Thông điệp cứng rắn từ Bình Nhưỡng và Washington
Những động thái được cho nhằm thể hiện lập trường không khoan nhượng của Triều Tiên trong đàm phán phi hạt nhân hóa liên tiếp được phát đi từ Bình Nhưỡng với điểm đến là Washington.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong chuyến thị sát một loạt nhà máy chế tạo cơ khí quan trọng của Triều Tiên
Trong lần xuất hiện công khai đầu tiên trước người dân Triều Tiên được phản ánh trên truyền thông nhà nước trong 3 tuần qua, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tới thị sát một số nhà máy cơ khí chế tạo và các cơ sở kinh tế tại tỉnh Jagang ở miền Bắc giáp giới với Trung Quốc. Lần gần đây nhất nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên xuất hiện là khi Bình Nhưỡng phóng thử các vật thể bay tầm ngắn ngày 9-5 vừa qua.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thực hiện chuyến đi thị sát các Nhà máy Máy kéo Tổng hợp Kanggye, Nhà máy Cơ khí chính xác Kanggye, Nhà máy Công cụ cơ khí Jangjagang và Nhà máy Cơ khí tổng hợp 8-2. Lên tiếng trong chuyến đi tới những nhà máy quan trọng trong lĩnh vực kinh tế của Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đánh giá cao việc các nhà máy đã góp phần tăng cường năng lực phòng thủ đất nước, đồng thời yêu cầu cần phải có “kế hoạch hiện đại hóa cao hơn, qua đó vươn lên tầm cao tiến bộ của thế giới”.
Việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát các cơ sở chế tạo cơ khí quan trọng của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh nước này đang phải chịu lệnh cấm vận và trừng phạt của quốc tế do chương trình hạt nhân gây tranh cãi. Trong khi đó, ai cũng thấy rõ Mỹ xem trừng phạt như là thứ “vũ khí” lợi hại để gây áp lực buộc Triều Tiên phải nhân nhượng trên bàn đàm phán cũng như thực thi phi hạt nhân hóa.
Bởi thế, theo giới phân tích, chuyến thị sát các cơ sở sản xuất trọng yếu của ông Kim Jong-un được cho muốn khẳng định rằng Triều Tiên vẫn trụ vững trước mọi sự bao vây, cấm vận. Cũng rất đáng chú ý khi không lâu trước chuyến thị sát của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, đã đăng bài xã luận quan trọng nhấn mạnh tới tinh thần tự lực tự cường và một nền kinh tế quốc gia độc lập là yếu tố then chốt giúp thúc đẩy sự phát triển và quyết định số phận của quốc gia này.
Chuyến thị sát của nhà lãnh đạo Kim Jong-un còn được cho nhằm chuyển tải “thông điệp kép” khi những địa điểm mà ông Kim đến thăm có Nhà máy Cơ khi tổng hợp 8-2 được cho là nơi chế tạo bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên. Do đó, việc ông Kim Jong-un tới đây đã làm dấy lên dư luận về khả năng Triều Tiên có thể tiến hành vụ thử tên lửa ICBM mới trong bối cảnh đàm phán hạt nhân với Mỹ bế tắc bởi đây chính là địa điểm Bình Nhưỡng đã phóng tên lửa ICBM Hwasong-14 vào ngày 28-7-2017 và ông Kim Jong-un từng trực tiếp giám sát.
Video đang HOT
Thông điệp cứng rắn vừa phát đi từ Bình Nhưỡng đã nhận được phản hồi cứng rắn không kém từ Washington khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 3-6 bất ngờ tuyên bố rằng Triều Tiên “có thể” đã vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc khi tiến hành các vụ phóng tên lửa hồi đầu tháng 5 vừa qua. Đánh giá này của quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của Mỹ thay đổi hẳn so với tuyên bố của Tổng thống Donald Trump đưa ra ngay sau 2 vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên rằng ông coi các vụ phóng thử tên lửa này là “điều rất bình thường” và cũng không coi đó là hành động “phá vỡ niềm tin” của Bình Nhưỡng.
Thái độ và lập trường cứng rắn từ cả hai phía Mỹ và Triều Tiên trong bối cảnh tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa đang bị “đóng băng” đã khiến dư luận không khỏi lo lắng về khả năng tiến trình này có thể quay về điểm xuất phát, đẩy bán đảo Triều Tiên trở lại thời kỳ đối đầu căng thẳng trước đây.
Theo ANTD
Thượng đỉnh Nga - Triều Tiên: Mục tiêu giảm cấm vận
Ông Kim Jong-un hy vọng sẽ có được sự đồng thuận của Nga về việc giảm nhẹ các lệnh cấm vận với Triều Tiên.
Lễ đón nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Vladivostok. Ảnh: Reuters
Theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), sau hành trình hơn 20 giờ từ Bình Nhưỡng, đoàn tàu bọc thép đưa đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên do nhà lãnh đạo Kim Jong-un dẫn đầu vào chiều 24-4 đã tới Vladivostok, vùng Viễn Đông Nga, để có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 25-4.
Khả năng khởi động lại đàm phán 6 bên
Ông Kim Jong-un mất 2 giờ để tới đảo Rusky. Cuộc hội đàm dự kiến sẽ diễn ra tại Trường Đại học Liên bang Viễn Đông (FEFU), trên đảo Rusky. Chủ trì lễ đón nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là Phó Thủ tướng Nga kiêm Đặc phái viên của Tổng thống Nga tại vùng Viễn Đông Yury Trutnev.
Phát biểu trên đài truyền hình Nga Rossiya 24, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhấn mạnh: "Tôi hy vọng các cuộc hội đàm sẽ thành công và hữu ích. Tôi hy vọng chúng tôi có thể thảo luận cụ thể các vấn đề trong đàm phán hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và mối quan hệ song phương".
Đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh Nga - Triều Tiên đầu tiên. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh hai cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên vẫn chưa giúp giảm bớt các trừng phạt chống Triều Tiên, cũng như chưa có các bước đi cụ thể hướng đến phi hạt nhân hóa. Nhà lãnh đạo Triều Tiên kỳ vọng Nga sẽ tạo một "đòn bẩy" cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba với Mỹ sắp tới.
KCNA dẫn lời ông Yuri Ushakov, Trợ lý Tổng thống Nga Vladimir Putin, nói: "Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sẽ là vấn đề chính trong chương trình nghị sự của cuộc gặp".
Theo ông Ushakov, trong vài tháng qua, tình hình đã được ổn định phần nào nhờ phần lớn vào các sáng kiến của Triều Tiên về việc ngừng thử tên lửa, đóng cửa bãi thử hạt nhân của nước này và Nga dự định sẽ bằng mọi cách có thể để củng cố xu hướng tích cực đó.
Ông Kim Jong-un hy vọng sẽ có được sự đồng thuận của Nga về việc giảm nhẹ các lệnh cấm vận với Triều Tiên. Đài truyền hình NHK của Nhật Bản đã dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của Nga rằng ông Putin có thể đề xuất khởi động lại cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa 6 bên gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và hai miền Triều Tiên vốn bị ngừng trệ vào năm 2008.
Tái khẳng định vai trò của Nga
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết họ quan tâm đến chương trình nghị sự của cuộc gặp gồm quan hệ Nga - Triều Tiên, phi hạt nhân hóa và hợp tác khu vực.
"Nga chia sẻ quan điểm của chúng tôi về thành tựu phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên và giải quyết hòa bình vĩnh viễn", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kim In-chul nói tại Seoul.
Đây là chuyến thăm nước ngoài lần đầu tiên của ông Kim Jong-un sau khi được bầu lại làm Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên và là chuyến thăm Nga đầu tiên của ông trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên.
Tháp tùng ông Kim Jong-un có 2 Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên Kim Phyong-hae và O Su-yong, Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong-ho và nhà đàm phán hạt nhân kỳ cựu Choe Son-hui.
Theo Tass, ngoài cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, sẽ có cuộc hội đàm giữa đoàn đại biểu cấp cao hai bên, trong đó phía Nga có Phó Thủ tướng Yuri Trutnev dẫn đầu.
Theo CNN, đặc phái viên Mỹ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, ông Stephen Biegun đã thăm Moscow vào tuần trước để hội đàm với người đồng cấp Igor Morgulov. Sau cuộc gặp, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hai bên sẽ tiếp tục thu hẹp bất đồng về Triều Tiên.
"Mỹ và cộng đồng quốc tế cam kết cùng một mục tiêu phi hạt nhân hóa cuối cùng, được xác minh đầy đủ từ Triều Tiên", quan chức này nói khi được hỏi về hội nghị thượng đỉnh Nga - Triều Tiên.
Ông Artyom Lukin, giáo sư tại FEFU nhấn mạnh: "đối với Nga, hội nghị thượng đỉnh Putin - Kim sẽ tái khẳng định vị trí của Moscow như một đối tác chính trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc gặp này rất quan trọng đối với uy tín quốc tế của Nga".
KHÁNH MINH tổng hợp
Theo ANTD
Tổng thống Trump: "Mối quan hệ của tôi với ông Kim Jong-un rất tốt" Tổng thống Donald Trump cho biết mối quan hệ của ông với nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn "rất tốt" mặc dù cả hai không đạt được thỏa thuận sau hội nghị thượng đỉnh gần đây. Tổng thống Donald Trump bắt tay nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Hà Nội. (Ảnh: AFP) "Chúng ta vẫn đang hòa hợp với Triều Tiên. Hãy chờ...