Thơm lừng bún vịt nấu tiêu
Tỉnh Sóc Trăng được xem là nơi làm ra món ăn nổi danh bún vịt nấu tiêu. Món này do người Hoa chế biến đầu tiên, theo dòng thời gian được thêm thắt, biến tấu khác nhau.
Vậy ăn bún vịt nấu tiêu ở đâu ngon nhất? Theo tôi, vẫn là tại TX.Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Khi được hỏi về bí quyết, nhiều chủ quán bán món này vui vẻ chia sẻ với tôi rằng, chọn vịt trống săn chắc được thả rông trên đồng lúa thì sẽ có thịt thơm ngon, nhiều nạc, không được dùng vịt mái hay vịt nuôi trong chuồng; tiêu phải mua từ Phú Quốc, Kiên Giang mới có vị cay dịu, không quá nồng và thơm rất lâu. Nước dừa để nấu nước súp phải chọn giống dừa xiêm xanh mới có độ ngọt thanh. Hành tím để ăn kèm nhất thiết phải là hành trồng tại đất Vĩnh Châu mới có độ giòn, thơm, ngọt và màu sắc đẹp.
Bún vịt nấu tiêu ở Vĩnh Châu.Ảnh: Tô Phục Hưng
Đầu tiên, người nấu chặt thịt vịt thành từng miếng vừa ăn, ướp thịt với tiêu nguyên hạt, cho vào một số gia vị khác như đường, tỏi, nước mắm, gừng… Khi thịt thấm gia vị, tiếp tục phi tỏi cho vàng rồi cho thịt vào xào, xóc đều để thịt săn lại. Tiếp đến, đổ nước dừa vào nồi nấu thêm từ 30-40 phút, khi thấy thịt vịt mềm thì tiến hành nêm nếm gia vị vừa ăn.
Video đang HOT
Dùng món này nhất thiết phải có hành tím bào nhuyễn trộn với ớt sừng trâu và giấm đường thì ngon tuyệt. Cạnh đó là các loại rau, chuối hột, rau quế đất, giá để tăng phần hấp dẫn. Nhiều người rất thích dùng món vịt này chấm muối ớt thay cho nước mắm.
Ở Vĩnh Châu, bún vịt nấu tiêu có giá bán rất bình dân, từ 15.000-20.000 đồng/tô có khuyến mãi trà đá.
Bánh cóng Sóc Trăng: Món ăn lạ mang hương vị "gây nghiện"
Về Sóc Trăng nếm thử món bánh cóng độc lạ chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên được vị giòn rụm, nóng sốt, hương thơm béo béo bùi bùi bởi sự hòa quyện của đậu xanh với nước chấm chua ngọt. Tất cả tạo nên một cuộc trải nghiệm ẩm thực đầy quyến rũ, khó ai có thể chối từ.
Bánh cóng hay còn được biết đến với tên gọi bánh cống, đây là một loại đặc sản Sóc Trăng hấp dẫn du khách từ dáng vẻ bên ngoài, màu sắc cho đến mùi vị. Để có được món bánh cóng đúng điệu thì cần được làm bằng khuôn hình tròn, trên khuôn có tay cầm để khi đổ bánh dễ dàng cho việc vớt. Dụng cụ này người ta gọi là cóng, có lẽ vì thế mà món bánh cũng mang tên cóng.
Nguyên liệu của bánh cóng chính là gạo, đậu xanh, tôm, thịt heo nạc và một số loại gia vị khác. Gạo và đậu xanh nhất định phải chọn loại ngon, rồi sau đó đem ngâm nước cho nở đều. Tiếp theo, xay gạo thành bột nước, cho thêm vào một chút muối, đường cho vỏ bánh đậm đà hơn, còn đậu xanh thì để nguyên hạt rồi hấp chín.
Còn thịt và tôm thì rửa sạch rồi băm nhuyễn để làm nhân bánh. Người ta trộn đều hỗn hợp nhân, để riêng chờ khi nào đổ bột vào khuôn thì mới cho nhân vào giữa. Người ta đổ bột một nửa khuôn rồi cho đậu xanh, nhân thịt tôm vào đổ tiếp một nửa bột lên trên, đặt 2 con tôm bên cạnh, nhúng khuôn bánh xuống chảo dầu đang sôi. Khi thấy khuôn bánh nổi lên là đã chín, dùng que tre hoặc dao cạy nhẹ khuôn lấy bánh ra, lật trên chảo dầu thêm lần nữa cho chín vàng đều.
Món bánh cóng thường được ăn kèm với xà lách, rau thơm, thêm chút khế chua, chuối xanh, dưa chuột. Còn nước mắm pha chanh, ớt, tỏi, cà rốt, đu đủ muối chua nên mang lại hương vị rất đặc biệt. Cũng chính nước chấm ấy làm nên hương vị khó trộn lẫn của bánh cóng so với những món bánh khác.
Bởi thế, nếu có cơ hội du lịch đến Sóc Trăng thì hãy đừng quên thưởng thức món bánh cóng độc lạ nhưng dễ "gây nghiện" này.
Hương vị quê hương: Thơm lừng bún vịt nấu tiêu Tỉnh Sóc Trăng được xem là nơi làm ra món ăn nổi danh bún vịt nấu tiêu. Món này do người Hoa chế biến đầu tiên, theo dòng thời gian được thêm thắt, biến tấu khác nhau. Bún vịt nấu tiêu ở Vĩnh Châu TÔ PHỤC HƯNG Vậy ăn bún vịt nấu tiêu ở đâu ngon nhất? Theo tôi, vẫn là tại TX.Vĩnh...