Thông điệp ấm áp trên các suất cơm: Bác sĩ ơi, luôn có hậu phương này!
Đọc những dòng chữ được các em học sinh nắn nót thể hiện, đông đảo dân mạng đều khó tránh khỏi xúc động.
Theo Báo điện tử Gia đình & xã hội, những ngày qua, học sinh và phụ huynh của Bếp tuyến đầu hệ thống trường T.Đ – P.S đã ghi nhiều lời động viên lên hàng ngàn suất cơm miễn phí, với hy vọng gửi gắm tình cảm đến nhân viên y tế trong tuyến đầu chống dịch.
Dòng thông điệp được viết nắn nót, cẩn thận. (Ảnh: Báo điện tử Gia đình & xã hội)
“- Bữa ăn này được nấu từ tình thương và sự biết ơn. Chúc bạn ăn vào có thêm năng lượng để luôn mỉm cười bước tiế p.
- Nếu ai sống cho riêng mình thì lòng hẹp như sông. Nếu ai sống cho mọi người thì lòng rộng như biển.
- Chúc các anh chị nhiều sức khoẻ, vững vàng và bền chí, ngàn lần biết ơn!
- Yêu thương cho đi là còn mãi mãi.
- Đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ yêu thương, hạnh phúc sẽ đong đầy.
Video đang HOT
- Corona lao ra . Bác sĩ nước ta rất là dũng mãnh . Bác đánh tanh bành . Bọn Corona bay xa, bay xa . Be strong!”
Các phần ăn đính kèm dòng chữ nhắn nhủ. (Ảnh: Báo điện tử Gia đình & xã hội)
Các thông điệp trên được viết và vẽ thủ công, sau đó dán lên vỏ hộp cơm để tặng bác sĩ, điều dưỡng đang làm nhiệm vụ. Những dòng chữ có thể đơn giản, nhưng chắc hẳn sẽ khiến không ít người xúc động khi nhìn thấy, bởi nó thay thế cho biết bao điều muốn nói của người thực hiện. Đó là lời chúc sức khoẻ, câu cảm ơn, sự trân trọng và cả lời động viên đội ngũ y tế hãy vượt qua khó khăn trước mắt, hoàn thành tốt công việc được giao, từ đó bảo vệ cả cộng đồng.
Một gia đình đang viết thông điệp. (Ảnh: Báo điện tử Gia đình & xã hội)
Theo thầy N.T.D. – Quản lý của trường T.Đ cho biết, thời gian qua, vô số nhà hảo tâm, tổ chức đã chung tay, góp sức, đồng hành cùng nhà trường chuẩn bị các bữa ăn chất lượng. Trong đó, Bếp ăn hệ thống trường T.Đ cung cấp 1.000 suất/ngày. Ngoài ra, thầy D. còn đang điều hành một số bếp ăn khác với 8.000 hộp cơm mỗi ngày.
Với suy nghĩ ” tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình, “chống dịch không là việc đơn lẻ của riêng ai” , để hàng ngàn món quà đều được dán thông điệp yêu thương, ý nghĩa, thầy D. đã lập nhóm viết note “Năng lượng yêu thương”. Ngay lập tức, đông đảo phụ huynh và học sinh đã hào hứng tham gia để lan toả yêu thương và sự biết ơn.
Những hình ảnh, dòng chữ được các em học sinh thực hiện. (Ảnh: Tiin)
Được biết, hiện có rất nhiều cá nhân, tổ chức liên tục gửi các món quà đính kèm thông điệp ý nghĩa đến thành viên trong lực lượng chống dịch. Theo Sài Gòn Giải phóng Online, chị K.T.H.V. (32 tuổi) sở hữu một trang trại trồng rau, củ, quả tại Đắk Lắk. Khoảng nửa tháng trở lại đây, mỗi ngày, người phụ nữ này đều chuẩn bị 500kg trái cây tươi, rau xanh…để tặng bà con trong vùng phong toả, lực lượng dân phòng và y bác sĩ. Thấy nghĩa cử của chị, không ít nhà hảo tâm cũng ủng hộ thêm tiền, trái cây…
Lời đề tặng trên các túi quà do chị V. viết. (Ảnh: Sài Gòn Giải phóng Online)
Trên các phần quà, chị V. đều gửi gắm những dòng nhắn nhủ, động viên người nhận. Thông điệp yêu thương mà chị và các nhà hảo tâm chuẩn bị đã góp phần sưởi ấm trái tim của nhiều “chiến sĩ” đang ngày đêm căng mình chống dịch.
Có thể nói, những bữa cơm với dòng chữ động viên ấm áp không chỉ giúp đội ngũ chống dịch no bụng, ấm lòng, mà còn giúp họ tin tưởng rằng ở phía sau luôn có hậu phương vững chắc. Để rồi từ đó, họ được tiếp thêm động lực để đối đầu với dịch bệnh. Với sự đồng lòng, đoàn kết này, tin rằng dịch Covid-19 sẽ sớm được đẩy lùi tại nước ta!
Tinh thần mạnh mẽ của người nhỏ nhất "biệt đội" khử khuẩn TP.HCM
Những ngày vừa qua, "biệt đội" phun khử khuẩn TP.HCM đã đi từng con hẻm, đến từng khu vực...trên địa bàn để làm nhiệm vụ.
Trong số các thành viên của đội, có một cô bạn trẻ, dù chỉ mới sinh năm 2005 nhưng lại luôn hết mình với nhiệm vụ hỗ trợ chống dịch.
Đội phun khử khuẩn tại TP.HCM. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Theo Zing, Phạm Huyền (16 tuổi) hiện đang là thành viên nhỏ tuổi nhất đội phun khử khuẩn của TP.HCM. Cô bạn đã trở thành tình nguyện viên ngay từ khi đội mới thành lập ngày 14/7. Lúc này, do đang được nghỉ học, lại mong muốn góp sức nhỏ cùng thành phố chống dịch nên Huyền đã không ngần ngại xung phong.
Tham gia vào hỗ trợ tuyến đầu chống dịch, Huyền luôn cố gắng làm tốt các nhiệm vụ được giao. Dù thường xuyên phải mang bình phun nặng hàng chục kg, thế nhưng cô gái nhỏ lại chưa bao giờ cảm thấy công việc này quá nặng nề. Ban đầu, cô bạn cũng có chút lo lắng vì thường phải tiếp xúc với những khu vực nguy hiểm, thế nhưng nhờ được anh chị trong đội truyền động lực nên Huyền cảm thấy yên tâm hơn.
Cô bạn cho biết: " Cứ 7h30 phút mỗi ngày, mình có mặt tại trạm, kiểm tra lại máy móc, chuyển dung dịch lên xe rồi cùng đội di chuyển tới điểm cần phun khử khuẩn. Mình thường làm nhiệm vụ cả ngày cho đến khi xong hết việc."
Suốt khoảng thời gian tham gia vào công tác chống dịch, Huyền đã không được về nhà mà phải ở nơi do đội sắp xếp, nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người thân. Dù vậy, gia đình cô bạn vẫn rất ủng hộ quyết định của con gái.
Cô bạn vui vẻ khi được làm nhiệm vụ. (Ảnh: Phạm Huyền)
Ngày 26/7 vừa qua, cô bạn đã cùng với đội làm nhiệm vụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM. Khi vừa phun khử khuẩn xong, trong lúc đi ra, do dung dịch trên sàn còn ướt và kính chống giọt bắn bị mờ nên Huyền đã bị trượt ngã. Điều duy nhất cô bạn nghĩ đến khi đó chính là chiếc bình phun có gặp vấn đề gì hay không.
Cô bạn kể: " Lúc té, mình không thấy đau mà chỉ sợ cái bình bị hư nên vội vàng đứng dậy. Tại luống cuống nên mình lại bị té thêm lần nữa. May có đồng đội chạy ra kéo và đỡ bình nên mình mới đứng lên được. Chắc lúc đó lo cho bình phun nên không thấy gì, về tới nhà mình mới thấy đau một chút, nhưng giờ đã khỏi rồi".
Cô gái trẻ cũng kể thêm, có những ngày vì làm nhiều nhiệm vụ cùng lúc nên bản thân bị đuối sức, phải xin phép nghỉ một ngày để lấy lại năng lượng. Dù vậy, ngay sau đó, cô vẫn tiếp tục sát cánh chiến đấu cùng tất cả mọi người.
Hình ảnh Huyền trượt ngã lúc đang làm nhiệm vụ. (Ảnh: Phạm Huyền)
Quả thật, tham gia vào công tác phòng dịch không phải là chuyện dễ dàng gì, thế nhưng cả Phạm Huyền và nhiều y bác sĩ, cán bộ y tế ngoài kia vẫn đang rất nỗ lực mỗi ngày. Dù có mệt mỏi, khó khăn hay vất vả đến đâu, họ cũng sẵn sàng chấp nhận vì sức khoẻ của cộng đồng.
Vì vậy, để hỗ trợ cho các y bác sĩ đang phải "căng mình" chống dịch ngoài kia, mỗi chúng ta hãy tự có ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định phòng ngừa dịch bệnh mà Bộ Y tế đề ra như đeo khẩu trang, dùng nước sát khuẩn...
Xúc động tấm thiệp "hậu phương nhí" gửi bác sĩ tuyến đầu chống dịch: "Bác cố gắng lên nhé, để Sài Gòn mau lành bệnh" "Bác sĩ Tuấn ơi, bác mặc bộ đồ y tế có nóng không? Bác cố lên nhé...", là lời nhắn nhủ dễ thương và đầy ấm áp của một bé tên Bảo Anh gửi tới bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Những ngày vừa qua, Sài Gòn đang "bệnh", cả thành phố phải gồng mình chống dịch. Với những người chiến sĩ...