Thơm ngon bánh đập thịt nướng phố biển
Cái giòn rụm của bánh tráng nướng bên ngoài, mềm mại của lớp bánh ướt mỏng bên trong, mùi thịt nướng thơm phức cùng chén mắm nêm đậm đà, tạo thành hương vị thơm ngon rất quyến rũ của bánh đập.
Bánh đập là loại bánh dân dã của các tỉnh ven biển miền Trung từ Quảng Nam đến Khánh Hòa. Bánh đập được kết hợp từ bánh tráng nướng và bánh ướt, ăn kèm với các nguyên liệu như: thịt lợn luộc, lòng, thịt nướng hay ăn không với mắm nêm tùy theo mỗi vùng miền khác nhau.
Bánh đập là món ăn dân dã kết hợp từ bánh tráng nướng và bánh ướt. Ảnh: Khánh Hòa.
Trong đó, món bánh đập thịt nướng của phố biển Nha Trang được nhiều người ưa thích vì hương vị thơm ngon, đậm đà. Món ăn đơn giản nhưng chế biến rất cầu kỳ và mất thời gian.
Nguyên liệu để làm bánh tráng nướng và bánh ướt đều là gạo dẻo thơm. Gạo sau khi xay, được pha chung với một ít bột lọc theo một tỷ lệ nhất định để khi tráng bánh mỏng nhưng không bị rách, bánh vừa mềm và hơi dai.
Với bánh tráng nướng, người thợ làm bánh sẽ tráng một lớp mỏng vừa phải trên lớp màng vải mỏng được căng trên một nồi hơi. Quá trình hấp bột sẽ tạo thành một màng mỏng gọi là bánh, thời gian hấp từ 1 đến 2 phút tùy độ dày bánh. Bánh sau khi tráng được mang phơi khô và nướng chín trên bếp than hồng.
Video đang HOT
Thịt nướng ăn kèm với bánh đập, ngoài ra còn có lòng, thịt luộc… Ảnh: Khánh Hòa.
Với bánh ướt, người ta cũng tráng một lớp thật mỏng, khi chín thì dùng que tre mỏng, dỡ bánh và xếp đều lên đĩa, giữa các lớp bánh được thoa một lớp dầu để bánh không dính vào nhau.
Thành phần quan trọng làm nên hương vị cho món ăn là thịt nướng. Thịt nạc rửa sạch, thái thành từng lát mỏng, ướp chung với các loại gia vị như đường, muối, sả, tiêu, ngũ vị hương… để một thời gian cho thịt ngấm gia vị, cho vào vỉ và nướng chín.
Ăn bánh đập cũng không thể thiếu tôm chấy, mỡ hành và chén mắm nêm. Cái màu vàng của tôm cháy, hương thơm của mỡ hành tăng thêm sự đẹp mắt, hấp dẫn cho món ăn. Bên cạnh đó là chén mắm nêm được pha từ mắm cái. Mắm pha với một chút đường, dứa bằm nhỏ, một chút hành phi dầu, tỏi, ớt, đánh đều cho các loại gia vị hòa quyện vào nhau dậy mùi thơm hấp dẫn.
Bánh đập được ăn kèm với chén mắm nêm rất đậm đà và cay xé lưỡi. Ảnh: Khánh Hòa.
Khi ăn, lấy một cái bánh ướt trải lên trên bánh tráng nướng, thoa đều lên bề mặt một ít mỡ hành, rắc lên thêm ít tôm cháy, cuối cùng là cho vài lát thịt nướng, gập đôi bánh lại, chấm vào chén mắm nêm và thưởng thức.
Cái giòn rụm của bánh tráng nướng, cái mềm mại của bánh ướt, thịt nướng thơm ngon, đậm đà, mỡ hành beo béo, vị ngọt thơm của tôm cháy hòa quyện vào vị mắm nêm cay nồng thấm đẫm trong từng vị giác người ăn. Nếu có dịp đi đến Nha Trang, ngoài việc tham quan những cảnh đẹp của phố biển, bạn đừng quên thưởng thức món bánh đập thịt nướng dân dã nhưng ngon miệng của người dân ở đây.
Khánh Hòa
Theo VNE
Món ngon đất gái mỹ miều
Kim Long là một địa danh nằm ở phía tây thành phố Huế, bên phía bờ Bắc của sông Hương, rất nổi tiếng vì có nhiều nhà vườn đẹp. Nhiều người biết đến địa danh Kim Long qua hai ca dao.
Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi.
Kim Long là vùng đất nổi tiếng với khung cảnh nên thơ và nhiều món ngon.
Nhưng cũng nhiều người lại biết đến Kim Long nhờ có món ăn hấp dẫn, đó là món: bánh ướt cuốn thịt nướng. Bánh ướt cuốn thịt nướng là món ngon vừa dân giã, lại vừa tỉ mẩn đúng kiểu ẩm thực Huế, nguyên liệu không khó tìm, nhưng cách làm đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận của người chế biến. Món ăn này rất đơn giản với các nguyên liệu chính, gồm: bánh ướt, thịt heo, rau thơm.
Bánh ướt là loại bánh tráng được làm bằng bột gạo có pha bột lọc. Cũng giống như bánh cuốn người ta vẫn hay ăn, bánh ướt được tráng mỏng và dùng liền (nếu tráng dày và phơi khô thì gọi là bánh tráng), điểm khác nhau giữa bánh cuốn và bánh ướt là bánh ướt được tráng dày hơn.
Thịt để nướng thường là thịt heo ba chỉ thái mỏng (một số nơi dùng thịt nạc), ướp tiêu, hành, nước mắm và một ít ngũ vị hương. Thịt ướp sau vài giờ cho thật thấm thì xếp đều lên vỉ, nướng trên lửa than đỏ hồng cho đến khi đủ độ chín, có màu nâu vàng, dậy mùi thơm là được.
Thịt nướng xong được rắc thêm vừng (mè rang) để tăng mùi thơm và vị hấp dẫn. Thịt nướng này cùng với rau thơm, xà lách sẽ là phần nhân để cuốn bánh ướt. Bánh ướt dùng cho món ăn này là loại hình tròn, cỡ bằng bàn tay, để vừa vặn trên chiếc đĩa nhỏ.
Người ta trải đều từng chiếc bánh ra, xếp lần lượt xà lách, rau thơm lên trên, rồi đến thịt đã nướng chín. Khi phần nhân đã được xếp gọn gàng, người ta nhanh tay cuộn đều bánh lại như cuốn nem, chỉ có khác là ở phía hai đầu vẫn để hở. Cái khó là cuốn nhanh nhưng phải nhẹ nhàng, đều tay để không rách phần vỏ bánh. Cứ như thế, lần lượt hết cái này đến cái khác, hàng chục chiếc bánh được cuốn ngay ngắn, gọn gàng, xếp sẵn lên dĩa trông vô cùng hấp dẫn.
Bánh ướt thịt nướng ngon hơn, hấp dẫn hơn khi dùng kèm với nước mắm nguyên chất đã pha loãng với đường, nước, chanh theo tỉ lệ nhất định, cắt thêm vài lát ớt xanh, đập dập thêm một hai tép tỏi cho vào, người nào thích ăn cay hơn còn có thể cho thêm ớt chưng (ớt bột phi vàng với dầu). Riêng chén nước mắm thôi đã vô cùng bắt mắt với đủ các màu sắc, mời gọi khó cưỡng.
Chính nhờ hương vị nước chấm rất đặc trưng mà món ăn bình dân này của Kim Long được nhiều du khách biết đến.
Chấm chiếc bánh mềm mịn, trắng mướt, ẩn hiện phần nhân hấp dẫn, ngập trong chén nước mắm ớt, cho vào miệng nghe man mát, hòa quyện với thịt nướng thơm lừng, dai ngọt, đậm đà.
Nhai thật chậm rãi để cảm nhận lần lượt mùi vị các loại rau, vừa thơm dịu, vừa cay nồng, có như thế mới cảm nhận được hết cái tinh tế của người chế biến, của từng công đoạn làm bánh. Để rồi chưa ăn hết cái này, thực khách đã "nhăm nhe" tiếp cái khác, như để không làm gián đoạn vị thanh ngọt nhẹ nhàng đang hòa quyện vô cùng sống động trong miệng.
Thịt được nướng liên tục trên than hồng, trở đều tay cho đến khi chín vàng, dậy mùi thơm đặc trưng.
Dĩa bánh ướt thịt nướng dùng kèm với chén nước mắm đặc biệt.
Ngoài bánh ướt thịt nướng thơm ngon, ở đây còn nổi tiếng cả với món bún thịt nướng. Bún thịt nướng có lẽ ở đâu cũng có, nhưng khi đã đến Huế, nó vẫn là món ngon mà thực khách không thể không thử. Ngoài hai nguyên liệu chính là bún tươi và thịt nướng, món ăn này còn hấp dẫn hơn bởi "dàn hợp ca" của các loại rau tươi xanh mướt, bao gồm: rau thơm, ngò rí, rau xà lách cắt nhỏ, bắp chuối bào mỏng, đu đủ xanh thái sợi, dưa leo thái lát...
Người ta xếp bún tươi vào tô, rồi cho lần lượt các loại rau kể trên vào, xếp thịt nướng lên trên, sau đó rắc đậu phộng rang đập dập lên. Bún thịt nướng cũng được dùng kèm với nước mắm pha như trên. Đây cũng là một món ăn hấp dẫn rất nhiều thực khách khó tính khi đặt chân đến Huế.
Tô bún thịt nướng Kim Long đặc biệt với sự kết hợp của rất nhiều loại rau tươi
Với hương vị đặc trưng như thế, nếu có dịp đến Huế, trên đường đi thăm chùa Linh Mụ, bạn đừng quên ghé lại Kim Long để thưởng thức hai món ăn đậm đà hương vị quê hương này.
Bánh ướt và bún thịt nướng, đặc sản Kim Long - Ảnh: Hạnh Chi
Theo VNE
[Chế biến] - Bánh ướt thịt nướng Cuối tuần bạn hãy trổ tài đãi gia đình món bánh ướt cuốn thịt nướng, với thịt nướng mềm, thơm, dùng kèm với bánh ướt và các loại rau ăn kèm. Nguyên liệu: - 300g thịt nạc vai, hay thịt nạc mông, thịt có chút mỡ khi nướng sẽ không bị khô - Bánh ướt - Rau ăn kèm: xà lách xoăn, rau...