Thơm hương bánh da lợn Hội An
Bánh da lợn Hội An đặc biệt mang hương vị bột nếp lúa mới – thứ bột nếp được làm từ loại nếp ngon, mới gặt hột còn mẩy, chắc, ít lộn tẻ để mặt bánh luôn láng mượt, óng ả.
Đậu xanh làm nhân bánh hạt phải nhỏ, ruột vàng, sau khi loại bỏ những hạt sâu, vo sạch đem hấp thật chín rồi đánh nhuyễn.
Hội An chiều cuối thu, tôi tìm tới góc hàng cuối con phố nhỏ, nơi mấy du khách nước ngoài đang đợi những chiếc bánh da lợn từ tay cô bán hàng.
Phố Hội có quá nhiều món ăn để thực khách phải nhung nhớ, vấn vương và có lẽ trong đó không thể thiếu món bánh da lợn. Nhìn những chiếc bánh xinh xinh với màu sắc nhẹ nhàng quyến rũ trông như một tác phẩm nghệ thuật, hẳn ai cũng cảm nhận được để làm nên món bánh này là cả một sự kỳ công.
Cũng là đậu xanh, bột nếp nhưng cầu kỳ từ việc chọn nguyên liệu cho đến hấp bánh nên chiếc bánh da lợn ở Hội An có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Chẳng thế mà từ lâu nay, những tấm bánh này cũng trở thành một miếng ngon của phố Hội.
Video đang HOT
Đậu xanh làm nhân bánh hạt phải nhỏ, ruột vàng, sau khi loại bỏ những hạt sâu, vo sạch đem hấp thật chín rồi đánh nhuyễn.
Thay cho sức người, ngày nay có thể dùng máy xay nhuyễn đậu xanh, như thế đậu sẽ rất mịn và bánh càng ngon.
Hấp dẫn những miếng bánh da lợn – Ảnh: T.Ly
Dáng hình và màu sắc của bánh là rất quan trọng, vì vậy người làm bánh phải cẩn thận, khéo léo. Khi làm bánh những người thợ khéo tay còn vắt nước cốt dừa, giã lá dứa tươi trong nước dừa để lấy màu xanh tự nhiên và tạo mùi vị hấp dẫn hơn. Nước cốt dừa, bột năng, bột nếp, đường chia làm đôi, một nửa đem hòa với hỗn hợp đậu xanh, nửa còn lại hòa với hỗn hợp lá dứa, lọc qua rây nếu thấy bột bị lợn cợn.
Bánh được hấp trong những khuôn nhỏ hình trái tim, hoa lá hoặc trong khuôn lớn rồi cắt nhỏ thành miếng hình vuông xinh xắn, vừa phải để du khách có thể vừa cầm vừa ăn.
Trước khi hấp, láng một lớp dầu ăn vào lòng khuôn, đặt khuôn vào nồi hấp. Đổ một lớp hỗn hợp lá dứa vào khuôn, hấp chín xong thì đổ tiếp hỗn hợp đậu xanh. Làm tương tự cho đến khi hết bột hoặc vừa đầy khuôn (các lớp bột cần hấp chín hẳn mới đổ tiếp). Khi chín lớp cuối cùng lấy khuôn ra, đợi thật nguội mới lấy bánh ra khỏi khuôn.
Bánh da lợn Hội An ăn hơi dai, vị thanh dịu, thoang thoảng mùi thơm hương nếp mới, beo béo vị nước cốt dừa. Chỉ cần cắn một miếng thôi mà như tận hưởng cả mùi thơm đặc trưng của hương đồng cỏ nội. Có thể thời gian trôi sẽ làm phai dấu đi nhiều thứ, nhưng nhìn những du khách hào hứng cầm những chiếc bánh trên tay, tôi tin rằng bánh da lợn phố Hội sẽ mãi thơm hương trong lòng mỗi người.
Bánh ú tro Hội An
Bánh ú tro luộc chín thường có màu vàng ươm của gạo nếp ngâm tro, màu lá kè xanh vàng rất bắt mắt. Nếu ăn ngọt thì chấm bánh với đường cát, cắn một miếng mà thấy thanh mát vô cùng.
Bánh ú tro Hội An được làm từ nguyên liệu là gạo nếp nhưng Hương phải công nhận là họ làm rất khéo léo, có hương vị riêng, khi thành bánh thì nhìn vỏ bánh trong, xanh màu lá, mềm dẻo mà lại giòn sật bởi ngay từ khâu chọn nếp cho đến cách gạn nước tro, cách gói cho đến cả cách luộc bánh người ta đều làm tỉ mỉ, kỹ càng. Nếp ngon là loại nếp tháng 3 mới gặt, hột mẩy, chắc, ít lẫn gạo tẻ, đem đãi sạch rồi ngâm với nước tro được đốt từ thân cây mè. Đổ tro vào chậu nước khuấy đều đến khi tro thấm nước và chìm xuống thì chắt lấy nước trong ở trên, lọc thật kỹ. Sau đó mới cho gạo nếp vào ngâm trong ba ngày đêm, vớt ra vo lại với nước sạch rồi đổ ra rổ cho ráo nước.
Bánh ú tro là món không thể thiếu dịp Tết Đoan Ngọ ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng
Người Hội An gói bánh bằng lá kè tại các núi ở Huế, đây chính là bí quyết để bánh ú tro của họ đặc sắc. Gói bánh cũng phải thật khéo léo, không phải ai cũng gói được vì phải gói làm sao để khi bóc ra bánh có nhiều góc. Người ta phải cho gạo vào lòng chiếc lá thật gọn gàng, rồi quấn và bẻ mép lá ở hai đầu bánh thật khít, đều và cân đối, dây lạt buộc bánh cũng không quá chặt để khi hạt gạo nếp có thể nở ra và chín đều.
Bánh ú tro luộc chín thường có màu vàng ươm của gạo nếp ngâm tro, màu lá kè xanh vàng rất bắt mắt.
Nếu ăn ngọt thì chấm bánh với đường cát, cắn một miếng mà thấy thanh mát vô cùng.
Bánh su sê Hội An Bánh su sê hay còn được gọi là bánh phu thê chính là loại bánh các bạn hay thấy trong các đám cưới hỏi với ý nghĩa nhắn nhủ các đôi vợ chồng sống chung thủy bên nhau, Đây là một đặc sản mà đến Hội An các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp trên nhiều con phố, một món ăn chơi dân...