Thông điệp của ông Tập Cận Bình qua cuộc duyệt binh “khác thường”

Theo dõi VGT trên

Điều đó có thể đặt các nước láng giềng có mâu thuẫn với Trung Quốc trước những thách thức mới từ sức ép quân sự to lớn của Bắc Kinh.

South China Morning Post, Hồng Kông ngày 30/7 có bài viết của nhà báo Choi Chi-yuk bình luận, cuộc duyệt binh khổng lồ của Trung Quốc hôm Chủ nhật mang thông điệp rõ ràng đến quân đội, dân chúng Trung Quốc và thế giới rằng:

Quân đội Trung Quốc dưới quyền chỉ huy của ông Tập Cận Bình đang nhanh chóng hiện đại hóa và cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Trung Quốc không tổ chức duyệt binh tại Thiên An Môn, Bắc Kinh như thường lệ, mà tổ chức ở Chu Nhật Hòa, khu tự trị Nội Mông dịp kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội.

Tuy nhiên không có các màn nghi lễ, thay vào đó cuộc duyệt binh được thực hiện dưới hình thức diễn tập, ông Tập Cận Bình mặc quân phục dã chiến, thay vì bộ đại cán màu rêu kiểu Mao Trạch Đông quen thuộc.

Thông điệp của ông Tập Cận Bình qua cuộc duyệt binh khác thường - Hình 1

Ông Tập Cận Bình mặc quân phục dã chiến duyệt binh, ảnh: Sky News.

Ông Tập Cận Bình nói với quân đội Trung Quốc rằng: phải sẵn sàng nghe lệnh, có khả năng chiến đấu và chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến nào.

Cuộc duyệt binh biểu dương lực lượng này cho thấy những gì ông Tập Cận Bình đã làm để cải thiện năng lực tác chiến của quân đội Trung Quốc kể từ khi lên nắm quyền.

Đồng thời nó cũng cho thấy tầm nhìn của ông về vai trò của quân đội Trung Quốc trong tương lai, khi ông cố gắng xây dựng nước mình thành cường quốc khu vực và toàn cầu.

Từ Quang Dụ, một thiếu tướng Trung Quốc nghỉ hưu nói rằng, cuộc duyệt binh hôm Chủ nhật là một trận chiến thực sự mà ông Tập Cận Bình có thể phải kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội.

“Bạn không thể tạo ra một cuộc chiến tranh để kiểm tra khả năng của họ trên chiến trường.

Nhưng bạn cần phải xem các phi công đang lái máy bay của họ như thế nào, làm thế nào những người lính kiểm soát xe tăng của họ”, ông Dụ nói.

Antony Wong Dong, nhà bình luận quân sự Ma Cao cho biết, vũ khí mà Trung Quốc trưng ra ở Chu Nhật Hòa đã cho thấy quân đội Trung Quốc có sức mạnh “ghê gớm”. Theo ông:

“Sau năm năm cải cách to lớn và một chiến dịch chống tham nhũng đã làm giảm hàng chục, nếu không phải là hàng trăm các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao, giờ đây ông Tập Cận Bình có thể báo cáo công chúng Trung Quốc thành quả tốt đẹp dưới sự lãnh đạo của ông ta.”.

Thông điệp của ông Tập Cận Bình qua cuộc duyệt binh khác thường - Hình 2

Trung Quốc duyệt binh tại Nội Mông, thay vì Bắc Kinh. Ảnh: SCMP.

Quân đội Trung Quốc bị cản trở bởi lãnh đạo chia rẽ và tham nhũng tràn lan khi ông Tập Cận Bình nắm quyền Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ ông Hồ Cẩm Đào cuối năm 2012.

Ông Hồ Cẩm Đào đã bị 2 viên tướng Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu “qua mặt” và tách khỏi các vấn đề quân sự.

Năm 2010 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nêu ra một câu hỏi với ông Hồ Cẩm Đào về việc Trung Quốc âm thầm phát triển máy bay chiến đấu J-20, ông Hồ Cẩm Đào dường như không ý thức được sự phát triển này.

Tập Cận Bình thì khác, ông không lãng phí thời gian để củng cố quyền lực của mình trong quân đội.

Cả Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng đều bị lật đổ dưới thời Tập Cận Bình vì tham nhũng. Ông tái cấu trúc quân đội, đặc biệt là bộ máy chỉ huy gọn nhẹ và ông chính là Tổng chỉ huy, Tổng tư lệnh.

Tập Cận Bình đã cắt giảm 300 ngàn quân mà ông không gặp phải lực cản nào đáng kể, đồng thời tăng ngân sách phát triển vũ khí.

Zeng Zhiping, một chuyên gia Học viên Công nghệ Nam Xương cho hay, ông Tập Cận Bình đã làm nhiều hơn những người tiề.n nhiệm trong việc phát triển sức mạnh quân sự.

Cuộc duyệt binh hôm Chủ nhật rất khác so với những gì được thực hiện dưới thời hai người tiề.n nhiệm, ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào.

Hai vị này chỉ tiến hành 1 cuộc duyệt binh duy nhất trong thời gian cầm quyền tại Thiên An Môn, ông Giang Trạch Dân năm 1999 và ông Hồ Cẩm Đào năm 2009.

Cả hai mặc bộ đại cán màu rêu kiểu Mao Trạch Đông, duyệt binh trên chiếc Limousine sang trọng. Còn Tập Cận Bình thì khác, ông mặc rằn ri dã chiến và duyệt đội ngũ trên chiếc xe Jeep.

Đi đến khối đội hình nào, sĩ quan binh lính đều chào ông là Chủ tịch, thay vì “chào thủ tưởng” như trước.

Thủ trưởng thì có nhiều, Chủ tịch chỉ có một. Điều này cho thấy Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quân sự tối cao duy nhất hiện nay.

Những gì Tập Cận Bình kiểm tra khả năng tác chiến của quân đội Trung Quốc cũng giống như Đặng Tiểu Bình làm năm 1981 khi ông ta cố gắng cải thiện khả năng tác chiến cho quân đội cồng kềnh sau Cách mạng Văn hóa.

Đa Chiều ngày 30/7 tường thuật lời ông Tập Cận Bình trong buổi duyệt binh này:

“Quân đội anh hùng của chúng ta có đủ tự tin, có đủ năng lực đán.h bại bất kỳ kẻ địch nào đến xâm phạm.

Quân đội anh hùng của chúng ta có đủ tự tin, có đủ năng lực bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia.”.

Tờ báo của người Hán tại hải ngoại này nhận định:

“Hiện tại môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc không mấy lạc quan.

Ngoài quan hệ Trung – Nga tương đối tốt và không có mối lo nào từ phía Bắc, còn lại các phương nguy cơ đầy rẫy.

Phía Đông là bán đảo Triều Tiên với ông Kim Jong-un bất chấp tất cả phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, cho đến Hàn Quốc bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.

Nhật Bản và Trung Quốc vẫn tiếp tục “cò cưa” ở Hoa Đông, với tranh chấp chủ quyền Senkaku / Điếu Ngư.

Ở Đài Loan tiến sĩ Thái Anh Văn đang cầm quyền, hai bờ eo biển đều có tính toán riêng.

Phương Nam thì sóng gió không ngừng trên Biển Đông khi Việt Nam không cam chịu, Hoa Kỳ không rút lui, tương lai sẽ còn nhiều thứ khó có thể liệu trước.

Phía Tây hiện nay biên giới Trung – Ấn có thể bùng phát thành xung đột, chiến tranh bất cứ lúc nào…

Thế nên phát biểu của ông Tập Cận Bình khi duyệt binh còn mang ẩn ý khác, khi ông nói rằng dời núi thì dễ, lay động quân đội Trung Quốc thì khó.”.

Cá nhân người viết cho rằng, cuộc duyệt binh năm nay không chỉ là để thị uy trước dân chúng trong nước hay các đối thủ tiềm tàng, mà còn thể hiện quyền lực tuyệt đối của ông Tập Cận Bình.

Về mặt đối nội, Trung Quốc sắp tổ chức Đại hội 19 khi một Ủy viên Bộ chính trị đương nhiệm – Bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài vừa bị bắt, một Ủy viên Bộ chính trị khác – Bí thư Quảng Đông Hồ Xuân Hoa lập tức lên tiếng tuyên bố ủng hộ “quyết định này của Trung ương”.

Những tiếng nói nào đi ngược với quan điểm của ông Tập Cận Bình trong nội bộ sẽ khó có cơ hội được thể hiện khi chứng kiến màn duyệt binh thể hiện sức mạnh tuyệt đối này.

Về mặt đối ngoại, những quốc gia được Trung Quốc xem là “đối thủ tiềm tàng” hay có tranh chấp (có thể bao gồm tranh chấp do chính Trung Quốc tạo ra) cũng là đối tượng mà ông Tập Cận Bình nhắm tới qua cuộc duyệt binh này.

Như vậy, con đường phấn đấu trở thành siêu cường khu vực hoặc toàn cầu mà nhà lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi, không chỉ bao gồm nguồn vốn giá rẻ và công nghệ thải loại cho các nước đang phát triển – mục tiêu của Một vành đai, một con đường.

Mà con đường ấy còn được bảo vệ bởi lực lượng quân sự hùng hậu và “sẵn sàng chiến đấu” nếu nói theo ngôn ngữ nhà binh.

Mới đây thôi, Trung Quốc đã khánh thành một căn cứ quân sự đầu tiên ở hải ngoại, tại Djibouti thuộc vùng Sừng châu Phi.

Những động thái mở rộng địa bàn cho quân đội nước này có lẽ sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.

Điều đó có thể đặt các nước láng giềng có mâu thuẫn với Trung Quốc trước những thách thức mới từ sức ép quân sự to lớn của Bắc Kinh.

Nhưng đồng thời, Trung Quốc cũng mang đến bài học quý cho nhiều nước.

Đặc biệt là việc ông Tập Cận Bình không nương tay với nạn tham nhũng và lợi ích nhóm từng thao túng quân đội nước này, một vấn đề quốc gia nào cũng có thể gặp phải và không dễ gì giải quyết.

Video đang HOT

Thông điệp của ông Tập Cận Bình qua cuộc duyệt binh khác thường - Hình 3

Phi đội trực thăng của Trung Quốc xuất hiện trong lễ duyệt binh tại căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa, khu tự trị Nội Mông. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Thông điệp của ông Tập Cận Bình qua cuộc duyệt binh khác thường - Hình 4

Quân đội Trung Quốc duyệt binh rầm rộ – Ảnh: REUTERS

Thông điệp của ông Tập Cận Bình qua cuộc duyệt binh khác thường - Hình 5

Trung Quốc giới thiệu loại máy bay chiến đấu không người lái tự sản xuất – Ảnh: TWITTER

Thông điệp của ông Tập Cận Bình qua cuộc duyệt binh khác thường - Hình 6

Binh sĩ biểu diễn với xe tăng – Ảnh: REUTERS

Thông điệp của ông Tập Cận Bình qua cuộc duyệt binh khác thường - Hình 7

Máy bay xuất hiện trên bầu trời Nội Mông – Ảnh: REUTERS

Thông điệp của ông Tập Cận Bình qua cuộc duyệt binh khác thường - Hình 8

Xe tăng Trung Quốc tại cuộc duyệt binh – Ảnh: TWITTER

Thông điệp của ông Tập Cận Bình qua cuộc duyệt binh khác thường - Hình 9

Binh sĩ Trung Quốc hét vang lời trung thành với Đảng – Ảnh: REUTERS

Theo Giáo Dục

"Mỹ cần phải cho Trung Quốc biết rõ hậu quả thế nào nếu độc chiếm Biển Đông"

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên thừa nhận rằng, hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông dựa vào nhận thức của họ về khả năng phản ứng của Hoa Kỳ.

Financial Times, Anh quốc ngày 18/6 đưa tin, Hải quân Mỹ sẽ tiếp cận Biển Đông "ít ồn ào" hơn trong thời gian tới. Các hoạt động của Mỹ trên Biển Đông sẽ vẫn tiếp tục, nhưng không công khai gióng trống mở cờ.

Mỹ tiếp tục "tuần tra thầm lặng" ở Biển Đông

Phát biểu trong chuyến thăm Trung Quốc, Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, Hoa Kỳ, khẳng định chính sách "ít nói" về những nỗ lực thách thức yêu sách hàng hải quá mức của Trung Quốc:

"Tôi nghĩ đó là một bước tiến tích cực trong chính sách hiện nay. Đó là chúng tôi sẽ không nói về hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.".

Mục tiêu cuối cùng trong chính sách của Mỹ ở Biển Đông là để chứng tỏ sức mạnh thông qua sự hiện diện. Tuy nhiên các hoạt động này không có khả năng ngăn cản Bắc Kinh trong tương lai gần.

"Tôi không nghĩ rằng ai cũng mong chờ một sự đảo ngược lớn. Điều này sẽ mất thời gian", Đô đốc Scott Swift nói.

Mỹ cần phải cho Trung Quốc biết rõ hậu quả thế nào nếu độc chiếm Biển Đông - Hình 1

Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, ảnh: REUTERS/Paul Carsten.

Ông thăm Trung Quốc cùng với chiến hạm USS Sterett, đây là chuyến thăm đầu tiên của tàu chiến Hoa Kỳ đến Trung Quốc kể từ tháng 8/2016, sau khi vừa kết thúc một cuộc tập trận trên Biển Đông cùng lực lượng phòng vệ Nhật Bản. [2]

Đô đốc Scott Swift từ chối bình luận về hoạt động tuần tra tự do hàng hải của tàu khu trục USS Dewey ngày 24/5 bên trong 12 hải lý bãi Vành Khăn, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam, hiện cấu trúc này bị Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa trái phép).

Tiến sĩ Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế ở Washington cho biết:

Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã bắt đầu công khai các hoạt động tuần tra tự do hàng hải, một phần là để trấn an các đồng minh trong khu vực.

Bà cho hay, sang thời Tổng thống Donald Trump, một quyết định đã được đưa ra là "không thảo luận công khai về các hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông".

Tiến sĩ Bonnie Glaser nói:

"Tuần tra tự do hàng hải được tiến hành trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Họ không có ý định công bố nó.".

Kể từ năm 2013, Hoa Kỳ đã tiến hành trung bình 2 hoạt động tuần tra tự do hàng hải mỗi năm đối với các yêu sách của Trung Quốc.

Nhưng số ngày tàu Mỹ được sử dụng ở Biển Đông đã tăng lên 900 trong năm 2017, cao hơn mức trung bình từ 600 đến 700 ngày trong cả một thời kỳ dài.

Đô đốc Scott Swift cho rằng, chính sách tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông là "nhất quán giữa hai chính quyền", Barack Obama và Donald Trump. [1]

Bình luận về chính sách của Hoa Kỳ trên Biển Đông trên tạp chí Foreign Affairs ngày 13/6/2017, cựu Phó Cố vấn An ninh quốc gia dưới thời Phó Tổng thống Joe Biden, học giả Ely Ratner đã có bài phân tích đáng chú ý:

"Làm thế nào để ngăn Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông?" [3]

Mỹ không chỉ rõ hậu quả của hoạt động bành trướng trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ được đằng chân lân đằng đầu

Học giả Ely Ratner nhận định:

"Thời gian đang bị lãng phí trong việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.

Với chính sách hiện tại của Mỹ đang chao đảo, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cần phải chắc chắn hơn.

Mỹ nên bổ sung cho các giải pháp ngoại giao bằng cách ngăn chặn, cảnh báo Trung Quốc rằng:

Nếu hoạt động bành trướng của họ còn tiếp diễn (trên Biển Đông), Hoa Kỳ sẽ từ bỏ lập trường trung lập trong vấn đề chủ quyền và trợ giúp các nước nhỏ bảo vệ mình.

Mỹ cần phải cho Trung Quốc biết rõ hậu quả thế nào nếu độc chiếm Biển Đông - Hình 2

Học giả Ely Ratner, cựu Phó Cố vấn An ninh quốc gia của ông Joe Biden, ảnh chụp màn hình từ Youtube.

Washington nên cho thấy rõ rằng, Mỹ có thể sống chung với bế tắc khó chịu ở châu Á, nhưng không phải với quyền bá chủ của Trung Quốc.

Trung Quốc tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" với cả vùng biển rộng lớn bên trong đường 9 đoạn, choán hầu hết diện tích Biển Đông, dọc theo bờ biển các nước trong khu vực.

Mặc dù từ lâu Trung Quốc thiếu sức mạnh quân sự để thực hiện tuyên bố này, nhưng điều đó đang thay đổi nhanh chóng.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và các cơn bão kinh tế càn quét phương Tây đã thuyết phục Bắc Kinh rằng, thời cơ đã chín muồi để họ bành trướng sức mạnh.

Kể từ đó, Trung Quốc đã thực hiện một loạt hoạt động nhằm kiểm soát Biển Đông:

Năm 2009, họ quấy rối tàu tuần dương Impeccable của Hoa Kỳ khi nó đang hoạt động thường xuyên trong khu vực.

Năm 2011, tàu hải giám Trung Quốc đã (xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam) cắt cáp một con tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.

Năm 2012, hải quân và hải giám Trung Quốc đã chiếm quyền kiểm soát, phong tỏa bãi cạn Scarborough từ tay Philippines.

Năm 2013, Trung Quốc phái tàu tuần tra có vũ trang tiến vào vùng đặc quyền kinh tế Indonesia ở quần đảo Natuna để "cứu" ngư dân Trung Quốc bị lực lượng chức năng nước sở tại bắt do đán.h cá trái phép.

Đầu năm 2014, Trung Quốc đã bắt đầu nước cờ táo bạo, nạo vét và bồi đắp đảo nhân tạo trên 7 cấu trúc họ chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).

Chỉ trong 18 tháng, Trung Quốc đã bồi lấp được 3000 mẫu Anh.

Mặc dù tháng 9/2015, ông Tập Cận Bình công khai cam kết Trung Quốc sẽ không quân sự hóa Biển Đông, cuối cùng họ đã nhanh chóng biến 7 đảo nhân tạo thành các căn cứ quân sự hiện đại.

Chúng bao gồm 3 sân bay, cầu cảng và hệ thống vũ khí phòng không, vũ khí chống ngầm.

Trong tương lai gần, nếu Trung Quốc thành công trong các nỗ lực này, họ sẽ sẵn sàng thiết lập một vùng ảnh hưởng khổng lồ ở phía Nam.

Điều này sẽ khiến các nước khác trong khu vực không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải theo ý chí phương Bắc.

Việc này sẽ làm hỏng các liên minh và quan hệ đối tác của Hoa Kỳ, đ.e dọ.a khả năng tiếp cận thị trường và các nguồn lực khác trong khu vực của Mỹ.

Chắc chắn nó cũng hạn chế khả năng của Mỹ về sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị ở châu Á.".

Không thể trông chờ Trung Quốc tự giác tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Theo học giả Ely Ratner:

Mặc dù có lợi ích lớn, nhưng Mỹ đã không thể ngăn chặn sự leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông.

Washington đã tin rằng, khi Trung Quốc phát triển mạnh hơn và hội nhập sâu hơn vào thế giới, tự nhiên họ sẽ chấp nhận các chuẩn mực và quy tắc quốc tế.

Hoa Kỳ đã nỗ lực giảm bớt sự cạnh tranh của các cuộc đối đầu.

Khi còn là Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton đã nói về sự cần thiết phải có câu trả lời mới cho câu hỏi, làm sao tránh được "cái bẫy Thucydides" giữa một siêu cường hiện thời với một cường quốc đang lên.

Cách tiếp cận này đã có những thành công nhất định, ví dụ như Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris, thỏa thuận vấn đề hạt nhân của Iran.

Trong khi đó các quan chức Mỹ - Trung đã liên hệ thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ một cuộc khủng hoảng lớn có thể dẫn đến xung đột, đối đầu.

Áp dụng bài học này cho Biển Đông, chính quyền Barack Obama đã gây áp lực lên tất cả các bên yêu sách để giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Để ngăn Trung Quốc sử dụng vũ lực, Hoa Kỳ đă tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực, đồng thời củng cố liên minh và quan hệ đối tác trong chiến lược tái cân bằng sang châu Á.

Mặc dù Bắc Kinh hiếm khi ghi nhận điều này, Hoa Kỳ đã quan tâm đến việc phái tàu chiến tiến hành các hoạt động tự do hàng hải với khu vực nhiều nước tuyên bố chứ không riêng Trung Quốc.

Chiến lược này đã giúp Mỹ tránh được những cuộc khủng hoảng lớn, nhưng nó lại không thể ngăn được sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Năm 2015 Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình:

"Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy của một Trung Quốc hòa bình, ổn định, thịnh vượng và có trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu.".

Tuy nhiên Washington chưa từng nói rõ Mỹ sẽ làm gì nếu Bắc Kinh thất bại trong việc đạt được tiêu chuẩn ấy.

Hoa Kỳ muốn tránh mâu thuẫn, ngay cả khi Trung Quốc ngày càng leo thang thách thức luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Theo bản năng, Washington thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng.

Còn Bắc Kinh cứ thế được đằng chân thì lân đằng đầu.

Đây sẽ là một chiến lược hợp lý, nếu tránh chiến tranh là thách thức duy nhất gây ra bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Nhưng thực tế không phải như vậy.

Sức mạnh quân sự Hoa Kỳ và các liên minh của Mỹ tiếp tục ngăn Trung Quốc bắt đầu một cuộc đối đầu với Mỹ, nhưng nó lại không thể hạn chế phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc.

Chính sự lo ngại rủi ro từ phía Hoa Kỳ đã giúp Trung Quốc tiến tới toàn quyền kiểm soát Biển Đông.

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên thừa nhận rằng, hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông dựa vào nhận thức của họ về khả năng phản ứng của Hoa Kỳ.

Mỹ thiếu phản khảng đã khiến Bắc Kinh kết luận rằng, Hoa Kỳ sẽ không dám hy sinh quan hệ của họ với Trung Quốc chỉ vì Biển Đông.

Kết quả là mối đ.e dọ.a lớn nhất đối với nước Mỹ ngày nay ở châu Á là quyền bá chủ của Trung Quốc, chứ không phải là cạnh tranh quyền lực.

Vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực nhiều khả năng sẽ yếu đi.

Tin tốt là, mặc dù Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong việc kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, nhưng họ vẫn chưa làm được.".

Học giả Ely Ratner đề xuất giải pháp chống bành trướng, độc chiếm Biển Đông

"Để hoàn thành mục tiêu này, Trung Quốc phải xây thêm đảo nhân tạo, đặc biệt là ở Scarborough.

Sau đó họ sẽ phải phát triển khả năng chống tiếp cận / chống xâm nhập từ trên biển và trên không, bằng cách triển khai hàng loạt vũ khí tiên tiến như chiến đấu cơ, tên lửa hành trình đán.h chặn tên lửa, hệ thống phòng không tầm xa.

Trước đây Hoa Kỳ đã tìm cách ngăn chặn Trung Quốc thực hiện các bước đi như vậy.

Những năm gần đây, Washington đã khuyến khích Bắc Kinh và các bên yêu sách khác áp dụng 3 không ở Biển Đông:

Không bồi lấp mới, không xây dựng cơ sở hạ tầng mới và không quân sự hóa các cơ sở hiện có.

Nhưng Mỹ lại chưa bao giờ giải thích hậu quả của việc thách thức những yêu cầu này. Nhiều lần Mỹ và ASEAN, G-7 hay EU lên án các hoạt động của Trung Quốc.

Nhưng sau mỗi lần lên án, Bắc Kinh lại bỏ ngoài tai, trong khi các nước này không thể lúc nào cũng nhấn mạnh chuyện quân sự hóa.

Phán quyết Trọng tài 12/7/2016 bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông vì nó bất hợp pháp theo luật quốc tế.

Hoa Kỳ và các nước kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Phán quyết Trọng tài, nhưng không thực hiện bất kỳ bước đi nào để thực thi nó.

Vì vậy Trung Quốc chỉ đơn giản là "nhún vai" bỏ qua, tiếp tục củng cố, quân sự hóa các đảo nhân tạo.

Mặc dù Mỹ tiếp tục các hoạt động mạnh mẽ trong khu vực thông qua tập trận, tuần tra quân sự, nhưng vẫn không nói rõ với Trung Quốc về những gì họ muốn thể hiện cũng như giải thích chính xác, nước Mỹ định làm gì.

Chính bởi lý do ấy, ý tưởng của Tổng thống Donald Trump về việc khôi phục chiến lược "hòa bình qua sức mạnh" của Tổng thống Ronald Reagan bằng cách tăng cường quân đội Hoa Kỳ chưa bao giờ khiến Bắc Kinh lo ngại.

Trung Quốc cũng tin rằng, Hoa Kỳ sẽ chỉ áp đặt những cái giá nho nhỏ cho những hành động sai trái của Trung Quốc mà thôi.

Cho dù Mỹ có bao nhiêu tàu chiến, máy bay và vũ khí hạt nhân, tính toán ấy sẽ không thay đổi.

Hoa Kỳ cần đưa ra một cảnh báo rõ ràng rằng:

Nếu Trung Quốc tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo hoặc đặt các vũ khí trang bị quân sự hạng nặng, như tên lửa tầm xa hay máy bay chiến đấu lên những đảo nhân tạo đã có, Mỹ sẽ thay đổi cơ bản chính sách với Biển Đông.

Thay vì trung lập, Hoa Kỳ sẽ ngừng kêu gọi kiềm chế, ngược lại sẽ tăng cường các nỗ lực để giúp các nước trong khu vực nâng cao khả năng tự vệ, chống lại sức ép từ Trung Quốc.

Trong trường hợp này Hoa Kỳ sẽ làm việc với các nước khác có yêu sách để thu hồi vùng lãnh thổ bị (Trung Quốc) chiếm đóng và củng cố các căn cứ của họ.

Mỹ cũng sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung với quân đội các nước này, bán cho họ loại vũ khí có khả năng phản công với giá cả phải chăng, để chống lại sức ép quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

Những vũ khí này có thể bao gồm máy bay trực thăng giám sát, ngư lôi, tên lửa đất đối hạm, tàu đổ bộ tấ.n côn.g nhanh và hệ thống phòng không di động.

Mỹ cần phải cho Trung Quốc biết rõ hậu quả thế nào nếu độc chiếm Biển Đông - Hình 3

Chiếc tàu tuần tra đã qua sử dụng Mỹ vừa bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: usni.org.

Một chương trình như thế này sẽ làm cho những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống trị vùng biển, vùng trời quốc tế sẽ có nhiều rủi ro hơn với Bắc Kinh.

Hoa Kỳ sẽ không đặt mục tiêu tích lũy đủ lực lượng tập thể để đán.h bại quân đội Trung Quốc hay kiểm soát một vùng biển lớn.

Thay vào đó là mục tiêu làm cho các đối tác trong khu vực đủ khả năng từ chối Trung Quốc tiếp cận các tuyến đường thủy quan trọng dọc theo bờ biển của họ.

Bắc Kinh sẽ không thỏa hiệp cho đến khi nào họ đạt được điều họ muốn.

Hoa Kỳ nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đồng minh và đối tác đã có quan hệ chặt chẽ.

Nhật Bản có thể là một lựa chọn có giá trị, vì nước này đã xem Trung Quốc là một mối đ.e dọ.a và Nhật đã hợp tác chặt chẽ với một số nước ven Biển Đông, đồng thời thúc đẩy các biện pháp phòng vệ chống bành trướng trên biển Hoa Đông.

Trong khi đó Australia có quan hệ gần gũi với Indonesia và Malaysia hơn so với Hoa Kỳ, Ấn Độ có quan hệ gần gũi với Việt Nam hơn.

Australia và Ấn Độ có thể cung cấp cho các nước này sự trợ giúp đáng kể về quân sự, hơn là Washington.

Nếu Bắc Kinh vẫn từ chối thay đổi lộ trình, Washington nên đàm phán các hiệp định mới với các đối tác trong khu vực, để cho phép Hoa Kỳ và các lực lượng thân thiện khác thường xuyên thăm viếng một số căn cứ.

Trong một số trường hợp, quân đội Hoa Kỳ đàm phán để được đóng quân vĩnh viễn trên các căn cứ của họ ở Biển Đông.

Mỹ cần cân nhắc việc tiếp cận đảo Ba Bình hiện do Đài Loan chiếm đóng, đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng hoặc đảo Trường Sa mà Việt Nam đang kiểm soát.

Đây là 3 hòn đảo tự nhiên lớn ở Trường Sa.

Ngoài việc giúp quân đội Hoa Kỳ và đối tác thường xuyên huấn luyện cùng nhau, các lực lượng đóng trên các đảo này sẽ tạo ra các ngòi nổ mới với Trung Quốc, làm tăng nguy cơ liên quan đến khả năng cưỡng chế quân sự.

Việc này sẽ đưa Bắc Kinh trở lại với một sự lựa chọn khốc liệt:

Tiếp tục quân sự hóa Biển Đông và chống lại các nước có nền tảng quân sự ngày càng tiên tiến do Hoa Kỳ hậu thuẫn, hay từ bỏ kế hoạch thay đổi hiện trạng và làm việc nghiêm túc để tìm ra một giải pháp ngoại giao.

Để chiến lược này thành công, các nước trong khu vực sẽ cần đầu tư nhiều hơn cho quân đội và hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.

Mỹ cần phải cho Trung Quốc biết rõ hậu quả thế nào nếu độc chiếm Biển Đông - Hình 4

Lễ thượng cờ tàu ngầm 185 Khánh Hòa tại cảng Cam Ranh ngày 1/8/2015, đây là chiếc thứ 4 trong 6 tàu ngầm Kilo Việt Nam mua của Nga. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Việt Nam đã mua một đội tàu ngầm đắt tiề.n từ Nga, Đài Loan gần đây công bố kế hoạch phát triển tàu ngầm của riêng mình.

Indonesia đã tăng cường các cuộc tập trận ở quần đảo Natuna giàu tài nguyên, và Philppines không hủy bỏ kế hoạch cho phép máy bay, tàu chiến Mỹ truy cập các căn cứ, bất chấp những tuyên bố của Tổng thống Rodrigo Duterte.

Nhưng vẫn còn những rào cản đáng kể phía trước, khi nhiều quốc gia trong khu vực sợ rằng Trung Quốc sẽ trả đũa nếu họ trở thành đối tác của Hoa Kỳ.

Sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP, các nước Đông Nam Á ngày càng tin rằng Trung Quốc sẽ thống trị trật tự kinh tế khu vực. Thậm chí nhiều người đang quan tâm đến viễn cảnh đó.

Nhận thức này sẽ khiến các nước lo ngại, không muốn tham gia các hoạt động quân sự với Hoa Kỳ vì lo bị Trung Quốc trả thù.

Cách duy nhất để Washington ngăn chặn xu hướng nguy hiểm này là đưa ra một giải pháp khả thi giúp các nước không bị phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.

Điều này có nghĩa là Mỹ có thể phải đưa ra một phiên bản khác của TPP hoặc đề xuất sáng kiến mới về thương mại, đầu tư trong khu vực.

Hoa Kỳ không thể tay không bắt giặc.

Washington cũng nên làm nhiều hơn để hỗ trợ nội bộ các nước có yêu sách trên Biển Đông bằng cách phổ biến rộng rãi thông tin về hoạt động của Trung Quốc trên biển.

Hiện tại các nhà báo và các chuyên gia quốc phòng phải dựa vào hình ảnh vệ tinh thương mại lẻ tẻ và không đầy đủ để tìm hiểu hết các hành động của Trung Quốc.

Chính phủ Hoa Kỳ nên bổ sung những báo cáo và hình ảnh thường niên về triển khai vũ khí của Trung Quốc, cũng như các tàu hải quân, tàu tuần tra, tàu cá Trung Quốc do chính phủ hậu thuẫn, hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải của các nước khác.

Các nước trong khu vực sẽ có nhiều khả năng hợp tác với Washington nếu họ có thể tin tưởng vào Hoa Kỳ để duy trì luật pháp quốc tế.

Để đạt được mục đích đó, hải quân Mỹ nên thường xuyên tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông, chứ không phải chỉ khi nào Washington muốn ghi bàn về ngoại giao.

Những người chỉ trích giải pháp ngăn cản bành trướng bằng sức mạnh sẽ lập luận rằng, điều này sẽ chỉ kích thích Trung Quốc tăng gấp đôi tốc độ quân sự hóa.

Nhưng trong vài năm gần đây, Hoa Kỳ đã chứng minh rằng, bằng cách truyền đạt những hậu quả "đáng tin cậy", họ có thể làm thay đổi hành vi của Trung Quốc.

Năm 2015 khi chính quyền Obama đ.e dọ.a áp đặt các biện pháp trừng phạt để đáp trả hoạt động trộm cắp bí mật thương mại Hoa Kỳ mà chính phủ Trung Quốc bảo vệ, Bắc Kinh đã nhanh chóng kiềm chế các hoạt động của họ trên không gian mạng.

Trong những tháng cuối trước lúc ông Barack Obama rời Nhà Trắng, Bắc Kinh lại bắt đầu kiềm chế các doanh nghiệp nước này làm ăn bất hợp pháp với Triều Tiên sau khi Washington cảnh báo sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt tài chính với các công ty Trung Quốc trốn tránh các lệnh trừng phạt chống Bình Nhưỡng.

Hơn nữa sự thúc đẩy mạnh mẽ của Hoa Kỳ không giống như một số người khẳng định, rằng nó có thể làm dấy lên xu thế diều hâu trong lãnh đạo Trung Quốc.

Trên thực tế, những người ủng hộ quân sự hóa Biển Đông ở Bắc Kinh phần nhiều là bởi họ nhận định Hoa Kỳ không công bằng, chứ không phải hiếu chiến.

Cơ hội thực sự duy nhất cho một giải pháp hòa bình với Biển Đông là ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ không chịu thỏa hiệp, chừng nào họ vẫn thấy có thể lấn tới.

Và trong trường hợp Trung Quốc không từ bỏ đường lối bành trướng, Hoa Kỳ có thể "sống chung với Biển Đông được quân sự hóa mạnh mẽ hơn", miễn là cán cân lực lượng không bị nghiêng quá nhiều về phía Trung Quốc.

Đảm bảo rằng các nước trong khu vực có thể đóng góp vào việc ngăn chặn sự xâm lược, bành trướng của Trung Quốc sẽ tạo ra sự ổn định, hơn là chỉ trông chờ vào thiện chí của Trung Quốc, hay một mình quân đội Hoa Kỳ "canh giữ cho hòa bình".

Phải thừa nhận rằng, với rất nhiều lực lượng vũ trang hoạt động trong một môi trường căng thẳng như vậy, các nước cần phải xây dựng các cơ chế mới để quản lý khủng hoảng, tránh leo thang không lường trước được.

Cuối cùng, một số nhà phê bình về chiến lược mạnh mẽ hơn của Mỹ ở Biển Đông đã tuyên bố rằng, Biển Đông đơn giản là không đáng để gây rắc rối, vì phạm vi cảnh hưởng của Trung Quốc có thể trở nên lành tính.

Nhưng sự sẵn sàng sử dụng áp lực kinh tế và quân sự của Bắc Kinh phục vụ các mục đích chính trị đã ngày một trở nên mạo hiểm, phiêu lưu hơn.". [3]

Cá nhân người viết cho rằng, những bình luận của học giả Ely Ratner rất có giá trị tham khảo để các bên liên quan ở Biển Đông tính tới, trong trường hợp cây muốn lặng mà gió chẳng đừng.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, những diễn biến về cục diện Biển Đông cho thấy đề xuất của ông Ely Ratner ít có khả năng xảy ra trong thực tế, cho dù có thể đó là mong muốn của nhiều người.

Những phân tích, nhận định và đề xuất của học giả Ely Ratner không đại diện cho quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ, mà đó là quan điểm cá nhân nhà nghiên cứu.

Chúng tôi dẫn lại bình luận này của ông với mong muốn cung cấp thêm cho quý bạn đọc và các nhà hoạch định chính sách có thêm thông tin, đán.h giá từ một học giả Hoa Kỳ nghiên cứu sâu về Biển Đông, cũng như đán.h giá của ông về chính sách của Hoa Kỳ, Trung Quốc.

Ngoài ra chúng tôi không bình luận gì thêm về các nhận định, đề xuất của học giả Ely Ratner, bởi bản thân nó là một quan điểm cá nhân và cũng khá bao quát vấn đề.

(Theo Giáo Dục)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?
21:55:03 27/09/2024
Tử tù chờ thi hành án lâu nhất thế giới được tuyên trắng án
06:27:20 27/09/2024
Xung đột ở Ukraine: Bà Harris chính thức lên tiếng về công thức đổi lãnh thổ lấy hoà bình
09:13:59 27/09/2024
Ông Trump đồng ý gặp ông Zelensky
13:30:14 27/09/2024
Bão mạnh Helene đổ bộ Mỹ, nguy cơ gây thiệt hại lớn
14:26:57 27/09/2024
Iran và Nga bất đồng về Hành lang chiến lược Zangezur
05:47:32 27/09/2024
Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine
11:21:31 28/09/2024
Tổng thống Mỹ Biden lên tiếng về kế hoạch chiến thắng của Ukraine
16:30:30 27/09/2024

Tin đang nóng

Cô giáo "dỗi" vì phụ huynh không hỗ trợ mua laptop: Xin lỗi vì gây hiểu nhầm, mong được sửa sai
20:26:33 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
NSX Anh Trai Say Hi treo poster thiếu hẳn 1 nghệ sĩ, xử lý thiếu chuyên nghiệp khiến netizen khó chịu vô cùng!
18:19:09 28/09/2024
TP.HCM: Tạm ngưng phân lớp cô giáo vận động phụ huynh mua laptop cá nhân
18:24:23 28/09/2024
Em trai của bà Trương Mỹ Lan "năn nỉ" toà xin lại 10 tỷ để trị bệnh
18:38:35 28/09/2024
Cô bé 13 tuổ.i thừa kế gần 30 tỷ, bố mẹ ruột bất ngờ tìm đến hé lộ sự thật gây xôn xao
18:54:37 28/09/2024
Lộ thời điểm nghi Hoa hậu Lê Hoàng Phương và "bà trùm Hoa hậu" trục trặc?
19:52:58 28/09/2024
Sự thật bất ngờ về Yeo Jin Go - sao nhí 'chìm nghỉm' nay đã thành siêu sao màn ảnh Hàn Quốc
20:00:44 28/09/2024

Tin mới nhất

Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc

22:08:53 28/09/2024
Iran tuyên bố mọi phong trào vũ trang do Tehran hậu thuẫn ở Trung Đông sẽ đồng lòng ủng hộ Hezbollah và cảnh báo Israel sẽ phải hối tiếc.

Trung Quốc lần đầu tiên phóng vệ tinh thử nghiệm có thể tái sử dụng và thu hồi

19:55:05 28/09/2024
Vệ tinh Thực Tiễn-19 đã đạt được nhiều đột phá về công nghệ và được kỳ vọng sẽ nâng cao đáng kể trình độ kỹ thuật, cũng như hiệu quả ứng dụng của các vệ tinh có thể thu hồi của Trung Quốc.

Mỹ trao trả Iran hơn 1.000 phiến đất sét cổ

19:49:29 28/09/2024
Ông Ali Darabi - Thứ trưởng Bộ Di sản Văn hóa Iran - nhấn mạnh những phiến đất sét này là tài liệu ghi chép về nghi lễ và lối sống của tổ tiên người Iran.

CH Séc bầu cử thượng viện vòng hai

19:47:32 28/09/2024
Truyền thông Séc nhận định phong trào ANO đối lập của cựu Thủ tướng Andrej Babis có khả năng giành chiến thắng và lần đầu tiên trong lịch sử có một vị trí lãnh đạo tại cơ quan lập pháp này.

Mở rộng cơ hội đầu tư, hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam tại Cộng hòa Tatarstan (LB Nga)

19:34:11 28/09/2024
Về phần mình, Đại sứ quán Việt Nam luôn sẵn sàng là cầu nối để góp phần tăng cường, phát triển hơn nữa hợp tác giữa các địa phương hai nước nói chung và giữa Tatarstan với các địa phương của Việt Nam nói riêng.

Lễ hội Cá voi 2024 - Điểm nhấn du lịch của thành phố cảng Ulsan, Hàn Quốc

19:28:25 28/09/2024
Cuộc diễu hành ban đêm càng thêm đặc sắc khi lần đầu tiên có hiệu ứng chiếu sáng lên đoàn người tham gia làm tăng độ phấn khích của sự kiện.

Mỹ phác thảo kế hoạch rút quân khỏi Iraq

18:30:30 28/09/2024
Mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Iraq sau đó sẽ chuyển từ liên minh sang mối quan hệ an ninh song phương mở rộng. Giai đoạn này sẽ diễn ra trong 12 tháng tới, kết thúc muộn nhất là vào tháng 9/2025.

Đại sứ quán Afghanistan tại Anh chính thức đóng cửa

18:30:19 28/09/2024
Theo thông báo trên trang web chính thức, bộ phận lãnh sự của đại sứ quán Afghanistan ở London đã đóng cửa vào ngày 20/9. Về phần mình, chính phủ Anh phủ nhận có liên quan đến quyết định này.

Israel không kích thị trấn Đông Nam Liban; hàng chục nghìn người ở Liban vượt biên vào Syria

18:28:19 28/09/2024
Theo Bộ Y tế Liban, các cuộc không kích của Israel vào các thị trấn và làng mạc ở miền Nam Liban trong 24 giờ qua đã làm 49 người thiệ.t mạn.g và 80 người khác bị thương.

Các nghiệp đoàn quốc tế yêu cầu Israel hoàn trả tiề.n lương cho lao động Palestine

18:25:14 28/09/2024
Trong số các nghiệp đoàn trên có Tổng công đoàn quốc tế (ITUC); Nghiệp đoàn Lương thực, Nông nghiệp, Khách sạn, Nhà hàng, Ăn uống, Thuố.c l.á Quốc tế và Nghiệp đoàn Công nhân khai thác gỗ và xây dựng (BWI).

Mỹ không loại trừ khả năng Ukraine phải nhượng lãnh thổ đổi lấy hòa bình với Nga

18:23:41 28/09/2024
Điện Kremlin cho biết những điều khoản này sẽ không được đưa ra thảo luận nữa, sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấ.n côn.g vào khu vực Kursk của Nga vào đầu tháng 8 vừa qua.

ISW: Bất cập khi lực lượng tinh nhuệ nhất của an ninh Nga chiến đấu tại Kursk

18:22:13 28/09/2024
Theo nguồn tin trên, một quân nhân Spetsnaz của FSB đã được xác định là đã tử trận khi chiến đấu trong khu vực vào tháng 8/2024, xác nhận sự hiện diện của lực lượng đặc nhiệm FSB trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Negav phát ngôn "sốc óc" tại concert Anh Trai Say Hi: Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa!

Nhạc việt

23:42:30 28/09/2024
Ngay lúc này, cư dân mạng liên tục bàn tán về những sân khấu, khoảnh khắc tại show diễn của 30 anh trai. Negav lại trở thành tâm điểm tranh cãi vì một phát ngôn.

Hoa hậu Khánh Vân mặc crop top chụp ảnh cưới, Lan Phương khoe cơ bụng săn chắc

Sao việt

23:36:57 28/09/2024
Diễn viên Lan Phương khoe cơ bụng săn chắc sau hơn 6 tháng sinh em bé thứ hai. Hoa hậu Khánh Vân diện áo crop top phối cùng chân váy ngắn, tạo dáng trên xe mui trần chụp ảnh cưới.

Mỹ nhân thị phi "Đảo thiên đường": Nhan sắc ngọt ngào, học thạc sĩ ở Hàn

Tv show

23:26:35 28/09/2024
Khác với hình ảnh gây tranh cãi trong chương trình hẹn hò Đảo thiên đường , ngoài đời, Yuna Vũ mang đến hình ảnh tích cực, nhiều năng lượng.

Pulisic thăng hoa

Sao thể thao

23:23:54 28/09/2024
Rạng sáng 28/9 (giờ Hà Nội), Christian Pulisic tiếp tục tỏa sáng giúp AC Milan đè bẹp Lecce 3-0 ở vòng 6 Serie A 2024/25.

Siêu mẫu Naomi Campbell bật khóc khi bị cấm hoạt động từ thiện

Sao âu mỹ

23:16:24 28/09/2024
Tổ chức từ thiện của siêu mẫu Naomi Campbell đang bị điều tra và phải đóng cửa, sau khi cảnh sát phát hiện ra phần lớn số tiề.n quyên góp được dùng sai mục đích.

Thông điệp Tarot ngày 28/9/2024 cho 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu bốc lá The Devil, Thiên Bình bốc lá Knight of Swords

Trắc nghiệm

22:29:18 28/09/2024
Khám phá những thông điệp từ những lá bài Tarot tới 12 Cung Hoàng Đạo trong ngày 28/9/2024 nhé. Bạch Dương (21/3 - 19/4)Kim Ngưu (20/4 - 20/5)Song Tử (21/5 - 20/6)

Baifern Pimchanok ngày càng quyến rũ sau khi chia tay bạn trai

Sao châu á

22:24:18 28/09/2024
Nhiều dân mạng nhận định Baifern Pimchanok ngày càng đẹp sắc sảo và sexy hơn sau khi chia tay bạn trai Nine Naphat.

NSND Kim Xuân trải lòng khi đồng hành cùng các chương trình về HIV

Hậu trường phim

22:20:43 28/09/2024
NSND Kim Xuân mong muốn qua dự án, các bạn trẻ sẽ lắng nghe và tìm hiểu kiến thức về HIV/AIDS một cách văn minh, rõ ràng, từ đó lan tỏa thông điệp tích cực cho xã hội.

Phim hoạt hình kinh điển 'Mộ đom đóm' ra rạp Việt

Phim châu á

22:16:16 28/09/2024
Bộ phim hoạt hình (anime) nổi tiếng về nước Nhật trong Thế chiến thứ hai là Mộ đom đóm của đạo diễn gạo cội Isao Takahata sẽ chiếu thương mại rộng rãi tại VN từ ngày 4.10.

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng tấ.n côn.g CSGT ở Hà Tĩnh

Pháp luật

22:10:05 28/09/2024
Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam Nguyễn Văn Hào (SN 1992, trú xã Kỳ Bắc) về tội Chống người thi hành công vụ .

Quân đội chuẩn bị những bước cuối cùng thiết lập cầu phao Phong Châu

Tin nổi bật

21:11:27 28/09/2024
Khoảng 29 đốt cầu phao dã chiến đang được lực lượng công binh thả xuống khu vực cầu phao Phong Châu, chuẩn bị cho việc thiết lập cầu phao, phục hồi giao thông hai bờ những ngày tới.