ của Mỹ dành cho quân đội Ukraine.
Trước hội đàm với Tổng thống Mỹ, ông Putin nói rằng ông coi liên minh ngày càng chặt chẽ của Ukraine với các nước phương Tây là mối đe dọa đối với an ninh của Nga và bất kỳ động thái nào của Ukraine để gia nhập NATO hoặc sở hữu tên lửa của NATO đều không thể chấp nhận được.
"Nga chưa bao giờ lên kế hoạch tấn công bất kỳ ai. Nhưng chúng tôi có những lằn ranh đỏ của riêng mình", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh.
Nghị sự dày đặc của Tổng thống Mỹ tại châu Âu Theo kế hoạch, ngày 23/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Brussels (Bỉ), nơi đặt trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) Để tham dự các cuộc họp với các nhà lãnh đạo cấp cao khác. Sau đó, Tổng thống Biden dự định...