Thơm ngon nấm mối rừng
Ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng, khi mùa mưa đến cũng là lúc nhiều người dân lại hăm hở lên nương rẫy tìm nấm mối về ăn và bán.
Số lượng nấm nhiều hay ít tùy thuộc vào từng năm và giá cả của loại “nấm trời cho” này cũng khá cao, từ 120.000-180.000 đồng/kg, nên nhiều gia đình đã kiếm được tiền triệu vào mùa nấm mối.
Nấm mối là đặc sản của người Tây Nguyên khi mùa mưa về.
Theo kinh nghiệm của những người chuyên đi hái nấm mối thì thời gian phát triển của nấm rất ngắn. Nấm mọc từ trong đêm, đến khoảng 5-6 giờ sáng thì bắt đầu mọc rộ, và chỉ trong vòng 3-4 tiếng đồng hồ sau sẽ nở bung. Vì vậy, việc hái nấm thường diễn ra vào sáng sớm, thậm chí phải đi lúc 3-4 giờ sáng, vì nếu không, chỉ ít lâu sau khi nở, nấm sẽ tàn lụi. Nấm mối thường mọc trên những trảng đất bằng hoặc những ụ đất cao tương đối thoáng và có độ che phủ của tán rợp cây vừa phải.
Đặc biệt, ở những nơi có nhiều ụ mối là nấm hay mọc nhất. Nấm mối sau khi hái hoặc mua về chỉ cần cạo sạch lớp đất bám ở thân và ngâm qua nước muối là có thể chế biến. Do mọc tự nhiên và chỉ có vào mùa mưa nên nấm mối được xem là đặc sản.
Anh Lê Văn Tú ở phường Nghĩa Đức (Gia Nghĩa) thường đi tìm nấm mối về bán mấy năm nay cho biết: “Gia đình tôi từ miền Trung vào Đắk Nông lập nghiệp, thời gian đầu cũng chỉ lấy nấm mối về phục vụ bữa ăn thôi nhưng sau thấy nhiều quá ăn không hết lại mang bán cho những nhà xung quanh. Năm nào trong rẫy của tôi cũng đều có nấm mối mọc, nhiều lắm, nên thường hái bán kiếm được khá tiền”.
Chị H’Ốp ở bon Bu Sốp, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) cũng cho hay: “Nhà tôi có 1 ha cà phê, hàng năm cứ vào mùa mưa là trên những ụ đất cao lại mọc rất nhiều nấm mối, chỉ cần mang cuốc ra đào thôi. Nấm mối hiếm và chỉ có vào mùa mưa nên rất đắt. Năm nay mưa nhiều nên nấm mối cũng nhiều, ăn không hết, tôi mang ra chợ bán, mỗi ký cũng được 100.000 đồng. Vì vậy, ngoài hái ở vườn nhà, chồng tôi còn lặn lội vào rừng xa để kiếm nấm về bán, có thêm một khoản thu nhập”.
Theo y học, nấm mối có giá trị dinh dưỡng cao và cũng là một loại dược liệu ngăn ngừa bệnh ung thư. Nấm mối có vị ngọt, khi chế biến thành món ăn thì thân nấm vừa giòn vừa dai, mũ nấm rất mềm. Vì vậy, dù có giá cao nhưng nhiều gia đình vẫn ưa chuộng và tìm mua về chế biến bằng được vì giá trị dinh dưỡng và sự thơm ngon của nó. Tùy theo sở thích của từng gia đình mà chế biến nấm mối dưới nhiều dạng như xào thịt bò, đổ bánh xèo, chiên trứng, nấu cháo…
Video đang HOT
Theo DTMN
Những loại lá rừng đặc sản trên vùng núi Tây Nguyên
Từ xa xưa, bà con trên dãy Trường Sơn đã biết dùng những loại lá rừng để phục vụ cho bữa ăn. Ngày nay, những loại lá rừng chỉ xuất hiện trên vùng núi Tây Nguyên này đã trở thành đặc sản mà nhiều du khách khi tới đây đều không khỏi xuýt xoa.
Lá Blu Kít ở xứ sở sương mù
Vượt gần 100km từ TP. Kon Tum, chúng tôi mới đến được với lòng chảo xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum). Nơi này được mệnh danh là thánh địa của các loại sâm. Tuy nhiên, "mẹ thiên nhiên" cũng đã ban tặng nơi đây một loại lá rừng mang tên Blu Kít.
Cánh rừng quanh năm mây mù che phủ thường mọc lên loại lá Blu Kít
Già A Ngôm (người đồng bào Xê Đăng, làng Đăk Hơn, xã Măng Ri) dẫn chúng tôi đi lên dãy núi Ngọc Linh có độ cao gần 2.000m để tìm và hái loại lá này. Vượt lên những con dốc dựng đứng, mây mù bao quanh chúng tôi mới lên tận khu rừng mà bà con thường hái lá Blu Kít.
Người dân bản địa thường vào tận rừng sâu để hái lá Blu Kít về làm thực phẩm
Già A Ngôm chia sẻ: "Lá Blu Kít có nghĩa là đùi ếch. Loại lá này thường mọc từng đám dày đặc trong rừng sâu. Lúc này, thú rừng đều đến ăn loại lá này nên bà con đã hái về ăn... Dần dần, loại lá này đã quen thuộc trong các bữa ăn, ngày hội và các dịp lễ tết của người dân".
Những đám lá Blu kít được mọc dưới tán rừng ẩm
"Thường loại lá này có vị hơi chua, chát nhẹ. Chính vì vậy, người dân đã dùng lá này để cuốn với thịt nướng. Những ngày nóng, người Xê Đăng còn nấu canh sâm dây và dùng lá này để nhúng lẩu. Vị chua khiến người dùng đỡ ngán và tăng cảm giác lạ miệng khiến những du khách từ miền xuôi rất thích thú", già Ngôm bộc bạch.
Lá Blu Kít thường ăn với các loại thịt nướng
Lên vùng dãy núi Ngọc Linh, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến dưới thảm rừng xanh toàn là cây Blu kít. Nhấm nháp những chiếc lá non, chúng tôi cảm giác có một vị chát pha lẫn chua trong miệng. Gần tương tự như lá cây lộc vừng ở miền xuôi. Được biết, loại cây này chỉ mọc ở dưới tán rừng trên độ cao gần 2.000m. Nơi này khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ lạnh, quanh năm sương mù phủ kín.
Lá rau dớn giữa vùng Trường Sơn Đông
Một loại rau được mọc vùng núi Trường Sơn Đông đã không còn xa lạ với bà con đồng bào là rau dớn. Cây rau dớn không chỉ là một loại rau đặc sản mà còn là một cây thuốc quý. Theo đó, rau dớn là loài dương xỉ thường mọc ở bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm ướt cao, tránh ánh nắng mặt trời, bên những tảng đá...Loại rau dớn được mọc thành vạt rộng dưới những tán cây rừng râm mát. Đặc biệt, rau dớn chỉ thích hợp với môi trường hoang dã nên ít khi trồng được.
Những món thịt rừng được người dân nướng và ăn với các loại lá rừng
Theo chân Lê Văn Quang (Phó Chủ tịch xã Kon Pne, huyện Kbang, Gia Lai) đi học con suối làng Đăk Pling để hái những bó rau dớn về xào thịt bò và nhúng lẩu. Anh Quang chia sẻ: "Loại rau này là món ăn từ bao đời nay của bà con người Banar nơi đây. Lúc ở nhà, người dân chỉ nấu cơm sau đó lên rừng hái loại rau này và ăn cơm cho nóng. Chiều về, bà con lại hái những bó rau dớn này về vừa trao đổi với người dân trong làng để đổi lương thực. Phần thì để dùng trong gia đình. Khi người Kinh lên đây, thấy món này ngon nên đã quảng bá xuống huyện và thành phố. Mỗi khi du khách lên đây đều muốn thử món rau dớn xào thịt bò, rau dớn luộc hay nhúng lẩu...".
Những cây rau dớn thường mọc trên dãy Trường Sơn
Anh A Beng (làng Đăk Plinh, xã Kon Pne) cho biết: "Rau dớn nhiều và non nhất vào tháng 10 Âm lịch. Sau những trận mưa rừng, rau dớn đua nhau mọc khắp các bìa rừng, dọc các khe đá. Đây được coi như món ăn chính của mỗi gia đình. Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhiều người ở các vùng khác cũng thích ăn rau dớn nên bị thu hái quá nhiều. Giờ muốn ăn phải đi xa hoặc đợi mùa mưa mới có.
Lá rau dớn xào thịt bò đã làm nên thương hiệu cho "ốc đảo" Kon Pne
"Khi bà con còn sống trong rừng thì nó được luộc. Nhưng dần, bà con đã biết dùng dầu ăn xào với các loại thịt gà, heo của người đồng bào...Rau dớn có vị nhớn và thơm hơn so với các loại rau ở miền xuôi. Đồng thời, rau dớn được mọc tự nhiên và được xem như dược liệu giúp an thần, thanh lọc cơ thể", anh A Beng nói.
Theo Dantri
Bí nụ xào thịt bò Bí nụ xào thịt bò có vị ngọt thanh, tươi ngon. Bí nụ có giá trị dinh dưỡng cao, là bài thuốc quý chữa tiểu đường. Nguyên liệu: - 150 gr thịt bò thái lát - 200 gr bí nụ non - Hành lá - Tỏi băm Cách làm: Bước 1: Bí nụ mua về rửa sạch lớp phấn bên ngoài, ngâm 15...