Thông điệp của Thủ tướng: Tiếng vang lớn đúng thời điểm quan trọng
Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nhận định: Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 gây được tiếng vang lớn đúng vào thời điểm quan trọng, được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm.
Trong cuộc trao đổi dành cho phóng viên Báo điện tử Chính phủ, ông nói: Thực tế đã cho thấy bài phát biểu của Thủ tướng đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, của các chuyên gia phân tích quốc tế, của các chính khách cũng như dư luận trong nước.
Dư luận quốc tế cho rằng: Bài phát biểu đã bày tỏ rõ thiện chí, tình hữu nghị của Việt Nam và cũng phù hợp với thực tiễn hoạt động đối ngoại và xu thế vận động của thế giới hiện nay.
Về dư luận trong nước, tôi thấy nhân dân đồng tình với bài phát biểu, bởi đã nói rõ quan điểm của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Bài phát biểu mang tính xây dựng, đúng mực, cầu thị trong quan hệ quốc tế, nhất là ứng xử trong vấn đề Biển Đông.
Theo quan điểm của tôi nội dung nổi bật nhất trong bài phát biểu của Thủ tướng là vấn đề “lòng tin” và “xây dựng lòng tin” giữa các quốc gia và cộng đồng quốc tế.
Muốn xây dựng lòng tin đòi hỏi sự nỗ lực của mọi thành viên.
Tóm lại, tôi ủng hộ bài phát biểu này. Tuy nhiên để những thông điệp nêu trong bài phát biểu của Thủ tướng trở thành hiện thực, cần phải có những nỗ lực và hành động cụ thể.
Vậy theo ông, cần phải làm gì để hiện thực hóa những nội dung trong bài phát biểu của Thủ tướng?
Video đang HOT
Theo tôi cần làm tốt các công việc sau đây: Một là, chúng ta cần nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để có những hiểu biết toàn diện về luật pháp quốc tế liên quan tới những vấn đề chúng ta đang bàn, cụ thể là vấn đề Biển Đông.
Một yêu cầu cao hơn thế nữa là, chúng ta còn có trách nhiệm nghiên cứu những vấn đề mà quy định chưa rõ, chưa hợp lý, từ đó chúng ta đóng góp ý kiến để hoàn thiện thêm luật pháp quốc tế. Trên cơ sở đó, giúp cho chúng ta có cách nhìn và cách xử lý đúng đắn những vấn đề phức tạp phù hợp với luật pháp quốc tế, để dư luận quốc tế đồng tình, ủng hộ cho ta.
Hai là, cần nhận rõ hiện nay công tác tuyên truyền của chúng ta về vấn đề Biển Đông chưa kịp thời và chưa có chiều sâu. Chính điều đó đã làm cho một bộ phận nhân dân hiểu chưa rõ, thậm chí còn có những người nhìn nhận vấn đề “cực đoan”, phê phán chính quyền yếu thế, nhu nhược, đòi hỏi phải thế này, phải thế kia.
Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
Ba là, muốn khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, muốn cho tiếng nói có trọng lượng thì đòi hỏi chúng ta phải có thực lực. Ông cha ta thường nói: “Có bột mới gột nên hồ” là vì vậy. Có thực lực thì tiếng nói của Việt Nam mới trọng lượng, chúng ta mới có thể trao đổi sòng phẳng với các đối tác.
Nói cách khác, muốn mạnh về đối ngoại thì trước hết chúng ta phải mạnh về đối nội.
Nhiều vấn đề trong nước, nhất là các vấn đề về kinh tế và đời sống của nhân dân đang rất bức xúc mà cần phải khẩn trương giải quyết. Có vậy, mới củng cố được niềm tin của nhân dân trong cả nước. Chính niềm tin đó là sức mạnh vô địch.
Bốn là, chúng ta phải củng cố quan hệ tin cậy với các nước trong khu vực, cũng như những quốc gia có lợi ích liên quan, nhất là các nước lớn. Trong đó chúng ta phải củng cố mối quan hệ với những nước có truyền thống lâu đời, để tăng thêm lòng tin, sự hiểu biết giữa hai bên.
Chẳng hạn, giữa Việt Nam – Trung Quốc, phải thường xuyên tiếp xúc, trao đổi; quân đội hai nước cũng phải có sự trao đổi, phối hợp để tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, tương tự vấn đề an ninh cũng phải làm như vậy.
Năm là, cần đẩy mạnh công tác ngoại giao nhân dân. Chúng ta cần chủ động tuyên truyền làm cho cộng đồng quốc tế, đặc biệt là để nhân dân hai nước Việt – Trung hiểu nhau hơn. Cần tổ chức nhiều hoạt động gắn kết tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, nhất là nhân dân ở các tỉnh biên giới…
Sáu là, coi trọng vai trò của cộng đồng ASEAN, cần củng cố quan hệ đoàn kết trong khối, tăng cường hợp tác cùng có lợi, kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia mình với lợi ích của quốc gia khác và của cả khu vực. Trong lúc này việc làm có ý nghĩa quan trọng nhất để xây dựng một ASEAN đồng thuận, đoàn kết, thống nhất, chung tay vun đắp hòa bình và thịnh vượng ở khu vực.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Dantri
Đòn đáp trả "nhẹ nhàng" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khiến Trung Quốc nóng mặt
Khi Thiếu tướng Yao Yun Zhu (học viện Kỹ thuật Quân sự Trung Quốc) khiêu khích với lối hỏi xách mé: "Cường quốc nào vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm luật nào trên biển Đông?". Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đáp trả: "Những diễn biến gần đây trên thực tế mọi người có mặt tại đây đều đã biết là nước nào, tôi xin không nhắc lại".
Shangri-La 12 đã khép lại nhưng dư âm thì vẫn còn tiếp diễn, cụm từ lòng tin chiến lược mà Thủ tướng lặp đi lặp lại 17 lần trong bài diễn văn tại Đối thoại Shangri-La là tầm nhìn mới về phương cách bảo đảm an ninh và thịnh vượng cho khu vực. Lòng tin này hoàn toàn khác với cái gọi là "chiến lược hỗ tín" trên cửa miệng của Trung Quốc. Từ đây, cụm từ giản dị lòng tin chiến lược sẽ được nhớ đến, bắt nguồn từ vị Thủ tướng của một đất nước đang thực thi hiệu quả đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại "Đối thoại Shangri-La" ngày cuối.
Sự tự tin của Việt Nam về một chiến lược cân bằng sức mạnh dựa trên nền tảng an ninh của Việt Nam là một bộ phận cấu thành của nền an ninh trong khu vực. Từ đây, khái niệm lòng tin chiến lược được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong bối cảnh căng thẳng và tranh chấp lãnh thổ tăng cao trong những năm gần đây, đe dọa đến sự phồn thịnh của các nước trong khu vực. Đồng thời việc chọn bạn mà chơi cũng là tiêu chí hàng đầu trong tập hợp lực lượng, như Reuters bình luận: "Thủ tướng Việt Nam đã kêu gọi ASEAN tăng cường đoàn kết trong khi Trung Quốc áp đặt chủ quyền của mình lên vùng biển giàu dầu lửa ở biển Đông, và cảnh báo bất kỳ xung đột nào cũng có thể gây tổn hại đến thương mại quốc tế cũng như kinh tế toàn cầu".
Trụ vững vào niềm tin ở luật pháp và công pháp quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mạnh mẽ đưa ra các tuyên bố, tuy phiếm chỉ nhưng đã ngầm lên án, tố cáo những hành động phi nghĩa của Trung Quốc, khiến đại diện nước này nhiều phen nóng mặt, đồng thời đưa ra hai cảnh tỉnh lớn. Thứ nhất, đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền. Thứ hai, nếu sự cạnh tranh và can dự của nước lớn nào đó mang những toan tính chỉ riêng cho mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với một số doanh nghiệp hàng đầu của Singapore ngày 1-6
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nhận xét: "phát biểu của Thủ tướng đã làm hài lòng các chiến lược gia trên thế giới, bởi nó chính xác, đúng mực, không bỏ sót, phóng đại bất cứ vấn đề nào". Ở đây, cái khó là giữ được trung đạo (trung lập và chính nghĩa)! chính cái minh triết trung đạo ấy đã đảm bảo cho quá trình phác thảo đường lối "không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực, nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển". Đây cũng chính là sự khác biệt rất lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc coi Mỹ là kẻ ngoại đạo nhảy vào biển Đông gây rối thì Việt Nam lại tuyên bố, Hoa Kỳ là cường quốc Thái Bình Dương và ủng hộ cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc nếu như các chiến lược, việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, vừa đem lại lợi ích cho chính mình đồng thời góp phần thiết thực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng. Việt Nam không ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia. Đây chính là những quan điểm, cách làm thiết thực để Việt Nam cùng xây dựng lòng tin chiến lược với tất cả các quốc gia vốn là bạn bè, đối tác. Vấn đề còn lại chỉ là sự nỗ lực của các nước bạn bè bởi Việt Nam không thể một mình xây dựng lòng tin khi mà các quốc gia liên quan thiếu thực tâm và chân thành.
Theo NTD
Đối thoại Shangri-La 12: Đêm ấy, cựu trung úy Nguyễn Tấn Dũng và cựu trung sĩ Chuck Hagel... Giờ giải lao phiên họp Quốc hội sáng 3/6/2013, cánh ký giả dõi những tia nhìn sốt ruột về phía cuối hành lang. Phía ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình đương chuyện trò gì đó. Nhưng ông Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son, dường như đọc được sự sốt...