Thơm nồng ốc gạo miền Trung
Ốc gạo hay còn gọi là ốc lể, ốc ngũ sắc, sống ở vùng nước lợ, chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út nhưng thịt thơm ngon.
Ốc được cào về ngâm với nước vo gạo vài tiếng đồng hồ cho nhả hết bùn đất rồi chà sạch đến khi vỏ ánh lên sắc hồng. Các bà nội trợ có thể chọn ốc đã được làm sẵn hoặc mua về tự chế biến.
Ốc gạo thường có nhiều màu sắc, tuy nhỏ nhưng thịt thơm ngon. Ảnh: Kim Ánh.
Đơn giản và phổ biến nhất là món ốc xào. Ốc mua về, rửa sạch bụi bẩn, luộc vừa chín tới thì vớt ra để ráo. Đun sôi chảo dầu rồi cho ốc vào đảo đều, thêm tí muối, nước mắm, đường, hành lá, sả, lá gừng. Ốc sẽ mất đi vị thơm ngon, nồng nàn nếu thiếu một tí ớt và gừng giã nhuyễn. Đảo đều tay cho ốc thấm đều gia vị là hoàn thành đĩa ốc.
Cuối tháng giêng đến giữa tháng tư âm lịch là mùa ốc gạo, cũng là mùa cây bưởi ra gai. Ốc gạo phải được lể bằng gai bưởi mới đậm đà hương vị. Lúc rảnh rỗi, mọi người quây quần bên đĩa ốc nghi ngút khói, hít hà hương ốc, hương bưởi nồng nàn. Những câu chuyện cứ thế râm ran mãi theo bàn tay lể ốc thoăn thoắt.
Video đang HOT
Ốc gạo còn được chế biến thành món gỏi. Ngon nhất là món gỏi nộm hoa chuối. Hoa chuối xắt mỏng, ngâm nước muối pha loãng cho trắng và bớt vị chát. Ốc gạo đem luộc vừa chín tới, lể lấy thịt. Phi củ nén cho thơm, dùng nước mắm chanh trộn vào hỗn hợp thịt ốc gạo và hoa chuối, thêm một ít rau thơm, lá gừng xắt nhỏ, đậu phộng rang, tiêu bột, ớt tươi cắt lát. Gỏi ốc xúc với bánh tráng nướng, vị ngọt ngọt, mặn mặn của ốc, vị chát của hoa chuối quyện với miếng bánh tráng giòn rụm. Tuy khá tốn công nhưng đây cũng là món ăn dân dã được ưa thích.
Ốc gạo được lễ bằng gai ốc, có hương vị đặc trưng khó quên. Ảnh: Kim Ánh.
Ốc gạo sống ở dọc vùng biển miền Trung nhưng ngon nhất là ốc ở vùng Cửa Đại, nơi được phù sa sông Thu Bồn bồi đắp. Vào cuối vụ, ốc gạo Hội An lên tới 15.000 đồng /lon trong khi ốc ở Huế, Nam Ô, Tam Kỳ, Quảng Ngãi vẫn chỉ 3.000 – 5.000 đồng. Cách phân biệt ốc ở vùng nào dựa vào màu sắc. Ốc Huế, Lăng Cô, Nam Ô có màu đỏ, ốc Tam Kỳ, Quảng Ngãi màu trắng, ốc Cửa Đại màu xám. Vì vậy, dù giá chênh lệch, người bán hàng vẫn khó đánh tráo được người sành ăn.
Những năm gần đây, ốc gạo đã theo chân người Quảng xa quê vào tận Sài Gòn, để những đứa con xa xứ vẫn có thể thưởng thức món ăn quê giản dị.
Theo Monngonsaigon
Pa pỉnh tộp - vị ngon của suối, hương thơm của rừng
Giữa cái giá lạnh của mùa đông, quây quần cùng nhau nướng cá, rồi hít hà và thưởng thức dư vị của núi rừng, của sông suối trong từng miếng cá thơm ngon mới tuyệt làm sao!
Ai lên Tây Bắc, ai đến bản làng cùng say với điệu xoè hoa, hoà mình với tiếng khèn, tiếng sáo du dương cùngthưởng thức những món ăn truyền thống dân tộc, dân dã mà lắng đọng bởi những hương vị đậm đà được truyền từ ngàn đời. Nào là cơm lam, rêu suối đến thịt trâu gác bếp,măng luộc chấm chẩm chéo... những món ăn của đồng bào Thái luôn làm thoả mãn ý thích của những người yêu ẩm thực vùng cao. Đặc biệt món ăn khiến cho ai đã một lần nếm thử cũng khó thể quên được hương rừng, vị suối đó chính là món pa pỉnh tộp.
Trong tiếng Thái, pa có nghĩ là cá, pỉnh là nướng còn tộp là uốn, gập, như vậy món pa pỉnh tộp đó chính là món cá được gập đôi lại và nướng chín. Do tập quán sinh hoạt của dân tộc Thái thường ở vùng thấp, cuộc sống gắn liền với con khe, bờ suối, ruộng nước nên các món ăn nơi đây thường lạ, hấp dẫn và mang đậm nét vùng sông nước. Pa pỉnh tộp không phải là món ăn mới xuất hiện mà đó là món ăn cổ truyền của nơi đây. Cách chế biến món ăn tuy chẳng mấy cầu kỳ, nhưng muốn món cá nướng lên mà chỉ cần nhìn và ngửi mùi thôi cũng đủ làm cho hàm răng tứa nước miếng thì cũng cần đến các nguyên liệu "cây nhà, lá vườn". Nào là gừng, sả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, rau húng... và đặc biệt, để làm món cá nổi vị thì không thể bỏ qua hạt mắc khén - một loại gia vị mang đậm nét núi rừng.
Khi đã có đầy đủ các phụ gia cần thiết cho món cá nướng thì nguyên liệu chính cũng cần phải được chọn lọc kỹ càng. Người ta thường dùng cá trắm hoặc chép, trôi to tầm 3 - 4 lạng, cá được bắt từ sông, suối tươi rói, còn quẫy đuôi, sau đó mổ dọc sống lưng, lách cá ra làm đôi, nhưng phải thật khéo léo để phần nội tạng của cá còn giữ được nguyên. Lấy phần mật cá bỏ đi rồi nhồi vào bụng cá cá loại gia vị chuẩn bị trên đã được băm nhỏ, sau đó gập đôi con cá theo chiều ngang, luồn đuôi qua vòng miệng, để chừng 10 phút cho cá ngấm gia vị. Bước tiếp theo ta lấy những đoạn tre, nứa tươi, dài hơn mình cá, chẻ đôi, kẹp cá vào những thanh tre, nứa, cố định hai đầu rồi đem nướng trên than củi đã hồng. Khi nướng cá, chú ý phải trở cá cho đều tay để cá chín đều và không bị cháy xém.
Cá nướng đạt chuẩn khi màu cá vàng rộm, giữ được hương vị tươi ngon tự nhiên của cá. Gắp miếng cá, chưa đặt vào miệng đã cảm nhận được hương vị cay cay núi rừng có trong mắc khén hòa quyện với vị thơm ngon, ngọt béo của cá và các gia vị khác như thôi thúc khiến bạn khó lòng từ chối. Món này ăn kèm xôi nếp dẻo thì khó món nào sánh kịp.
Giữa cái giá lạnh của mùa đông, quây quần cùng nhau nướng cá, rồi hít hà và thưởng thức dư vị của núi rừng, của sông suối trong từng miếng cá thơm ngon mới tuyệt làm sao! Chẳng thế mà món pa pỉnh tộp không chỉ là món ăn đãi khách quý khi đến thăm mà nó còn có mặt trong lễ vật ăn hỏi của người Thái.
Theo Afamily
Vì sao người Huế thích ăn cay? Khó có vùng miền nào tại Việt Nam mà người dân lại thích ăn cay như xứ Huế. Ai cũng bảo người Huế sao ăn cay thế? Nhưng hãy thử đến Huế một lần trong những ngày đông giá rét hay những ngày mưa dầm lê thê thì mới hiểu hơn vì sao vị cay nồng của ẩm thực cố đô lại quyến...