Thông điệp cảnh báo Mỹ của ông Kim Jong-un khi thăm Trung Quốc
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang có chuyến thăm bất ngờ kéo dài 4 ngày tới Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra giữa lúc Mỹ và Trung Quốc tích cực đàm phán thương mại trong khi triển vọng diễn ra hội nghị Mỹ-Triều Tiên lần hai là rất lớn.
Chuyến tàu chở ông Kim Jong-un thăm Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Thông tấn Trung Quốc và Triều Tiên sáng nay 8/1 đồng loạt xác nhận, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang ở thăm Trung Quốc trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày từ 7-10/1 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Giống bất cứ chuyến công du Trung Quốc trước đó của ông Kim Jong-un, chuyến thăm lần thứ 4 này cũng không được thông báo trước và truyền thông quốc gia mỗi bên chỉ xác nhận sau khi ông Kim Jong-un đã tới Trung Quốc.
Tháp tùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un thăm Trung Quốc lần này, ngoài phu nhân Ri Sol-ju còn có các quan chức cấp cao của Triều Tiên như ông Kim Yong-chol, Ri Su-yong, Pak Thae-song, Ri Yong-ho, No Kwang-chol.
Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm được coi là khá đặc biệt, trùng dịp sinh nhật của ông Kim Jong-un và cũng trùng thời điểm diễn ra cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung cũng như triển vọng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai trong thời gian tới.
Chuyến thăm mang nhiều thông điệp
Đây là chuyến thăm thứ 4 của ông Kim Jong-un tới Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Daryl Kimball, giám đốc điều hành Hiệp hội kiểm soát vũ khí có trụ sở tại Washington (Mỹ), cho rằng mục đích chuyến thăm này của ông Kim Jong-un là tìm kiếm sự ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc về triển khai đường hướng chính sách mà nhà lãnh đạo Triều Tiên đã phác thảo trong thông điệp đầu năm mới, mặt khác nhằm củng cố vị thế đàm phán của Bình Nhưỡng trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai.
Sean King, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ và hiện là Phó chủ tịch công ty chiến lược chính trị Park Strategies, nhận định Triều Tiên có xu hướng dựa vào sự bảo lãnh an ninh của Trung Quốc trước hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
“Nếu ông Kim thực sự sẽ gặp ông Trump lần hai, ông ấy chắc chắn sẽ muốn tham vấn ông Tập Cận Bình trước khi một lần nữa bước ra trường quốc tế. Ông Kim dường như muốn có được cam kết bảo lãnh từ Bắc Kinh”, chuyên gia King bình luận.
Nhận định về chương trình nghị sự chuyến thăm, ông Cheong Seong-chang, một nhà nghiên cứu tại Viện Sejon ở Seoul (Hàn Quốc), cho rằng cuộc hội đàm giữa ông Kim và ông Tập có thể sẽ tập trung vào vấn đề giải trừ hạt nhân, thiết lập cơ chế hòa bình thay thế cho hiệp ước đình chiến trên bán đảo Triều Tiên và dỡ bỏ trừng phạt Triều Tiên.
Cũng theo chuyên gia này, không loại trừ khả năng, ông Tập và ông Kim sẽ thảo luận việc đưa tên lửa đạn đạo liên lục địa ra khỏi lãnh thổ Triều Tiên để tiến hành dỡ bỏ – một vấn đề mà Mỹ muốn giải quyết.
Chuyến thăm của ông Kim Jong-un diễn ra vào thời điểm giới chức Mỹ-Trung tích cực đàm phán để tránh một cuộc chiến thương mại thậm chí khốc liệt hơn sau khi thỏa thuận đình chiến hết hiệu lực vào cuối tháng 2.
Chuyến thăm có thể nhằm củng cố vị thế đàm phán của Triều Tiên trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai. (Ảnh: Reuters
Harry J. Kazianis, một chuyên gia nghiên cứu tại Washington, cho rằng: “Ông Kim muốn nhắc nhở chính quyền của Tổng thống Trump rằng ông ấy vẫn có những phương án ngoại giao và kinh tế ngoài những phương án mà Washington và Seoul đưa ra. Trung Quốc cũng có thể dễ dàng khiến chiến lược của Tổng thống Trump nhằm “gây sức ép tối đa” với Triều Tiên rơi vào quên lãng”.
Với Trung Quốc, chuyến thăm diễn ra vào thời điểm “không thể thuận lợi hơn” khi đang diễn ra đàm phán thương mại Mỹ-Trung và rõ ràng “Bắc Kinh có trong tay quân bài Triều Tiên và có thể tung ra bất cứ khi nào cần”, chuyên gia Kazianis nhận định.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn CNBC ngày 7/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh, hai vấn đề này hoàn toàn không liên quan. “Phía Trung Quốc đã thể hiện rõ với chúng tôi rằng đây là hai vấn đề không liên quan. Hành động của họ đã cho thấy như vậy và chúng tôi đánh giá cao điều đó”, ông Pompeo nói.
Về phần mình, ông Tong Zhao, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nhận định với CNN rằng đây là một chiến lược của ông Kim Jong-un nhằm tận dụng sự cân bằng chiến lược giữa hai siêu cường là Mỹ và Trung Quốc. “Điều này giúp ông Kim Jong-un có cơ hội tốt nhất để đạt được mục tiêu có thể đồng thời phát triển hạt nhân và phát triển kinh tế”, ông Tong Zhao nói.
Minh Phương
Theo Dantri
Tổng hợp
Mỹ vẫn theo đuổi chiến lược gây sức ép tối đa Triều Tiên
Đồng thời, Washington lôi kéo Bình Nhưỡng tiến bước phi hạt nhân hóa.
Kỳ họp lần thứ 73 của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm nay có một điểm khác thường, đó là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump trực tiếp điều hành một phiên họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng, thẳng thắn đề cập đến một số vấn đề gay cấn trong quan hệ quốc tế của Mỹ. Chủ đề nổi bật là Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, ngày 27/9, bày tỏ sự lạc quan về các phát triển gần đây tại bán đảo Triều Tiên. Ông Moon nhấn mạnh việc cộng đồng quốc tế cần đáp lại lựa chọn mới và những nỗ lực trong thời gian qua của Triều Tiên; đánh giá Triều Tiên đã thoát ra khỏi sự cô lập kéo dài, hòa nhập với toàn thế giới do chính thức chấm dứt lộ trình phát triển hạt nhân, bắt đầu dốc sức vào phát triển kinh tế.
Phát biểu của ông Moon là để khuyến khích mối quan hệ đang ấm lên giữa hai miền Triều Tiên, với việc văn phòng liên lạc liên Triều họp phiên đầu tiên, trong đó hai bên thảo luận về cuộc gặp gỡ thượng đỉnh liên Triều tại Hàn Quốc, hai miền kỷ niệm 11 năm ngày Tuyên bố chung liên Triều ngày 4/10, về việc tổ chức cuộc họp của Ủy ban quân sự chung liên Triều, cuộc họp của hội chữ thập đỏ liên Triều, cuộc họp chung quốc hội hai miền, tổ chức lễ khởi công kết nối tuyến đường sắt Nam - Bắc Triều Tiên.
Bắt đầu từ 1/10, trong vòng 20 ngày, hai miền Triều Tiên tiến hành chiến dịch tháo gỡ mìn bẫy tại đồi Hwasalmori thuộc Khu phi quân sự (trong ảnh: Lính Hàn Quốc đã bắt đầu công tác).
Trong khi đó, ngày 29/9, phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho cho biết, Triều Tiên đã đưa ra "các biện pháp thiện chí đáng kể" trong năm qua, chẳng hạn như đình chỉ các vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, tháo dỡ các địa điểm thử nghiệm hạt nhân, cam kết sẽ không phổ biến vũ khí hạt nhân và công nghệ hạt nhân, thế nhưng Mỹ chưa hề đáp ứng thiện chí ấy, mà vẫn khăng khăng đòi hỏi "giải trừ hạt nhân trước". Ông Ri Yong Ho cho rằng nếu dùng chế tài có thể khiến Triều Tiên qui phục "là giấc mơ hão huyền" và "đang đào sâu thêm sự ngờ vực của chúng tôi".
Phát biểu của Ngoại trưởng Triều Tiên là nhằm ép lại Mỹ, nhưng đáng kể ở chỗ nó không bác bỏ thẳng thừng việc Bình Nhưỡng đơn phương giải trừ hạt nhân. Nhưng Washington ngày càng chật vật để duy trì áp lực quốc tế, vì các hành xử tích cực của Triều Tiên đang làm suy giảm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Đặc biệt, Nga tăng cường ủng hộ Triều Tiên trước thềm hội nghị thượng đỉnh giữa Kim Jong-un và Vladimir Putin.
Về phía Mỹ, phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, ông Trump ghi nhận một số việc làm của Triều Tiên, "cảm ơn Chủ tịch Kim vì sự can đảm của ông ấy và những bước tiến mà ông ấy đã thực hiện, mặc dù còn rất nhiều việc phải làm", đồng thời khẳng định "cấm vận sẽ vẫn được duy trì cho tới khi quá trình phi hạt nhân hóa diễn ra".
Bài phát biểu với những lời lẽ khác thường của ông Trump tại một diễn đàn quốc tế đa phương dường như là để phục vụ cho cuộc vận động bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ, diễn ra vào tháng 11 tới. Đảng Cộng hòa đang phải vật lộn để duy trì đa số tại hai viện Quốc hội Mỹ. Một kết cục không thuận đối với đảng này sẽ tác động đến tương lai chính trị của bản thân Tổng thống Trump, khi Hạ nghị viện sẽ quyết định có luận tội tổng thống hay không do những bê bối về sự can dự của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống cuối năm 2016.
Mỹ vừa gây áp lực, vừa lôi kéo Triều Tiên
Tại một phiên họp cuả Hội đồng bảo an LHQ, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đánh giá vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã có một bước ngoặt mới. Trong quá khứ, những nỗ lực về mặt ngoại giao của Mỹ nhằm ngăn chặn Triều Tiên phát triển hạt nhân và tên lửa đều gặp thất bại, nhưng giờ đây, "bình minh của một ngày mới" đã đến. Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh con đường hướng đến hòa bình và tương lai tươi sáng cho Triều Tiên chỉ có thể đạt được thông qua ngoại giao và phi hạt nhân hóa.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ thăm Triều Tiên trong tháng 10 tới nhằm trao đổi cụ thể về hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 và các biện pháp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Lập trường chính thức của phía Mỹ cũng như Triều Tiên là hoàn thành phi hạt nhân hóa Triều Tiên đến cuối nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2021.
Tiến trình ấy không thể không kèm theo các nhượng bộ của Mỹ, như tuyên bố kết thúc tình trạng chiến tranh kéo dài từ năm 1953, thậm chí là ký Hiệp ước hòa bình. Bình Nhưỡng cũng sẽ tìm cách đánh đổi phi hạt nhân hóa từng bước lấy những đảm bảo cho sự tồn tại của chế độ Bình Nhưỡng và cho phép Triều Tiên ra khỏi sự cô lập chính trị, thực hiện các cải cách kinh tế ở miền Bắc đang ngày càng trở nên bức thiết./.
Theo toquoc
Ông Kim Jong-un gửi thông điệp kín cho ông Trump Trở về từ hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần 3 diễn ra ở Bình Nhưỡng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết ông mang theo lời nhắn riêng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gửi tới Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters) Tổng thống...