Thơm lừng chả thịt lam
Mỗi khi xuân về, người dân tộc Mường của vùng miền núi xứ Thanh vẫn giữ tục mổ lợn ăn tết như nhiều đồng bào vùng cao khác. Chú lợn béo tròn tượng trưng cho ngày xuân no ấm được xẻ ra chia cho mỗi nhà một phần để làm nhân bánh chưng, làm cỗ tết hay treo gác bếp dành để ăn dần.
Dù làm bao nhiêu món ngon, người ta vẫn nhớ chừa lại phần nạc vai ngon nhất để làm món chả thịt lam, món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ tết của người Mường.
Từ ngày xưa, chỉ với ngọn lửa hồng, nước suối trong và những ống nứa xanh ong óng giữa đại ngàn, người dân tộc đã chế biến ra bao nhiêu món ngon. Món chả thịt lam cũng mộc mạc và sơ khai như vậy.
Phần nạc vai vừa pha còn nóng ấm, tươi roi rói được cho ngay vào cối đá giã nhuyễn. Bàn tay của con gái Mường vừa mềm, vừa dẻo, cứ thoăn thoắt cây chày một loáng là đã có mẻ thịt nhuyễn mịn, hồng tươi. Bấy giờ thì bóp gia vị cho thật thấm, không thể thiếu một ít hạt mắc khén thơm lừng đặc trưng của ẩm thực xứ Mường. Nhồi thịt vào những ống nứa bánh tẻ đã được chặt xéo một đầu, vẫn còn xanh mướt và non tơ ngơ ngác, rồi nút kín bằng tàu lá chuối hườm hườm vừa được hơ qua lửa. Đống lửa cháy bùng lên, từng ngọn lửa đỏ rực nóng bỏng liêm liếm vào thân ống nứa đã ngả màu xanh đen, thứ nước nguyên sơ còn sót lại trong thân ống reo xèo xèo hòa cùng với những tia lửa nhỏ bắn ra tí tách. Từng thớ thịt trong thân ống trở mình, đón lấy lửa than nóng bỏng để rồi bung tỏa ra hương thơm ngây ngất. Thịt gặp lửa đã thơm, lại còn quyện thêm cái hương ngai ngái, nguyên sơ của gióng nứa non xanh. Hương thơm len lén luồn ra từ nút lá chuối, bung nở giữa đại ngàn, mặc sức mà bay bổng, chẳng hề bị thứ mùi nào pha tạp, chỉ khiến cho lòng người say thêm giữa ngọn gió xuân nồng nàn.
Mùi thơm của ống thịt lam thử thách lòng người cho đến khi gióng nứa đã cháy đen lại. Thong thả nhấc từng ống ra khỏi lửa cho nguội bớt, rồi vừa xuýt xoa vừa róc từng lớp vỏ đã cháy đen, chỉ để lại lớp màng lụa trắng tinh. Chỉ cần nhẹ tước lớp màng ấy thôi là lồ lộ khúc thịt vàng ươm tươm mỡ, khe khẽ làn khói mờ quyện với mùi thơm ngây ngất bốc lên mời gọi. Không giống như chả thịt của người Hà Nội khi cái thơm ngon dường như đã bay mất một nửa trong lúc nướng, cái thơm, cái ngon của món chả thịt lam được ủ kín trong ống nứa, cứ quyện vào nhau tầng tầng lớp lớp, để đến lúc này mới ùa lên xoắn xuýt làm mê mẩn người thưởng thức. Từng khúc chả vàng óng cộng thêm vị ngọt ngai ngái thanh thanh của ống nứa non cứ đậm đà, thơm nức đến lạ kỳ. Bẻ thêm khúc cơm lam dẻo quẹo, chấm vào bát muối đâm trái ớt hiểm rắc tí hạt mắc khén thì chẳng còn gì tuyệt hơn.
Video đang HOT
Trong mâm cơm mừng ngày xuân mới, bên cạnh ống cơm lam có thêm ống chả thịt lam nóng hổi, chủ khách cứ mặc sức mà bẻ từng miếng thịt vàng ươm, rồi lại kề môi say sưa bên ché rượu cần đầy. Tết của người vùng cao, của người Mường vùng núi xứ Thanh giản dị mà đậm đà như vậy.
Theo TNO
Gia Lai: Ông lão 80 tuổi lấy được người trong mộng sau 50 năm yêu đơn phương
Ở tuổi gần đất xa trời, lần đầu tiên ông Kheo thấy cuộc đời bừng sáng khi sau gần 50 năm yêu đơn phương, sau 3 lần xin cưới bị từ chối, ở lần cầu hôn thứ tư này, ông đã chinh phục được người đàn bà trong mộng của mình.
Cách đây gần 1 năm (ngày 6/1/2011), lần đầu tiên PV Dân trí gặp ông Kheo tại làng Bàng (xã Ia Nhin, Chư Păh, Gia Lai) trong bộ dạng của một "kẻ thất tình", một tay cầm chai rượu, tay kia cầm điếu thuốc, tâm trạng chán chường, trong làng có lễ hội cũng chẳng buồn quan tâm... bởi sau mấy chục năm yêu say đắm người đàn bà từng đẹp nhất vùng và sau bao lần ngỏ lời mời bà về sống chung, ông vẫn chỉ nhận được cái lắc đầu.
Ông Quách Trọng Hoan (giữa) mang rượu và thịt đến làm mai cho ông Kheo và bà En
Vì tình yêu đơn phương xuyên thập kỷ ấy mà cuộc đời ông luôn chìm đắm trong men rượu.
Nhưng hôm nay, trong ngày đầu của năm 2012, PVDân trí lại may mắn được chứng kiến và tham gia một đám cưới "xưa nay hiếm" giữa ông Kheo với người tình trong mộng của mình. Sau lời mai mối của ông Quách Trọng Hoan (ngụ xã Biển Hồ, TP Pleiku), đồng đội cũ của người chồng quá cố của bà En, cũng là người bà En âm thầm yêu lâu nay, bà En đã chấp nhận để ông Kheo về "góp gạo thổi cơm" chung với mình.
Dân trí nhận được cuộc điện thoại của ông Hoan mời đi vào làng Bàng để làm mai cho ông Kheo và bà En, sau khi ông biết bà En lâu nay vẫn thầm yêu mình. Một ghè rượu cần và vài cân thịt heo là lễ vật mà ông Hoan mang đến nhà bà En để làm mai.
Sau khi mang lễ vật đến nhà bà En, đoàn mai mối tìm sang nhà ông Kheo. Vẫn như mọi khi, ông Kheo đang chìm trong cơn say túy lúy dưới sàn nhà, chúng tôi phải lay một lúc ông mới mở mắt dậy rồi lại nhắm nghiền mắt ngủ, chẳng quan tâm ai đang đến thăm mình. Nhưng khi nghe ông Hoan nói chuyện đến nhà bà En để làm mai thì ông liền ngồi dậy, cơn say bỗng biến mất. Và có lẽ đây là cơn say men cuối cùng của đời ông.
Con cháu và hàng xóm của hai người kéo đến ngày càng đông để cùng chung vui
Nghe bà En nói vậy, ông Hoan cũng đành cười và gật đầu để chuyện mai mối thành công. Bà En đã chấp nhận cho ông Kheo lên nhà. Được sự vận động của ông Hoan, tất cả những người con của bà En đã đồng ý cho mẹ mình "bắt" chồng. Họ tập trung rất đông về nhà bà En để uống rượu, ăn thịt mừng cho mẹ. Anh em, hàng xóm trong làng sau khi biết chuyện cũng kéo về nhà bà En uống rượu chung vui.
Trước con cháu và hàng xóm, ông Kheo và bà En đã cùng nhau uống hết 1 cang rượu cần, nghi lễ trở thành vợ chồng của hai ông bà đã hoàn thành. Trước hạnh phúc ngỡ như sẽ không bao giờ có này của mình, ông Kheo vui mừng mời mọi người uống rượu, ăn thịt, và tự tay xúc một thìa cơm cho người vợ trong mộng của mình ăn, trước sự ngại ngùng của bà En.
Hạnh phúc cuối con đường của ông lão si tình gần 50 năm qua
Khi được hỏi vì sao nhiều lần ông Kheo đến hỏi cưới mà bà không đồng ý, bây giờ lại chấp nhận, bà En chỉ bẽn lẽn cười không nói. Còn ông Kheo trong tâm trạng lâng lâng hạnh phúc và vui mừng, tâm sự: "Mình đã yêu En từ rất lâu rồi, nhưng En chưa bao giờ đồng ý mình. Mình buồn mình chỉ biết uống rượu thôi, nhưng hôm nay có Hoan làm mai cho mình, mình lấy được En mình cảm ơn Hoan nhiều lắm. Mình rất hạnh phúc và sẽ không uống nhiều rượu nữa, mai mốt mình sẽ dọn sang sống với En để hàng ngày được nói chuyện, tâm sự với En. Mình già rồi, sống với nhau là để cùng nhau xây dựng hạnh phúc, cùng nhau lên rẫy thôi".
Theo Dân Trí
"Chuyện ấy" lạ lùng của người Việt Khi đã cạy cửa nhà thiếu nữ mới lớn để chui vào ngủ thăm, hai người chỉ được trò chuyện, tâm sự ở tư thế... chung chăn, chung gối mà không được chạm vào người nhau. Ngủ thăm... ngủ thật Đây là một tục lệ đã có hàng nghìn năm tuổi của đồng bào các dân tộc thiểu sốThái, Mông, Dao, Mường...ở Mường...