Thông điệp của TT Putin với Mỹ: Có cương, có nhu
Trong thông điệp chúc mừng Ngày Quốc khánh Mỹ (4/7), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện mong muốn phát triển một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ và kêu gọi hai nước Nga, Mỹ chia sẻ trách nhiệm bảo vệ an ninh và sự ổn định toàn cầu. Tuy nhiên, trước đó, ông Putin đã thẳng thừng tuyên bố, thế giới đơn cực đã chấm dứt.
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) –
Tổng thống Putin
Tổng thống Putin chìa tay với người đồng cấp Obama
Trong điện mừng Ngày Quốc khánh Mỹ (4/7) gửi Tổng thống Barack Obama, Tổng thống Putin hôm nay đã kêu gọi một mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa Nga và Mỹ.
Quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới và cũng là địch thủ thời Chiến tranh Lạnh đã rơi xuống mức thấp nhất trong mấy năm trở lại đây, đặc biệt xấu đi nghiêm trọng do những bất đồng nảy sinh từ cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine và Syria cũng như những khác biệt về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Cả Nga và Mỹ đều là những cường quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới, có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, hai nước này ít tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề quốc tế quan trọng
“Nguyên thủ của Nga đã bày tỏ hy vọng rằng, mối quan hệ giữa hai nước Nga và Mỹ sẽ phát triển thành công dựa trên nền tảng của chủ nghĩa thực dụng và sự bình đẳng bất chấp những khó khăn và sự khác biệt”, điện Kremlin cho biết trong một tuyên bố.
“Tổng thống Vladimir Putin cũng nhấn mạnh rằng, Nga và Mỹ với tư cách là hai nước mang trọng trách đặc biệt là bảo vệ sự ổn định và an ninh quốc tế, nên hợp tác với nhau không chỉ vì quyền lợi và lợi ích của mỗi nước mà còn vì toàn bộ thế giới”, tuyên bố của điện Kremlin cho hay.
Quan hệ vốn không êm đẹp giữa Nga và Mỹ đã tụt thêm một bậc kể từ sau khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine bùng lên. Mỹ cùng với các đồng minh phương Tây liên tục cáo buộc, đổ lỗi cho Moscow đã châm ngời cho cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine và kích động tình hình bất ổn ở miền đông nước này. Bất chấp việc Nga liên tục bác bỏ những cáo buộc trên, Mỹ vẫn hạn chế quan hệ hợp tác với Nga đồng thời tung ra một loạt đòn trừng phạt nhằm vào Nga sau sự kiện bán đảo Crimea được sáp nhập trở lại Nga.
Video đang HOT
Mỹ cũng vận động, thuyết phục Liên minh Châu Âu (EU) làm theo họ, tung ra các biện pháp trừng phạt Moscow . Washington còn đe dọa sẽ áp đặt thêm nhiều biện pháp trừng phạt hà khắc hơn, đau đớn hơn nhằm vào nền kinh tế của Nga nếu Moscow không có động thái nhằm làm dịu tình hình ở khu vực miền đông.
Đáp lại, Nga cảnh báo, những biện pháp trừng phạt mà Mỹ và phương Tây đang định nhăm nhe áp đặt vào nước họ sẽ phản tác dụng, mang lại hậu quả gậy ông đập lưng ông cho chính những nước “ra đòn”.
Putin: Thế giới đơn cực đã qua
Mặc dù chìa tay ra với Mỹ nhưng Tổng thống Putin không ngần ngại tuyên bố, thế giới đơn cực đã chấm dứt. Đây rõ ràng là phát biểu nhằm trực tiếp vào Mỹ – siêu cường duy nhất của thế giới.
Những sự kiện toàn cầu hiện nay đã cho thấy rõ một điều, mô hình thế giới đơn cực đã thất bại, Nhà lãnh đạo Nga đã tuyên bố như vậy trong bài phát biểu hồi đầu tuần.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, mô hình thế giới đơn cực đã thất bại. Các dân tộc và các nước đang ngày càng bày tỏ rõ ràng hơn quyết tâm của họ trong việc tự định đoạt số mệnh của riêng họ, bảo vệ bản sắc văn hóa và nền văn minh của họ. Điều này đi ngược lại với những nỗ lực của phương Tây nhằm tìm cách thống trị trong các lĩnh vực như quân sự, chính trị, tài chính, kinh tế và tư tưởng”, ông Putin trong cuộc gặp với các đại sứ và đại diện thường trực của Nga.
Tổng thống Putin đã nhắc đến thực tế rằng, các đối tác phương Tây của Nga đã dùng thời gian trong suốt hai thập kỷ qua để tìm cách thuyết phục Moscow về những ý định tốt đẹp của họ cũng như sự sẵn sàng của họ trong việc xây dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược trong khi trên thực tế, họ lại tìm cách mở rộng NATO và tìm cách mở rộng một không gian chính trị-quân sự mà họ kiểm soát ngày càng sát biên giới Nga.
“Những nước liên tục tự nhận có vai trò độc nhất không thích những chính sách độc lập của Nga. Sự kiện ở Ukraine đã khẳng định rằng, mô hình quan hệ với Nga chứa đầy những tiêu chuẩn kép không còn có tác dụng”, Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Ông chủ điện Kremlin thẳng thắn kêu gọi các đối tác phương Tây hãy chấm dứt việc áp đặt các nguyên tắc của những nước này lên các nước khác.
“Tôi hy vọng, chủ nghĩa thực dụng sẽ thắng thế. Phương Tây sẽ từ bỏ các tham vọng cũng như những theo đuổi về việc thành lập một &’doanh trại thế giới’ để sắp xếp mọi thứ theo hàng lối, để áp đặt các quy định ứng xử đồng bộ vào cuộc sống của các nước khác”, ông Putin phát biểu.
“Tôi hy vọng, phương Tây sẽ bắt đầu xây dựng các mối quan hệ dựa trên quyền bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và quan tâm đến lợi ích của nhau”. Để dẫn chứng cho phát biểu trên, ông Putin đã nói đến tình hình hợp đồng mua tàu chiến lớp Mistral của Pháp. Thỏa thuận này đã được hai nước ký kết nhưng đã có nguy cơ bị hủy bỏ hồi tháng 3 vừa rồi.
“Chúng tôi biết rõ về áp lực mà các đối tác Mỹ đặt lên đối với nước Pháp để buộc Pháp không giao tàu chiến lớp Mistral cho Nga. Và chúng tôi biết rằng, họ đã ám chỉ rằng, nếu Pháp không giao tàu chiến lớp Mistral, các biện pháp trừng phạt lên các ngân hàng sẽ dần được dỡ bỏ hay ít nhất được giảm đi một cách tối thiểu. Điều đó là gì nếu không phải là một sự dọa dẫm”, ông Putin chỉ trích.
Theo_VnMedia
Nhật - Ấn hợp tác hạt nhân, Trung Quốc hốt hoảng
Ấn Độ đang đóng vai trò nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Việc thắt chặt mối quan hệ tốt hơn với nền kinh tế lớn thứ ba châu Á (tức Ấn Độ) nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng chiếm đa số ghế tại quốc hội Nhật Bản.
Trong tương lai gần, Ấn Độ và Nhật Bản còn có những gắn kết chặt chẽ hơn ở khía cạnh quốc phòng, đặc biệt là "năng lượng hạt nhân" khi cả hai cùng có mối lo chung về Trung Quốc.
Nhật - Ấn tương thông
Nói chuyện với khán giả tại New Delhi, thông qua truyền hình trực tiếp từ một cuộc hội thảo ở Tokyo mang tên "Nhật Bản - thời điểm của Ấn Độ", ông Tomohiko Taniguchi, cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật, cho biết hy vọng mối quan hệ New Delhi - Tokyo sẽ được nâng cấp lên thành mối quan hệ đối tác đặc biệt, không chỉ về kinh tế, đầu tư mà còn về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại".
Ông Taniguchi nói Ấn Độ đã có một vị trí đặc biệt trong tâm trí Thủ tướng Abe và xác định rõ vấn đề quốc phòng, đặc biệt là năng lượng hạt nhân, sẽ trở thành lĩnh vực cả hai bên có thể làm việc trong tương lai.
Taniguchi nhắc lại ông Abe đã coi tân thủ tướng của Ấn Độ Narendra Modi là một người bạn đặc biệt, điều này sẽ củng cố liên minh Ấn Độ - Nhật Bản trong thời gian tới. Dự kiến vào đầu tháng 7, ông Modi sẽ sang Nhật và đây là chuyến công du thứ hai của ông ở cương vị hủ tướng (sau chuyến thăm tới Bhutan).
Nhật hoàng sang thăm Ấn Độ hồi năm ngoái
Quan hệ Nhật - Ấn nồng ấm hơn kể từ khi Ấn Độ tỏ ra thân thiện với chính quyền của Abe lên nắm quyền. Hồi cuối năm ngoái, việc Nhật hoàng Akihito và hoàng hậu Michiko đến thăm chính thức Ấn Độ lần đầu tiên kể từ khi đăng quang là một bước quan trọng trong lịch sử ngoại giao hai nước. Nó cũng thể hiện sự trọng thị lớn của Nhật với Ấn Độ bởi đây là lần đầu tiên sau 53 năm, Nhật hoàng mới công du nước ngoài.
Trung Quốc hốt hoảng
Sự ấm lên trong quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản đến trong bối cảnh căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang dâng cao, do có tranh chấp vùng đảo Senkaku do Nhật kiểm soát. Thời gian qua, Nhật tố cáo Trung Quốc đã có hành vi khiêu khích cả trên không lẫn trên biển khi cho máy bay và tàu thuyền xâm nhập vùng biển mà Nhật tuyên bố chủ quyền.
Nhật Bản đang có ý cải cách hiến pháp để thi hành chính sách quốc phòng chủ động hơn, trong đó có việc tăng cường liên kết với các nước tại ASEAN và Ấn Độ. Điều Trung Quốc lo ngại nhất là Nhật phát triển năng lượng hạt nhân. Họ từng tố cáo Nhật không khai báo với IAEA đầy đủ về nguyên liệu hạt nhân dùng trong các nhà máy điện. Trung Quốc còn lu loa rằng Nhật có khả năng chế tạo 5.000 quả bom hạt nhân.
Trong khi đó, Ấn Độ lại là một quốc gia đã chế tạo thành công bom hạt nhân và có khả năng phát triển tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân chĩa vào mọi mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc. Nếu Nhật và Ấn Độ thắt chặt quan hệ quốc phòng thì việc họ chia sẻ các công nghệ hạt nhân là điều dễ hiểu.
Quan hệ Nhật Trung vẫn đang căng thẳng
Bản thân Ấn Độ cũng chẳng ưa gì Trung Quốc vì hai bên đang bất đồng lớn về lãnh thổ. Hơn nữa, Ấn Độ khó chịu ra mặt khi thấy Trung Quốc có các động thái gây ảnh hưởng, cô lập họ trên Ấn Độ Dương.
Nếu có thể quan hệ tốt với Nhật về mặt kinh tế, cùng Nhật xây dựng mối quan hệ quân sự vững chắc khiến Trung Quốc dè chừng thì tại sao Ấn Độ phải do dự? Tháng 7 tới, khi ông Abe và ông Modi bắt tay nhau tại Tokyo, Trung Quốc sẽ càng hốt hoảng.
Theo Một Thế giới
Lao động Trung Quốc tại Vũng Áng cảm kích khi xuất viện Toàn bộ lao động Trung Quốc bị thương điều trị tại Hà Tĩnh đã được xuất viện. Trước khi ra về, họ viết thư bày tỏ sự cảm kích và mong chính phủ 2 nước "Đoàn kết hữu hảo, tạo quan hệ tốt...". Chiều qua (17/5), 16 công nhân bị thương nặng hơn trong số đang điều trị tại BV ĐK tỉnh Hà...