Thơm hương lúa mì
Chỉ cần chuẩn bị một vài nguyên liệu căn bản như bột mì, men, đường, trứng, sữa… là chị em nội trợ có thể tự tay vào bếp, bắt đàu làm một vài ổ bánh mì theo cách riêng của mình cho mọi người cùng thưởng thức.
Nguyên liệu:
- 1500g bột mì
- 20g men khô
- 15g muối
- 10g phụ gia, 3 quả trứng gà, 120g bơ, 120g đường, 800ml sữa tươi, 1 thìa cà phê vani.
Thực hiện:
- Cho men, vani, muối vào trong thố cùng với bột mì (chừa lại một ít bột mì), trộn đều
- Tách vỏ trứng gà cho vào thố bột mì cùng với 23 bơ, đường, sữa tươi, phụ gia, đánh đều cho hốn hợp mịn, dẻo. Dùng tay vê bột không thấy dính tay là được.
- Đặt hỗn hợp bột vào nơi thoáng mát, để bột nghỉ trong khoảng 30 phút
- Lấy bột ra, dùng cây cán bột cán đi cán lại cho bột thật mịn. Lấy bột mì còn lại rây một lớp mỏng bên ngoài hỗn hợp bột, ngồi tiếp cho bột săn lại.
- Dùng bơ còn lại thoa đều lên bề mặt khuân bánh, cho bột vào, phủ kín bằng khăn ấm, đặt bột vào nơi thoáng khí, mát trong khoảng 25-30 phút
- Lấy bánh ra, xịt nước lên mặt bánh, đút vào lò nướng, nướng ở nhiệt độ 230 độ c trong khoảng 12 phút. Khi bột bánh chuyển qua màu vàng, dậy mùi thơm là được. Lấy bánh ra, xát thành lát và dùng tùy ý.
Video đang HOT
(Cách làm bánh: Các quy trình để làm bánh mỳ sandwich tương đối giống với cách làm một ổ bánh mỳ bình thường. Nhưng khi đến phần tạo hình thì có sự khác nhau. Có người thích làm bánh sandwich không, có người thích làm bánh sandwich có thêm phần nhân bên giữa. Có thể sử dụng đậu xanh đánh, đậu đỏ, trứng gà, nho khô… làm nhân bánh đều được.
Những loại bánh mì được biết đến nhiều trên thế giới:
Bánh mì Baguette: Là món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình lẫn lễ, Tết, tiệc của người Pháp. Bánh mì Baguette đặc biệt vì hình dạng bên ngoài giống như một chiếc đũa. Bánh phù hợp khi được dùng với nhiều món ăn kèm như súp, cà ry, mứt trái cây, bơ, sữa, phô mai…
Bánh mì vòng Bagel: Có nguồn gốc từ Montreal (Canada), bánh mì Bagel có dạng hình tròn và mùi thơm rất đặc trưng. Nguyên liệu để làm ra ổ bánh mì Bagel không thể thiếu bột mì, kẹo mạch nha, trứng, mật ong… Và tùy thuộc vào sở thích của từng người mà nhân bánh mì cũng được thay đổi cho phù hợp. Có thể là nhân thịt, nhân xúc xích, nhân hải sản, nhân trái cây, nhân bơ, phô mai hay là chocolate…
Bánh mì Roti: Dựa trên ý tưởng về bánh Creps của người Ấn và Pakistan, bánh mì roti có hình dáng mỏng, dẹt, mềm và vị hơi ngọt. Bánh thường được dùng với cà ry, súp, chocolate, phô-mai hay các loại trái cây. Ngày nay, bánh mì Roti được nhiều nước ưa chuộng.
Bánh mì đen Pumpernikel: Được làm từ lúa mì đen, đường mạch nha, trứng, sữa… Bánh mì đen có màu sắc không mấy thiện cảm. Từ lớp vỏ bên ngoài đến phần ruột bên trong bánh đều toàn màu đen. Nhưng bánh chứa giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với bánh mì trắng và đặc biệt tốt cho những người muốn ăn chay, giảm cân vì chứa nhiều chất xơ.
Bánh mì Naan: Là loại bánh mì đặc trưng của người Ấn Độ, Pakistan, bánh mì Naan được làm từ hai thành phần chính là bột mì và men khô. Tuy đơn giản về nguyên liệu nhưng cách làm bánh rất cầu kỳ, phức tạp. Bánh không được nướng như các loại bánh mì thông thường ma được nướng trong nồi chôn dưới đất, có đốt lửa sẵn. Nhiệt độ lửa rất quan trọng để làm nen một chiếc bánh mì Naan thơm, ngon, đặc biệt.
Bánh mì bắp Torttlla: Với thành phần chính là bột bắp và không dùng men, bánh mì bắp Torttlla khá đặc biệt và là món ăn không thể thiếu với người dân Mexico. Bánh có thể ăn không hoặc dùng kèm với nhiều món ăn khác như ca ry, súp…
Bánh sừng trâu: Bánh có hình dạng giống như cặp sừng của con trâu. Bánh khá hấp dẫn khi được kết hợp cùng nhiều nguyên liệu như: Đậu phộng, phô-mai, mứt trái cây, bơ… Người Pháp thường dùng bánh sừng trâu vào các bữa điểm tâm cùng với cà phê nóng.
Bánh mì kẹp
Theo tiếng anh, bánh mì kẹp có tên gọi là sandwich. Theo nhiều tài liệu, sandwich được lấy từ tên nhà quý tộc John Montagu – bá tước sandwich đệ tứ. Người ta nói rằng, Montagu rất thích dùng thịt, trái cây, bơ, phô-mai… để kẹp vào giữa hai lát bánh mì và ăn trong khi đánh bài, chơi cribbage. Sau đó, món ăn trở nên thông dụng hơn trong các cuộc chơi, tiệc rượu rồi trở thành món ăn đêm của những gia đình giàu có. Sang thế kỷ 19, loại bánh mỳ này trở nên phổ biến ở nhiều nước khác và trở thành món ăn nhanh, tiện dụng của nhiều người.
Ngoài việc dùng cho các món ăn thông dụng như kẹp thịt, trứng, salad, ăn kèm với các loại súp, bơ, tỏi, ăn không… thì sandwich còn có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác. Một số người sẽ lấy bánh mì nướng vàng giòn để làm bánh ngọt, trộn chung với salad, làm bánh tráng để cuốn chả giò, trộn chung với chocolate, bánh mì đúc trứng…
Theo Món ngon Việt Nam
[Chế biến] - Bánh mì sandwich kẹp nấm
Món bánh mì sandwich vừa thơm ngon lại rất dễ thực hiện, chị em hãy thử nhé!
Nguyên liệu:
- 450g nấm mỡ
- 30ml dầu ô liu
- 1 củ hành tây nhỏ
- Muối
- 1 chiếc bánh mì sandwich
- 220g phô mai Mozzarella bào nhỏ. (Loại phô mai này có nguồn gốc từ Ý, được làm từ sữa trâu nước hoặc sữa bò. Ở dạng tươi, mozzarella khá mềm, có màu từ trắng đến ngả vàng tùy theo chế độ ăn uống của con trâu hay bò được lấy sữa. Truyền thống thì mozzarella tươi được làm và ăn ngay trong ngày. Do có độ ẩm lớn nên mozzarella tươi có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 tuần. Những loại mozzarella đã được làm khô đi bằng cách giảm nước và đã được cắt thành vụn nhỏ như ngày nay có thể được bảo quản đến 6 tuần. Mozzarella là loại phô mai không thể thiếu trong món pizza, sau khi nướng mozzarella sẽ chảy và tạo thành những sợi phô mai dai và dính, vị vậy rất thích hợp để làm nguyên liệu ăn kèm với sandwich).
- 60g bơ
Cách làm:
Bước 1: Nấm thái thành từng lát mỏng.
Bước 2: Làm nóng dầu ăn ở nhiệt độ trung bình, sau đó xào nấm cho đến khi nấm có màu vàng nâu.
Bước 3: Hành tây bổ đôi theo chiều ngang thân củ, sau đó xắt thành các khoanh nửa vòng tròn. Sau đó cho hành vào chảo nấm xào cùng. Xào cho đến khi hành tây chuyển sang màu nâu vàng, rồi thêm chút muối, đảo đều, đặt sang một bên.
Bước 4: Bánh mì sandwich thái thành các lát có độ dày khoảng 0,65cm. Sau đó, xúc miith ít hỗn hợp nấm, hành tây xào lên một lát bánh, sau đó cho phô mai lên trên nấm rồi ốp một lát bánh mì khác lên trên cùng.
Bước 5: Cho bơ vào chảo đun cho tan chảy ở nhiệt độ thấp rồi nhẹ nhàng đặt bánh mì kẹp lên trên, chiên cho đến khi bánh có màu vàng nâu rồi lật xuống mặt sau. Tiếp tục chiên cho mặt dưới đến khi vàng, nếu thích bạn có thể đậy vung lại để phô mai tan chảy.
Cho bánh sandwich kẹp nấm ra rồi ăn nóng nhé!
Yêu cầu thành phẩm: Bánh mì sandwich kẹp nấm có hương thơm quyến rũ với người đối diện. Phần sandwich vàng, giòn, nấm và hành thì mềm mại, phần phô mai tan chảy. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một vị có chút béo ngậy nhưng vô cùng hấp dẫn, một khẩu phần ăn kích thích vị giác vô cùng.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với bánh mì sandwich kẹp nấm!
Theo Eva
Bánh mì Sài Gòn theo năm tháng Bánh mì Sài Gòn ngày nay vô cùng phong phú, ngoài thành phần truyền thống là chả, bì, thịt heo quay, còn có thêm nhiều lựa chọn khác như trứng, thịt nướng. Sài Gòn là thành phố sầm uất, năng động nhất cả nước, vì thế người dân có xu hướng chuộng những món ngon, đủ chất dinh dưỡng, tiết kiệm thời gian....