Thôn ung thư ở Hà Nội: Do thuốc sâu?
Lãnh đạo nhà máy chế tạo kết cấu thép Yên Thường phủ nhân viêc xả thải gây ra bênh ung thư ở thôn Xuân Dục (Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nôi).
Liên quan đến vụ người dân “thôn ung thư” kêu cứu, trả lời chúng tôi, ông Đặng Văn Nghĩa, Phó TGĐ công ty CP Xây lắp Điện I Hà Nội, khẳng định, quy trình sản xuất của nhà máy chế tạo kết cấu thép Yên Thường vẫn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
Người dân thôn Xuân Dục và xung quanh nhà máy đang kêu cứu vì nguồn nước nhiễm bẩn. Họ cho rằng nguyên nhân là vì chất thải từ nhà máy, thưa ông?
Nhà máy chế tạo kết cấu thép Yên Thường từ trước đây là xưởng làm cơ khí. Nhà máy nằm khoảng giữa thôn Xuân Dục và Yên Khê (xã Yên Thường) và giữa cánh đồng, cách xa khu dân cư. Từ hai thôn này đến nhà máy gần 1km. Xung quanh chỉ là một bộ phận công nhân của nhà máy từ ngày xưa.
Hằng năm các cơ quan chức năng vẫn vào kiểm tra định kỳ việc đảm bảo vệ sinh môi trường. Một số cơ quan kết luận là nước nhiễm sắt. Ngoài ra không có gì vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Nhà máy thép Yên Thường
Nhưng, tôi cho rằng nước ở đâu mà chẳng nhiễm sắt đâu riêng gì các khu này? Còn nước giếng khoan từ dưới đất lên bao giờ cũng phải lọc mới dùng trong ăn uống được. Kể cả trong nội thành có nước máy, nhiều gia đình vẫn phải dùng bình lọc rồi mới đem vào sử dụng.
Nước thải của nhà máy ra môi trường là hoàn toàn không có.
Dây chuyền sản xuất với quy trình khép kín của nhà máy được xây dựng từ bao giờ, thưa ông?
Từ năm 2005. Dây chuyền sản xuất của chúng tôi là quy trình khép kín với máy móc công nghệ từ các nước tiên tiến như Đức, Pháp… Và không có chuyện cho chất thải ngấm ra ngoài.
Vậy có phải bao nhiêu năm trước, Nhà máy để nước thải ngấm tự do hay không?
Video đang HOT
Trước hay sau thì nước hóa chất của Nhà máy không phải là cái gì thừa thãi để ngấm ra ngoài cả. Và trong nhà máy có bể chứa chứ không có nước chảy ra ngoài.
Cách hồ mấy trăm mét là nhà máy Nhà máy Chế tạo kết cấu thép Yên Thường
Hồi tháng 5 vừa qua, Phòng PC49 phối hợp một số cơ quan kiểm tra, kết luận nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ông giải thích thế nào về điều này?
Mẫu nước thải này sau đó đã kết luận lại, là do cán bộ kiểm tra của PC49 lấy ở cuối nguồn đường ống nước sinh hoạt của khu tập thể quanh nhà máy chảy ra. Và mẫu nước này cho thấy không có đủ lượng ôxy trong nước chứ không phải là nhiễm độc.
Theo một lãnh đạo xã Yên Thường, Nhà máy đã từng phải bồi thường cho một nông dân vì làm chết cá của họ. Nếu không thải độc, sao lại có chuyện này?
Tôi khẳng định từ hồi tôi chịu trách nhiệm quản lý Nhà máy này, không phải bồi thường cho ai cả. Câu chuyện đó tôi có từng nghe người ta truyền miệng, xảy ra cách đây khoảng 15 năm trước. Nhưng thực hư thế nào, tôi không rõ.
Vậy ông đánh giá tại sao những khu vực ở xa hơn có thể dùng nước giếng khoan bình thường, trong khi mấy thôn lân cận phải sử dụng máy lọc ô zôn?
Chúng ta có thể thấy, xung quanh Nhà máy là đồng ruộng trồng lúa và hoa màu. Buổi chiều người trong thôn ra tưới nước, chăm bón rất đông. Mà trồng hoa màu là phải phun thuốc trừ sâu. Chính những nước tưới này ngấm ngược trở lại đất gây ô nhiễm nguồn nước của người dân.
Làng Xuân Dục, Yên Khê hay các khu xung quanh hiện chưa có nước máy sinh hoạt. Vì vậy, chúng tôi rất ủng hộ nếu các cơ quan ban ngành quan tâm cung cấp nước sạch về cho người dân ở đây.
Ông Đặng Văn Nghĩa thừa nhận trong quá trình sản xuất, Nhà máy thường gây ra tiếng ồn ào. Nhiều người xung quanh tỏ ra khó chịu, nên lãnh đạo Nhà máy đã cố gắng hạn chế làm việc vào ca đêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Đoàn, Phó chủ tịch UBND xã Yên Thường cũng như những người dân sông xung quanh cho biết, họ chỉ yêu cầu Nhà máy tuân thủ đúng quy trình sản xuất, không xả thải ra môi trường đảm bảo nguồn nước sạch cho đời sống sinh hoạt.
Ông Ngô Đình Thụ, phó thôn Xuân Dục cho rằng cần các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra kỹ càng và sớm có giải pháp đối với nguồn nước cho người dân ở đây.
Như đã đưa tin, theo phản ánh của người dân thôn Xuân Dục (Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội), gần chục năm nay, nhiều người trong thôn đã lần lượt chết vì bệnh ung thư. Họ nghi ngờ, nguyên nhân là nguồn nước sinh hoạt của họ đã bị ô nhiễm nặng nề do nước thải từ Nhà máy thép Yên Thường.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi các cơ quan có trách nhiệm làm rõ thì hàng ngày, người dân quanh đây vẫn phải sống chung nguồn nước bẩn bằng các hệ thống bể và máy lọc nước ô zôn.
Theo 24h
Những con số bất thường tại "xã ung thư"
Theo thống kê chưa chính thức từ người dân và chính quyền địa phương xung quanh mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đã có gần 1.000 người mắc bệnh ung thư trong những năm vừa qua. Một con số bất thường...
Thủ phạm là nguồn nước?
Rất nhiều người dân xã Thạch Hải, nơi căn bệnh ung thư đang là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho rằng, từ sau khi Dự án mỏ sắt Thạch Khê đi vào khởi công, nguồn nước ngầm bị tụt, họ phải khoan giếng sâu hơn cả chục mét mới có nước để dùng.
Tuy nhiên, nước lại bị nhiễm phèn rất nặng, mùi hôi khó chịu.
Nguồn nước từ giếng khoan của gia đình anh Dực (có bố và mẹ đều chết vì ung thư) ở xóm Thượng Hải nhiễm phèn quá nặng
Anh Nguyễn Văn Dực (xóm Thượng Hải) có bố mới chết vì căn bệnh ung thư dẫn chúng tôi ra giếng nước khoan, bơm lên một ít nước màu vàng đục, mùi rất khó chịu.
"Trước đây giếng khoan chỉ cần 6m là đã có nước dùng thoải mái, trong vắt. Còn từ sau khi dự án mỏ sắt Thạch Khê đi vào hoạt động là hầu như nhà nào cũng phải khoan giếng mới sâu từ 15 - 20m mới có nước, nhưng nước lại bị nhiễm phèn nặng lắm" - anh Dực phân tích.
Anh Dương Đình Toán, Bí thư Đoàn xã, Đại biểu HĐND xã Thạch Hải có bố vợ là ông Trần Đình Thư mới chết vì căn bệnh ung thư thực quản cũng cho rằng, rất có thể nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm phèn là thủ phạm khiến nhiều người bị ung thư, chết vì ung thư như thế.
Giếng nhà ông Trương Quốc Thành - Trưởng xóm Liên Hải cũng bị nhiễm phèn rất nặng, nên không dám dùng mà phải đi gánh nước từ giếng làng đào từ thời Pháp thuộc về dùng
Trưởng xóm Liên Hải, ông Trương Quốc Thành cũng cho rằng, từ sau khi mỏ sắt Thạch Khê đi vào hoạt động là nguồn nước ngầm bị tụt, nhiều nhà phải khoan giếng mới sâu hơn cả chục mét mới có nước nhưng nguồn nước nhiễm phèn nặng hơn.
Vị trưởng xóm Liên Hải cũng lo ngại có thể do sử dụng nguồn nước nhiễm phèn nặng mà nhiều người bị bệnh ung thư.
Ngay cả giếng khoan của nhà ông Thành cũng bị nhiễm phèn rất nặng, gia đình ông không dám sử dụng mà phải đi gánh nước ở một giếng làng cách xa mỏ sắt hơn về dùng.
Bà Cúc ở xóm 3 xã Thạch Khê dù giếng nhiễm phèn rất nặng cũng phải sử dụng
Hiện một số người dân vì lo ngại nguồn nước nhiễm phèn là thủ phạm gây ung thư nên đã xây bể, mua bình hứng nước mưa dùng. Nhưng đa số vẫn phải chấp nhận sử dụng nguồn nước nhiễm phèn từ giếng khoan.
Tại xóm 3 xã Thạch Khê, gia đình bà Phạm Thị Cúc (SN 1957) cũng đang sử dụng nguồn nước từ giếng khoan nhiễm phèn rất nặng. Bà Cúc cho biết, sau khi Dự án mỏ sắt đi vào hoạt động, gia đình bà phải khoan giếng sâu hơn nhưng nước lại bị nhiễm phèn nặng hơn.
Bà cũng lo ngại có thể nước nhiễm phèn là nguyên nhân khiến nhiều người trong xã bị bệnh ung thư.
Chuyện gì đang xẩy ra, hãy cho dân biết!
Bà Trương Thị Lân ở xóm Liên Hải có cháu nội 3 tuổi bị ung thư võng mạc xót xa: "Người dân chúng tôi thấy buồn chán lắm. Thấy quá nhiều người mắc bệnh ung thư, chết vì ung thư mà không biết nguyên nhân từ đâu, hoang mang lắm chú ạ".
Theo số liệu UBND xã Thạch Hải cung cấp, chỉ riêng hai xóm Đại Hải và Liên Hải, trong 3 năm lại đây đã có tới 54 người bị mắc bệnh ung thư
"Giờ chúng tôi đang lo sợ lắm. Chẳng tha thiết gì công việc. Từ đầu làng đến cuối xóm đâu cũng có người bị ung thư" - anh Dực xóm Thượng Hải tâm sự.
Thống kê từ trạm Y tế xã Thạch Hải từ cuối năm 2009 đến nay, toàn xã có 14 người chết vì ung thư, 7 người hiện đang mắc bệnh ung thư. Số liệu mà UBND xã Thạch Hải cung cấp thông qua danh sách các trưởng xóm gửi lên thì trong khoảng 10 năm trở lại đây toàn xã có 88 người chết vì ung thư. 7 người đang mắc bệnh ung thư.
Còn tại Thạch Khê và Thạch Đỉnh, cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khai thác mỏ, từ năm 2008 đến nay cũng đã có gần 40 người mắc bệnh quái ác này.
Chủ tịch UBND xã Thạch Hải, ông Nguyễn Trung Chiến khẳng định, số người chết và mắc bệnh ung thư tại xã Thạch Hải là quá nhiều. Đặc biệt, từ khoảng 5 năm trở lại đây, số người chết trên địa bàn Thạch Hải vì bệnh ung thư tăng gấp 3 lần khoảng thời gian trước đó.
Riêng 2 xóm Liên Hải và Đại Hải nơi gần khu vực mỏ sắt là bị nhiều nhất.
"Người dân từ lâu đã rất hoang mang, lo lắng. Chúng tôi tha thiết mong cấp trên quan tâm, cho về lấy mẫu nước kiểm tra kết luận và có giải pháp nào đó để người dân yên tâm" - ông Chiến khẩn thiết.
Chủ tịch UBND xã Thạch Hải cầm xấp danh sách thống kê của các xóm có người chết và đang bị bệnh ung thư, và tha thiết cơ đề nghị cấp trên tìm ra nguyên nhân, sớm có giải pháp để cứu dân
Ông Dương Đình Tiến, Chủ tịch UBND xã Thạch Khê cũng khẳng định số người chết vì ung thư tại địa phương tăng nhanh trong khoảng 5 năm trở lại đây, cứ năm sau cao hơn năm trước.
Mà đặc biệt, cư dân các xóm gần mỏ sắt chết vì ung thư nhiều hơn rõ rệt.
Ông Tiến cung lo ngại phải chăng nguồn nước bị nhiễm phèn nặng là nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh ung thư.
Cũng theo các vị lãnh đạo hai xã, tại các cuộc tiếp xúc cử tri, chính quyền và người dân đã bày tỏ sự lo lắng, đề xuất cơ quan chuyên môn sớm kiểm tra, cho người dân được biết chuyện gì đang xảy ra. Thế nhưng, đến nay vẫn không có câu trả lời.
Theo 24h
Ám ảnh nỗi đau ung thư nơi mỏ sắt Hàng vạn người dân tại các xã chịu ảnh hưởng trực tiếp Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang vô cùng lo lắng khi "thần chết" mang tên ung thư lần lượt gọi tên nhiều người. Đặc biệt, một số xóm sinh sống xung quanh moong mỏ tại xã Thạch Hải. Với họ, căn bệnh quái ác...