Thông báo không tích trữ đồ ăn theo kiểu Page Chính phủ gây “bão” MXH
Trước thông tin TP. Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16, đông đảo các hội nhóm lớn nhỏ trên mạng xã hội đã chia sẻ dòng trạng thái về câu chuyện giãn cách những ngày tới.
Trong đó, phải kể đến sự góp mặt của Fanpage Thông tin Chính phủ – trang thông tin cập nhật tin tức của Chính phủ đến bà con.
Bài viết nhận được lượng tương tác khá lớn. (Ảnh chụp màn hình)
Theo đó, khi dân tình vẫn đang bàn tán xôn xao về vấn đề giãn cách xã hội, trang này đã đăng bài viết với nội dung: “Hà Nội đã chuẩn bị đủ hàng hoá trong mọi tình huống, mọi người không cần tích trữ!!!”. Và chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu page không đính kèm một loạt nhãn dán về đồ ăn như: rau, cơm, bánh mì, sữa, trứng…hết sức vui nhộn.
Một số ý kiến từ cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Ngay lập tức, nội dung trên được dân tình chia sẻ một cách rầm rộ. Nhiều người gửi lời cảm ơn đến đội ngũ admin đã nhanh chóng đưa các thông tin bổ ích đến người dân; đồng thời đánh giá cao sự dí dỏm, hài hước của những nhân vật đứng sau bài đăng này. Ở phần bình luận, không ít dân mạng cũng nhắc nhở, bảo ban nhau hãy giữ gìn sức khoẻ, không nên tích trữ đồ ăn:
“- Chính phủ ta thân thiện không kìa, các bác dễ thương quá đi mất.
- Các bác có icon thật đáng yêu.
- Chính phủ nói em xin vâng. Mọi người ơi, chúng mình là người Việt Nam mà, cố gắng lên!
Video đang HOT
- Nhất định là không tích trữ, hãy là một công dân có ý thức để đẩy lùi dịch bệnh. Cả gia đình cháu đều tin vào Chính phủ, Nhà nước.”
Theo Sở Công Thương thành phố, người dân không cần lo thiếu lương thực, thực phẩm (Ảnh: VietNamNet)
Liên quan đến vấn đề hàng hoá cung ứng cho người dân thời gian tới, Sở Công thương TP.Hà Nội cho biết, lượng hàng hoá thiết yếu các doanh nghiệp đang dự trữ nhiều gấp 3 lần so với tháng bình thường. Do đó, người dân Hà Nội không nên lo lắng và tích trữ lương thực, thực phẩm, theo Thanh niên.
Cụ thể, trên toàn thành phố hiện có có 459 chợ, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 28 trung tâm thương mại, 141 chuỗi và 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá. Ngoài ra, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hoá… cũng sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bà con.
Hàng hoá sẽ được bổ sung đầy đủ ở các siêu thị. (Ảnh: Kinh tế Đô thị)
Để phục vụ công tác phòng chống dịch, chính quyền thành phố đã giao các lực lượng liên quan rà soát, bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện làm kho dự trữ đồ; đồng thời mở thêm nhiều điểm bán hàng cố định, điểm bán hàng lưu động nếu cần thiết. Bên cạnh đó, sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa từ doanh nghiệp để phân phối, đưa hàng kịp thời đến các điểm bán hàng thiết yếu trên địa bàn.
Sở Công thương TP. Hà Nội cũng sẽ phối hợp với các đơn vị, tăng cường kết nối cung cầu, cung cấp thông tin nguồn hàng hóa thiết yếu và nông sản mùa vụ đến những cửa hàng thực phẩm, siêu thị, chợ…trên địa bàn. Từ đó, tổ chức khai thác, dự trữ hàng hóa hợp lý để phòng, chống dịch an toàn.
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra các cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn vào ngày 23/7. (Ảnh: Kinh tế Đô thị)
Sở Công thương thành phố nhấn mạnh rằng, Hà Nội đang phải đối mặt với một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên, dù cho nhu cầu mua sắm có tăng cao, các hàng hóa đều có đủ để phục vụ nhân dân.
Như vậy, hiện thành phố đang rất nỗ lực trong việc không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá. Do đó, mọi người hoàn toàn có thể yên tâm, không nên tập trung nơi đông người để mua đồ dự trữ, từ đó tránh lây nhiễm dịch bệnh.
4 băn khoăn của cử tri, nhân dân gửi tới kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV
Gỡ nút thắt cho các gói hỗ trợ người dân khó khăn; Giải pháp đột phá cho tiêm vắc xin; Tháo gỡ bất cập cơ chế, chính sách để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2021; và Sức khoẻ, tâm sinh lý trẻ em trong dịch COVID-19, là những vấn đề khiến các cử tri, người dân còn băn khoăn, được gửi đến kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV.
Mở ra giai đoạn phát triển mới của đất nước
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ nhất - Quốc hội khóa XV, sáng 22/7, Chủ tịch Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày trước Quốc hội Báo cáo tóm tắt tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân gửi tới kỳ họp.
Báo cáo cho biết, cử tri và nhân dân tiếp tục bày tỏ niềm vui mừng, phấn khởi về kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp cả về nội dung và công tác nhân sự, mở ra giai đoạn phát triển mới của đất nước. Cử tri và nhân dân đồng thuận rất cao với chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển phồn vinh, hạnh phúc.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 rất phức tạp, từ đầu năm 2021 đến nay, song với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, bước đầu chúng ta đã khoanh vùng, cơ bản kiểm soát được tình hình. Cùng với kết quả phòng, chống dịch, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và người dân tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh; kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng 5,64%, được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín nâng hạng triển vọng tín nhiệm quốc gia từ "ổn định" lên "tích cực"; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của Nhân dân cơ bản ổn định.
Cử tri và Nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, tập trung của Đảng và Nhà nước; hành động kiên quyết, với quyết tâm chính trị cao của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiếp tục theo dõi, đôn đốc giải quyết rốt ráo các vụ án, vụ việc; công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục đạt được kết quả đáng ghi nhận: thật sự không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không ngừng, nghỉ, rõ đến đâu, xử lý nghiêm đến đó, đúng như chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
4 băn khoăn về những vấn đề lớn
Tuy nhiên, cử tri vào người dân cả nước vẫn còn những băn khoăn về những vấn đề lớn và nóng hổi hiện nay.
Đó là trong bối cảnh khan hiếm vắc xin toàn cầu, vắc xin trong nước chưa sản xuất được, phải có giải pháp thật sự đột phá, khả thi thì mới đạt được tỷ lệ tiêm chủng 75% dân số của cả nước như kế hoạch của Bộ Y tế. Nếu không đạt được kế hoạch tiêm chủng vắc xin thì kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sẽ có độ trễ, đời sống của Nhân dân tiếp tục khó khăn.
Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ của Chính phủ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có tính thời điểm, giải quyết tình huống cấp bách. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện còn lúng túng, xác định đối tượng thụ hưởng chưa phù hợp với bối cảnh, tình hình, do vậy giải ngân kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp đạt tỷ lệ thấp, không đạt được mục tiêu như dự kiến. Đề nghị các bộ, ngành, chính quyền các cấp, cơ quan liên quan cần phải đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm để triển khai tốt hơn gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ nhằm giúp đỡ doanh nghiệp và người dân một cách thực chất, thiết thực hơn.
Ngoài ra, cử tri, nhân dân và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá cao sự điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sau hơn 3 tháng kể từ kỳ họp thứ XI Quốc hội khóa XIV đến nay. Tuy nhiên, chỉ còn 5 tháng nữa kết thúc năm 2021 mà một số vướng mắc, bất cập, chồng chéo về cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật đã tồn tại từ lâu, chưa được khắc phục, nếu Chính phủ, Quốc hội không tháo gỡ kịp thời các "nút thắt" này thì khả năng hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2021 sẽ rất khó khăn.
Và cuối cùng, trong bối cảnh phải cách ly, giãn cách xã hội để đảm bảo an toàn dịch bệnh, một bộ phận trẻ em không được đến trường lớp, không được vui chơi tương thích với lứa tuổi trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý, nhất là ở các khu đô thị, khu chung cư. Việc này cần sớm được các cơ quan chức năng nghiên cứu để có giải pháp giải quyết phù hợp, không thể xem thường.
Các đại biểu cần gắn bó "máu thịt" với nhân dân
Trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đưa ra kiến nghị về các nội dung chính, trong đó, nổi bật là trách nhiệm của đại biểu Quốc hội: "Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội khóa XV đề cao trách nhiệm, cố gắng thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chương trình hành động và lời hứa với cử tri trong quá trình vận động bầu cử; tích cực nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng hoạt động đại biểu; gương mẫu, bản lĩnh, thật sự gắn bó "máu thịt" với Nhân dân; nỗ lực hành động theo phương châm: tận tụy để dân mến, trách nhiệm để dân thương, kỷ cương để dân trọng, năng động để dân nhờ" - ông Đỗ Văn Chiến phát biểu báo cáo.
Bản báo cáo cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn 05 năm 2021-2025; nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, thích ứng với nền kinh tế số, nâng cao chất lượng, tiến độ giải quyết công việc, chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng của người dân đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Một vấn đề nóng được cử tri và người dân kiến nghị qua báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đó là Chính phủ chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm minh bạch, bình đẳng trong việc tiếp cận vắc xin của người dân; quản lý chặt chẽ và công khai các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống COVID-19, nhất là nguồn tài trợ, quyên góp ủng hộ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Chính phủ trân trọng cảm ơn lực lượng Y tế trên tuyến đầu chống dịch COVID-19 Báo cáo nêu rõ, Chính phủ trân trọng cảm ơn đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, các cấp, các ngành, nhất là lực lượng tuyến đầu như Y tế, Quân đội, Công an cùng các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể...