Thompson M1A1 – khẩu tiểu liên ‘Kẻ hủy diệt’ của lính Mỹ
Tiểu liên Thompson M1A1 rất được lính Mỹ ưa chuộng bởi độ ổn định, khả năng bắn liên thanh và diệt địch hữu hiệu trong chiến hào.
Tiểu liên Thomson của quân đội Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Ngày 29/1/1945, thượng sĩ Leonard Funk, Jr và đồng đội trong đơn vị lính dù thuộc sư đoàn đổ bộ đường không số 82 Mỹ với những khẩu tiểu liên M1A1 đã đột kích vào 15 tòa nhà bị quân Đức chiếm đóng ở Holzheim, Bỉ, tiêu diệt 21 lính Đức và làm bị thương hơn 24 tên, giải thoát thành công hơn 30 tù binh, theo WarIsboring.
Dù Thompson M1A1 không phải là khẩu tiểu liên ra đời đầu tiên, nhiều binh sĩ và đặc nhiệm Mỹ cho rằng đây là khẩu tiểu liên tốt nhất thế giới.
Được chế tạo cầu kỳ, mạnh mẽ, có thể khai hỏa hơn 800 viên đạn mỗi phút và hộp tiếp đạn có thể chứa đạn .45 ACP, tiểu liên M1A1 thực sự xứng với biệt danh ban đầu của nó là “Kẻ hủy diệt”.
Tướng John Thompson, một nhà thiết kế vũ khí và là cựu giám đốc phòng quân khí quân đội Mỹ là người lên ý tưởng sản xuất Thomson M1A1, với ý định biên chế cho quân đội một vũ khí có thể diệt địch tốt trong chiến hào thời Thế chiến I.
“Những người lính bộ binh của chúng ta ở trong chiến hào cần một khẩu súng hạng nhẹ có thể bắn được 50-100 viên đạn. Vũ khí mới phải nhẹ đến mức bộ binh có thể mang theo dưới bụng khi lăn lê, bò trườn giữa các chiến hào và có thể xóa sổ toàn bộ một đại đội địch chỉ trong một lần bắn”, Thompson viết trong yêu cầu gửi các hãng thiết kế.
Video đang HOT
Năm 1919, các chuyên gia thiết kế vũ khí Mỹ đã chế tạo ra một nguyên mẫu nhưng khi ấy Thế chiến I đã kết thúc. Tuy nhiên, Thompson vẫn yêu cầu công ty Colt sản xuất 15.000 tiểu liên M1921, phiên bản đầu tiên được sản xuất hàng loạt.
Thủy quân lục chiến Mỹ đặt mua các khẩu tiểu liên Thompson và vũ khí này đã phát huy uy lực trong các cuộc xung đột ở Mỹ Latin trong thập niên 1920. Tuy nhiên, mức giá 200 USD thời kỳ đó (tương đương 2300 USD ngày nay) cho mỗi khẩu súng được cho là rất đắt đỏ.
Ban đầu, chính phủ Anh tỏ ra quan tâm đến khẩu Thompson nhưng sau đó từ chối mua. Nhưng đến năm 1939, tình thế đã chuyển biến rất nhanh khi Thế chiến II bùng phát. Do rất khát vũ khí tham chiến nên Bộ Chiến tranh của Anh đã nhanh chóng mua càng nhiều số vũ khí này càng tốt.
Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng khẩu tiểu liên M1 Thompson tấn công đảo Okinawa, Nhật Bản năm 1945. Ảnh: Wikipedia
Rất nhanh chóng, đặc nhiệm Anh tỏ ra rất chuộng vũ khí này bởi độ ổn định, tốc độ bắn ấn tượng và tính năng bắn liên thanh trong cận chiến của nó. Họ thậm chí còn khắc hình khẩu súng Tommy trên một chiếc mỏ neo và phía dưới là một con đại bàng lên huy hiệu của mình.
Rất nhiều lính Mỹ cũng ưa chuộng loại súng này. “Trước khi được sử dụng trong Thế chiến II, khẩu súng này đã là một vũ khí mang tính biểu tượng”, Alan Archambault, cựu sĩ quan Mỹ, khẳng định.
Dù súng trường M-1 Garand là vũ khí tiêu chuẩn của lục quân Mỹ, các sĩ quan, chỉ huy tiểu đội, lính dù, thủy quân lục chiến hay bất kỳ lính Mỹ nào cũng đều cảm thấy may mắn khi sở hữu khẩu tiểu liên Thompson.
Những bộ binh và thủy quân lục chiến Mỹ tác chiến trong môi trường sa mạc, rừng núi hay băng tuyết đều mang theo khẩu súng này bởi độ tin cậy tuyệt đối của nó, đặc biệt là biến thể rẻ hơn nhưng vẫn giữ nguyên uy lực M1A1, khiến nó là loại vũ khí hoàn hảo cho các chiến trường khốc liệt nhất.
Khi cuộc Thế chiến II đi vào giai đoạn khốc liệt nhất, tiểu liên Thompson bộc lộ nhược điểm là chi phí chế tạo tốn kém và thời gian xuất xưởng lâu, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của các binh sĩ trên chiến trường. Vì vậy Mỹ đã phát triển tiểu liên M3, khẩu súng “giá rẻ như cho” được sản xuất với số lượng lớn để thay thế Thompson.
Nhưng đến thập niên 1960, tiểu liên Thompson vẫn là một vũ khí biểu tượng của lính Mỹ. Khi một người lính xuất ngũ trở về quê nhà, anh ta sẽ để lại khẩu súng này cho người thay thế để chiến đấu.
Duy Sơn
Theo VNE
8.000 lính Mỹ và Philippines tập trận chung
Quân đội Mỹ và Philippines hôm qua bắt đầu cuộc tập trận quân sự chung thường niên trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng trên Biển Đông.
Quân đội Mỹ và Philippines trong lễ khai mạc cuộc tập trận hôm qua. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, trong hai tuần tới, các nước đồng minh sẽ kiểm tra khả năng chỉ huy và kiểm soát, liên lạc, hậu cần, các thủ tục cơ động để xử lý vấn đề an ninh hàng hải và nhân đạo, giới chức quốc phòng Philippines cho hay.
8.000 binh lính Mỹ và Philippines cũng sẽ mô phỏng hoạt động tái chiếm một giàn khoan dầu khí và thực hành đổ bộ lên một bãi biển Philipppines.
Ông Ash Carter sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến Philippines để trực tiếp giám sát cuộc tập trận vào tuần tới. Điều này cho thấy tầm quan trọng của cuộc tập trận chung giữa hai nước.
Tuy nhiên, Philippines bác bỏ rằng các hoạt động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc gần đây trên Biển Đông là một phần động cơ của cuộc tập trận.
"Cuộc tập trận Balikatan được tổ chức không nhằm giải quyết mối quan ngại nào cụ thể mà toàn bộ các vấn đề trong chiến tranh", phó đô đốc Alexander Lopez, người phụ trách tập trận của quân đội Philippines, nói. "Trung Quốc không liên quan đến nội dung của hoạt động này".
Trung tướng John Toolan, chỉ huy của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương, cho hay việc hai nước đồng minh lên kế hoạch cho bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra và luyện tập phản ứng là rất quan trọng.
Ông Toolan cho hay kịch bản tập trận bao gồm nội dung khủng hoảng an ninh trên Biển Đông. Theo ông, lực lượng Mỹ sẽ lần đầu tiên tại cuộc tập trận này phóng nhiều tên lửa tầm xa từ một bệ phóng đặt trên xe tải được gọi là hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao.
Một lực lượng nhỏ binh lính Australia cũng sẽ tham gia.
Anh Ngọc
Theo VNE
Tìm thấy hài cốt 36 lính Mỹ chết trong chiến tranh TG 2 Các chuyên gia mới tìm thấy hài cốt 36 lính thủy quân lục chiến Mỹ tử trận trong một trận chiến đẫm máu hồi Chiến tranh thế giới 2. Các chuyên gia mới tìm thấy hài cốt 36 lính thủy quân lục chiến Mỹ tử trận trong một trận chiến đẫm máu hồi Chiến tranh thế giới 2. Hài cốt 36 lính thủy...