Thông điệp của Liên bang Nga khi dùng tên lửa siêu vượt âm mới tấ.n côn.g Ukraine
Chuyên gia tên lửa của Tập đoàn RAND đã đưa ra đán.h giá đầu tiên về thông điệp của Moskva sau khi Tổng thống Putin xác nhận Liên bang Nga Moskva đã đáp trả các cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa tầm xa của Ukraine bằng một cuộc tấ.n côn.g bằng loại tên lửa siêu vượt âm mới có tên là “Oreshnik”.
Ngày 21/11, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một thông điệp bằng video, tuyên bố tuyên bố Moskva đã tấ.n côn.g một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung.
Theo ông Putin, trong cuộc tấ.n côn.g này, Liên bang Nga đã thử nghiệm thành công một trong những hệ thống tên lửa tầm trung mới nhất của mình trong điều kiện chiến đấu và đó là một tên lửa đạn đạo được trang bị thiết bị siêu thanh phi hạt nhân, có tên là “Oreshnik”.
Liên quan tới vấn đề này, trong một cuộc phỏng vấn được hãng tin Reuters phát đi vào sáng 22/11, chuyên gia tên lửa Michael Bohnert, thuộc Tập đoàn RAND cho rằng việc Liên bang Nga sử dụng một tên lửa tầm xa để tấ.n côn.g một mục tiêu rất gần được Moskva xem như một thông điệp gửi đến phương Tây.
“Lý do chính thức được đưa ra là chính phủ Liên bang Nga không hài lòng với việc các tên lửa hành trình phóng từ trên không do phương Tây cung cấp, cụ thể là Storm Shadows, đã được sử dụng để tấ.n côn.g lãnh thổ Liên bang Nga”, chuyên gia Bohnert cho biết thêm.
Chuyên gia Bohnert lưu ý rằng Liên bang Nga “đặc biệt nhạy cảm với việc sử dụng tên lửa do phương Tây cung cấp để tấ.n côn.g vào lãnh thổ của mình”.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Bohnert, thông qua việc triển khai tấ.n côn.g bằng tên lửa siêu vượt âm Oreshnik, Moskva đã cho thấy họ có thể triển khai lực lượng một cách an toàn trong lãnh thổ của mình, nơi không bị tấ.n côn.g. Điều này mang lại cho Nga lợi thế khi có thể hoạt động hiệu quả ở gần Ukraine, trong khi đây lại là một bất lợi lớn đối với Ukraine.
Khía cạnh thứ hai liên quan đến triển vọng đàm phán trong tương lai. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã yêu cầu phương Tây hỗ trợ để có khả năng răn đe chiến lược phi hạt nhân, bao gồm tên lửa tầm xa. Vì vậy, hành động của Nga cũng là một thông điệp rằng phương Tây không nên cung cấp khả năng tấ.n côn.g tầm xa cho nhu cầu chiến thuật hiện tại của Ukraine.
Mục đích là nhằm duy trì lợi thế an toàn cho các hoạt động của Liên bang Nga, thông qua loại bỏ các lựa chọn mà phương Tây có thể cung cấp cho Ukraine.
“Như vậy, đây vừa là một thông điệp chiến thuật, vừa mang tính chiến lược”, chuyên gia Bohnert nhận định.
Về phần mình, cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng vào hôm 21/11, Liên bang Nga đã sử dụng một loại tên lửa loại mới để tấ.n côn.g Ukraine.
Ông Zelensky kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới phản ứng cương quyết đối với việc Nga sử dụng tên lửa siêu vượt âm thế hệ mới – có tên là Oreshnik, cho rằng sự kiện đó đán.h dấu bước leo thang lớn về “quy mô và mức độ tàn bạo” của cuộc chiến hiện nay.
Trên mạng xã hội Telegram, Tổng thống Zelensky viết: “Thế giới phải phản ứng. Hiện giờ chưa có bất cứ phản ứng cương quyết nào từ thế giới… Đây là bước gia tăng rõ ràng và nghiêm trọng về quy mô và mức độ tàn bạo của cuộc chiến này”.
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ukraine cũng hối thúc cộng đồng quốc tế phản ứng nhanh chóng trước việc Nga sử dụng “loại vũ khí mới”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Heorhii Tykhyi bày tỏ: “Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế và các nhà lãnh đạo, các quốc gia tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc ngay lập tức phản ứng trước việc Nga sử dụng loại vũ khí mới”.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh lên tiếng sau khi Ukraine tấ.n côn.g Nga bằng tên lửa Storm Shadow
Bộ trưởng Quốc phòng John Healey từ chối xác nhận các báo cáo về việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa Storm Shadow do Anh cung cấp để tấ.n côn.g các mục tiêu bên trong lãnh thổ Liên bang Nga.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh John Healey. Ảnh: Anadolu (AA)
Theo tờ The Kyiv Independent ngày 21/11, Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey đã từ chối xác nhận các báo cáo về việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa Storm Shadow do Anh cung cấp để tấ.n côn.g các mục tiêu bên trong lãnh thổ Liên bang Nga.
Phát biểu trước các thành viên Quốc hội vào ngày 20/11, ông Healey nói: "Trong những tuần gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong hành động và tuyên bố liên quan đến Ukraine, và các hành động của Ukraine trên chiến trường đã tự nói lên tất cả".
Ông nhấn mạnh: "Chúng ta, với tư cách là một quốc gia và một chính phủ, đang tăng cường sự ủng hộ đối với Ukraine và quyết tâm làm nhiều hơn nữa".
Nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Anh được đưa ra sau các báo cáo rằng Ukraine đã tấ.n côn.g một cơ sở quân sự ở tỉnh Bryansk của Nga bằng tên lửa Storm Shadow, đán.h dấu lần đầu tiên Kiev sử dụng loại tên lửa tầm xa của Anh nhằm vào lãnh thổ Liên bang Nga.
Mặc dù không xác nhận các báo cáo, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho biết một ngày trước đó, ông đã thảo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov về phản ứng mạnh mẽ của Ukraine đối với các hành động leo thang gần đây của Liên bang Nga.
Ông Healey cho biết các hành động leo thang này bao gồm các cuộc tấ.n côn.g quy mô lớn của Moskva vào các thành phố Ukraine và việc triển khai lực lượng bên thứ ba cùng với binh sỹ quân đội Liên bang Nga tại tỉnh Kursk.
Hai bộ trưởng đã thảo luận về kế hoạch của Anh nhằm tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho đến cuối năm 2025, ông Healey cho biết thêm, đồng thời nói rằng:
"Tại thời điểm này, tôi không thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về các hoạt động".
Cuộc tấ.n côn.g bằng Storm Shadow được báo cáo diễn ra một ngày sau khi Ukraine được cho là đã sử dụng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tầm xa do Mỹ sản xuất để tấ.n côn.g vào lãnh thổ Liên bang Nga lần đầu tiên, sau khi Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden phê chuẩn vào ngày 17/11.
Storm Shadow là loại tên lửa tấ.n côn.g chiến thuật do tập đoàn MBDA sản xuất, được thiết kế để phá hủy các mục tiêu kiên cố như kho vũ khí, trung tâm sửa chữa và sân bay quân sự. Các phiên bản khác nhau của tên lửa Storm Shadow có tầm bắ.n từ 250 - 560 km.
Trước đây, Ukraine đã sử dụng tên lửa Storm Shadows cho các cuộc tấ.n côn.g tầm xa nhằm vào các lực lượng của Liên bang Nga, nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ, bao gồm cuộc tấ.n côn.g vào Hạm đội Biển Đen ở Bán đảo Crimea, khu vực bị Liên bang Nga sáp nhập năm 2014.
Nga tấ.n côn.g Ukraine, Ba Lan huy động máy bay chiến đấu sẵn sàng bảo vệ không phận Ba Lan đã huy động lực lượng không quân vào sáng sớm 17/11, khi Nga bắt đầu tấ.n côn.g thủ đô Kiev của Ukraine. Theo trang news.sky.com, Bộ Chỉ huy tác chiến của Ba Lan cho biết trên mạng xã hội X: "Do cuộc tấ.n côn.g lớn của Liên bang Nga bằng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và thiết bị...