Thông điệp của Trung Quốc với Trung Á
Theo tờ The Washington Post mới đây, Bắc Kinh đã cam kết hàng tỷ USD hỗ trợ tài chính và hỗ trợ miễn phí cho năm quốc gia Trung Á, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trình bày một kế hoạch an ninh và quốc phòng trên diện rộng cho một khu vực này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 3 từ phải sang) chụp ảnh với các nhà lãnh đạo Trung Á. Ảnh: Reuters
Chủ trì hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á tại thành phố Tây An, ông Tập Cận Bình đã thể hiện Bắc Kinh là một đối tác hào phóng và đáng tin cậy đối với các quốc gia Trung Á.
Ở Tây An, ông Tập Cận Bình nói với các nhà lãnh đạo Trung Á rằng Trung Quốc có thể thúc đẩy xây dựng năng lực thực thi pháp luật, an ninh và quốc phòng của khu vực. Trong suốt cuộc họp kéo dài 2 ngày, Chủ tịch Trung Quốc đã gặp từng nhà lãnh đạo khu vực và ký kết các thỏa thuận song phương thúc đẩy thương mại, đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ, miễn thị thực. Theo truyền thông Trung Quốc, Bắc Kinh đang tìm kiếm ảnh hưởng lớn hơn ở Trung Á.
Tại Tây An, ông Tập Cận Bình đảm bảo với các quốc gia Trung Á rằng chủ quyền, an ninh, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của họ phải được bảo vệ.
Trước đó, Trung Quốc đã cho thấy sự ưu tiên của mình ở Trung Á. Kazakhstan là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Tập Cận Bình sau ba năm thực hiện chính sách ‘zero-COVID”, khi trên đường đến Uzbekistan để tham dự cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
Video đang HOT
Chính tại Kazakhstan vào năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khởi động chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, theo đó Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào đường sắt, đường ống và các cơ sở hạ tầng khác trong khu vực.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và 5 quốc gia Trung Á đã đạt mức kỷ lục 70 tỷ USD vào tháng trước. Trong hội nghị ở Tây An, ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc mở rộng đường ống Trung Á – Trung Quốc, mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Công ty Quốc gia KazMunayGas của Kazakhstan đã đồng ý thăm dò.
Trong khi đó, Kyrgyzstan trở thành quốc gia mới nhất bày tỏ sự quan tâm đến giao dịch với Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ.
EU triển khai 70 dự án để cạnh tranh với BRI của Trung Quốc
Nhằm cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) ưu tiên phát triển 70 dự án cơ sở hạ tầng quốc tế.
Theo trang tin Politico.eu ngày 27/1, phản ứng của EU đối với mạng lưới các dự án cơ sở hạ tầng và thương mại của Trung Quốc trải dài trên toàn cầu cuối cùng cũng trở thành hiện thực.
Cụ thể, đó là các dự án thuộc sáng kiến "Cửa ngõ toàn cầu" (Global Gateway) hàng đầu của châu Âu nhằm tìm cách cung cấp cho các nước đang phát triển một giải pháp thay thế cho các khoản đầu tư chiến lược của Trung Quốc trong BRI, mà qua đó Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng của mình dọc theo các tuyến thương mại chiến lược thông qua phát triển cảng, kế hoạch năng lượng và mạng lưới viễn thông.
Các dự án đầu tiên trong Global Gateway của EU bao gồm cáp kỹ thuật số dưới Biển Đen; một tuyến cáp quang biển để kết nối các nước Địa Trung Hải và Bắc Phi, và một con đập cùng nhà máy thủy điện ở Cameroon.
Đó chỉ là một số trong số 70 dự án mà EU đang ưu tiên trong năm nay theo Global Gateway. "Global Gateway đang trở nên cụ thể hơn. Bây giờ chúng tôi muốn nói đến kinh doanh", một quan chức cấp cao của EU nói với Politico.eu về danh sách dự án.
Global Gateway đặt mục tiêu huy động tới 300 tỷ euro quỹ công và tư vào năm 2027 để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng của EU ở nước ngoài.
Để so sánh, Trung Quốc đã đầu tư gần 2,3 nghìn tỷ USD vào gần 4.000 dự án đầu tư và xây dựng ở nước ngoài kể từ năm 2005, mang lại cho Bắc Kinh một khởi đầu thuận lợi trước khi EU triển khai nỗ lực mở rộng phạm vi ảnh hưởng kinh tế của mình.
Phương Tây đã nhiều lần phải đối mặt với những lời chỉ trích rằng những nỗ lực thách thức BRI của họ quá rời rạc và chậm chạp.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã phát biểu tại một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao EU vào tháng trước rằng khối này cần nâng tầm vai trò của mình và mang lại kết quả rõ ràng trên thực tế. Cuộc họp đó đã dẫn đến việc lựa chọn loạt dự án đầu tiên kể trên.
"Điều này cho thấy Global Gateway sẽ trở nên thực tế hơn vào năm 2023", một quan chức khác của EU cho biết, lưu ý rằng một số dự án đang có triển vọng tốt, với các bước cụ thể trong năm nay như bắt đầu công việc xây dựng, ký kết biên bản ghi nhớ hoặc chuẩn bị tài chính. Tiếp đó, EU sẽ bắt đầu đặt nền móng cho các dự án khác trong những năm tới.
Quan chức EU đầu tiên cũng nhấn mạnh rằng danh sách này không phản ánh bất kỳ lựa chọn địa chính trị nào. "Không có thông điệp chính trị nào đằng sau việc này", quan chức trên nói.
Tuy nhiên, EU cũng có một số dự án nhạy cảm, được cho là thực hiện ở "sân sau" của Trung Quốc, chẳng hạn như quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng với Indonesia và dự án kết nối kỹ thuật số ở Philippines. Điều tương tự cũng xảy ra với một số dự án ở "sân sau" của Nga, chẳng hạn như dự án hydro ở Kazakhstan, tuyến giao thông ở Trung Á, hai dự án ở Mông Cổ và một nhà máy thủy điện ở Tajikistan.
Danh sách các dự án ưu tiên lần đầu tiên được thảo luận bởi các nhà ngoại giao EU vào cuối tuần trước. Hai quan chức EU cho biết sẽ có các cuộc đàm phán tiếp theo trong tuần này, với mục đích hoàn tất danh sách vào tuần bắt đầu từ ngày 6/2 tới.
Mỹ và EU sẽ trừng phạt Trung Á? Việc Mỹ và EU áp dụng các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Trung Á gây tổn hại đáng kể đến mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa khu vực này và phương Tây. David O'Sullivan, đặc phái viên của EU về thực thi lệnh trừng phạt. Ảnh: Kun.uz Khi EU chuẩn bị đưa ra vòng trừng phạt thứ 11...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bình luận mới nhất của Tổng thống Trump về xung đột Nga - Ukraine

Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người bị tử vong tăng lên 226 người

Washington và Tehran công bố kết quả cuộc đàm phán đầu tiên về chương trình hạt nhân Iran

Đằng sau việc hàng loạt sinh viên du học tại Mỹ bị thu hồi visa không lý do

Tiết lộ về lực lượng đặc nhiệm lặng lẽ định hình chính sách nhập cư của Mỹ

Quốc hội Peru hủy điều tra tham nhũng đối với Tổng thống Dina Boluarte

Chiến lược của EU đối phó với chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Ukraine hé lộ 'vũ khí bí mật' làm suy yếu bom lượn của Nga

Hàn Quốc: Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol phải ra hầu tòa hình sự về tội danh nổi loạn

Iran nêu điều kiện giảm làm giàu urani

Cuộc chiến trên không ở Ukraine nhìn từ vụ chiến đấu cơ F-16 thứ hai của Kiev bị bắn hạ

Mỹ quyết tâm tự chủ trong các lĩnh vực công nghệ chủ chốt
Có thể bạn quan tâm

Đại úy biên phòng hơn 10 năm giúp người vùng cao Thanh Hóa biết đọc, viết chữ
Netizen
19:48:21 13/04/2025
Công Phượng mất ngôi Vua phá lưới bởi cầu thủ vô danh
Sao thể thao
19:47:33 13/04/2025
Bắt giữ Công an "rởm" và nhóm đối tượng làm giấy tờ giả quy mô lớn
Pháp luật
17:35:23 13/04/2025
Mỹ nhân Trung Quốc gây bão MXH vì sắc đẹp vô thực, phim mới chiếu đậm màu Liêu Trai được khen hay quá trời
Phim châu á
15:44:41 13/04/2025
"Gương mặt đẹp trai số 2 thế giới" bị ông trùm 18+ đòi đuổi khỏi showbiz
Sao châu á
15:40:50 13/04/2025
Đến Côn Đảo vào mùa hè là lựa chọn lý tưởng để tránh nóng
Du lịch
14:12:24 13/04/2025
Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu
Tin nổi bật
14:10:28 13/04/2025