Thơm giòn nộm sứa quê Hải Hậu
Món ăn này có vị tươi giòn của thịt sứa, mùi thơm đặc trưng của rau gia vị cộng với mùi béo ngậy của lạc, vừng rang hòa trộn với các vị chua cay mặn ngọt.
Tỉnh Nam Định với 72km bờ biển trải dài trên 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng. Hàng năm, sản lượng sứa biển tươi khai thác tại tỉnh đạt từ 12.000 – 15.000 tấn. Và món nộm sứa thơm giòn cũng là đặc sản của vùng quê lúa Hải Hậu.
Sứa có trọng lượng từ 20-25kg/con, sau khi mua về được phân loại, đem ướp muối trong các bể, cho vào máy quay vắt hết nước, cắt chân riêng, mình riêng, thêm công đoạn ướp phèn, rồi lại ướp muối…
Một số nguyên liệu làm món nộm sứa
Sứa dùng để sản xuất sứa ăn liền phải tươi, trắng, sạch sẽ, không có tạp chất, loại bỏ hết nội tạng, gai, tẩy sạch nhớt rồi rửa sạch, ngâm kỹ, sau đó sứa được đảo qua nước sôi rồi đưa vào chế biến với muối và phèn cùng các loại gia vị như gừng, tỏi, giấm thanh, đường… để đóng túi từ 300gram-1kg.
Sản phẩm sứa ăn liền đạt yêu cầu phải sạch váng nhớt bám ở mặt dưới của dù sứa và ở các xúc tu của đầu sứa, có mùi tự nhiên của sứa ướp muối phèn, giòn, không nhũn nát, không lẫn tạp chất lạ, không có mùi khai, đặc biệt là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Sứa ăn liền có thể chế biến thành các món như nộm sứa, gỏi sứa, chiên, xào hay dùng để ăn lẩu…
Để làm được một đĩa nộm sứa thơm ngon, giòn rụm cũng lấy của đầu bếp khá nhiều thời gian. Sau quá trình làm sạch theo các khâu như trên, đầu bếp lựa chọn làm nộm sứa bằng phần thân hay phần râu tua (chân) của sứa tùy theo ý khách, nhưng thường chọn phần chân bởi khi làm nộm ăn dai và giòn hơn.
Một khâu nữa cũng tốn thời gian không kém, đó là chuẩn bị các loại rau gia vị. Món nộm sứa cần rất nhiều rau gia vị trộn kèm như hành tây, xoài xanh, cà rốt, hoa chuối, húng, rau răm, rau ngổ, tía tô, kinh giới…
Ngoài ra, kèm theo đó không thể thiếu tai lợn luộc, giò lụa, trứng rán mỏng và những gia vị quan trọng khác như lạc rang, vừng rang, chanh, đường, tỏi, ớt…
Anh Nguyễn Xuân Trường đang thể hiện món đặc sản
Anh Nguyễn Xuân Trường- người nhiều năm gắn bó với biển Hải Hậu trong vai trò một Kiểm ngư viên đã hé lộ bí quyết học được của người dân nơi đây khi đích thân làm món đặc sản nổi tiếng vùng biển này.
“Món này có vị tươi giòn của thịt sứa, mùi thơm đặc thù của rau gia vị cộng với mùi béo ngậy của lạc, vừng rang hòa trộn với các vị chua cay mặn ngọt. Muốn có một đĩa nộm sứa ngon, quan trọng là phải biết cách trộn vị nào trước, vị nào sau, thời gian ủ bao lâu cho ngấm đều”- anh Trường cho biết.
Cách làm (cho 3-4 người ăn) có thể giới thiệu như sau:
- 2kg chân sứa (hoặc phần thân sứa thái sợi vừa ăn) làm sạch, cắt khúc khoảng 5 cm, để ráo nước.
- Các loại rau thơm rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái sợi, để riêng từng phần.
Video đang HOT
- Hoa chuối (1 chiếc) thái sợi, ngâm nước muối giấm 10 phút, rửa sạch, vớt để ráo
- Cà rốt (2 củ) cạo vỏ, rửa sạch, thái chỉ.
- Tai lợn (1 chiếc) luộc chín, thái sợi mỏng dài. Giò lụa và trứng tráng mỏng thái chỉ.
- Tỏi, ớt giã nhỏ.
- Cho phần thịt sứa và hoa chuối, cà rốt, một chút bột canh, bột ngọt vào một tô hoặc xoong trộn đều, để ngấm vài phút. Tiếp theo cho lần lượt các loại rau thơm vào trộn kỹ, nhưng nhẹ tay tránh giập nát.
- Cho phần hành tây, tai lợn, giò, vào trộn đều. Sau đó cho tỏi giã nhỏ vào trộn kỹ, để gấm vị tỏi khoảng 5 phút.
- Vắt khoảng 2/3 bát nước cốt chanh, 1/2 bát đường, 5 thìa cà phê tương ớt lần lượt cho vào trộn thật đều và kỹ. Để ngấm gia vị khoảng 5 phút nữa, sau đó cho trứng thái chỉ, vừng rang, lạc rang giã nhỏ vào, trộn sơ qua, nhẹ tay bởi trứng dễ gãy nát. Khi ăn dùng bánh tráng để cuộn, chấm cùng với nước mắm hoặc tương.
Món nộm sứa Hải Hậu nổi tiếng đã hoàn thành
Với cách làm như vậy, quý khách gần xa sẽ được thưởng thức món nộm sứa thơm giòn, ngoài ra còn nem nắm và cơm gạo Tám Hải Hậu- những đặc sản của vùng quê biển Nam Định nổi tiếng.
Theo Chu Hồng Châu (Dân Việt)
Đến Nguyễn Du tìm ăn bún riêu ốc bò
Những sợi bún mềm mại cứ thế theo tay người thưởng thức tan dần trong miệng cộng hưởng với vị giòn giòn của giò tai, ngòn ngọt của thịt bò, thịt cua... vô cùng thú vị.
Tháng 6, Hà Nội có những ngày nắng như đổ lửa, muốn đi ăn chút gì đó cũng ngại chạy ra đường. Rồi quán đông, mùi thức ăn, khói bụi... tất cả cộng hưởng lại khiến bữa ăn trở nên miễn cưỡng chẳng còn hấp dẫn như ban đầu.
Thế nhưng chịu khó một chút, phóng xe ra con đường Nguyễn Du vẫn nổi tiếng với "những đêm hoa sữa thơm lừng" mùa thu, giữa những cửa hiệu lẩu nối tiếp nhau dày đặc, bạn sẽ tìm được cho mình một quán bún riêu bò vô cùng thơm ngon mà không sợ nóng.
Quán nằm sát vỉa vè vì thế rất dễ tìm kiếm (gần Hội chữ thập đỏ Nguyễn Du). Ngay trước cửa ra vào quán, người ta đặt bếp nấu, và chiếc tủ kính để cất nguyên liệu vô cùng sạch sẽ. Nếu ăn bún ở đây, bạn có thể vừa thưởng thức và có thể "theo dõi" cách làm để không lo quán mất vệ sinh.
Bếp được đặt ngay trước cửa quán và lúc nào cũng sạch sẽ
Bún riêu bò ở đây ngon trước hết phải nói đến thứ nước dùng thơm ngon hấp dẫn. Nước dùng được chế từ xương ống heo trong vắt, béo thơm. Sau đó, người ta sẽ cho thứ nước này vào cà chua xào, cùng các loại gia vị. Vì thế nước luôn có một màu sóng sánh, ánh vàng rất hút mắt... Nồi nước dùng được đặt trên bếp vô cùng nóng hổi, lúc nào cũng bốc hơi nghi ngút.
Nồi nước dùng được đặt trên bếp vô cùng nóng hổi, lúc nào cũng bốc hơi nghi ngút
Không chỉ thế, quán hút khách còn ở riêu cua có mùi vị thơm ngon, đầy mời gọi. Những sợi bún nhỏ, trắng ngần cùng giò tai giòn giòn, thú vị. Thịt thăn bò đỏ tươi được thái thành những lát mỏng để khi nhúng, nó sẽ nhanh chín nhưng vẫn giữ được độ ngọt của thịt...
Các nguyên liệu cho món riêu bò rất tươi ngon, hấp dẫn
Nếu để ý bạn sẽ thấy các nguyên liệu luôn được chuẩn bị đầy đủ. Chỉ cần khi thực khách gọi, bún sẽ được người ta cho vào nồi nước sôi chần nóng, đổ ra bát, thêm ít thịt bò chần chín (hoặc tái theo yêu cầu của khách), thịt cua, đậu phụ rán miếng nhỏ, một giò tai, nhúm hành lá rồi nước dùng nóng bỏng sẽ được rưới lên.
Bún được chần vào nước sôi...
...sau đó được cho vào bát, thêm các nguyên liệu ăn kèm
Rắc thêm chút hành tươi thái nhỏ
Nước dùng đổ vào...
Thêm một điểm cộng cho quán là phục vụ khá nhanh, chỉ vài phút là đã có bát bún riêu bò ngon mê mẩn rồi. Nước bún có vị chua vừa phải quyện lẫn trong vị ngọt của nước dùng, của thịt bò rất hấp dẫn.
... chỉ vài phút là xong bát bún
Ngoài ra, các loại rau ăn kèm như xà lách, tía tô, hoa chuối, kinh giới... cũng được chuẩn bị đủ cả. Chẳng cần bạn phải gọi, trên bạn lúc nào cũng có sẵn rau cùng các loại gia vị như ớt chưng, quất, chanh, giấm tỏi...
Các loại rau ăn kèm như xà lách, tía tô, hoa chuối, kinh giới... cũng được chuẩn bị đủ cả
Khi ăn, bạn chỉ việc thêm gia vị vào bát theo sở thích, nhúng ít rau thơm vào, đảo nhẹ bát, sau đó từ từ cho món bún lên miệng. Những sợi bún mềm mại cứ thế theo tay người thưởng thức tan dần trong miệng cộng hưởng với vị giòn giòn của giò tai, ngòn ngọt của thịt bò, thịt cua... vô cùng thú vị.
Giá bún riêu bò 35.000 đồng/bát
Những sợi bún mềm mại cứ thế theo tay người thưởng thức tan dần trong miệng cộng hưởng với vị giòn giòn của giò tai, ngòn ngọt của thịt bò, thịt cua... vô cùng thú vị.
Quán rất đông khách tới ăn. Có lẽ họ đến với quán không chỉ vì món bún ngon mà còn cả vì không gian quán sạch sẽ, mát mẻ. Tuy nhìn quán có vẻ sang nhưng thực tế, giá bún ở đây cũng rất bình dân, mỗi bát bún là 35.000 đồng. Ngoài ra trà đá là hoàn toàn miễn phí.
Quán bán hàng từ lúc 7 giờ sáng đến qua 12 giờ trưa, vì thế nếu bất chợt thèm bún riêu cua bò và thích một không gian thoáng đãng mát mẻ trong mùa hè nóng bức này, bạn hãy đến đây và thưởng thức nhé!
Theo Eva
Thưởng thức rau ăn ghém món ngon của người Hà Nội Rau ghém phong phú lắm, mùa nào thức nấy, tùy từng món ăn mà có những loại rau ghém đặc trưng đúng với khẩu vị của người Hà Nội. Khác với người dân ở các vùng miền khác, thay vì một rổ rau thập cẩm ăn chung cho tất cả các món thì người Hà Nội lại khá cầu kì khi chọn các...