Thơm giòn bún cá, bánh đa cá Hà Nội
Chua ngọt, mặn ngọt, nước dùng bún cá, bánh đa cá ở Hà Nội khá đa dạng. Tuy nhiên, vị giòn của cá chiên hầu như không thay đổi.
Bánh đa cá với bánh đa đỏ đậm và cá giòn
Hàng bún cá 30 Nguyễn Thái Học (quận Ba Đình, Hà Nội) rất dễ nhận ra từ xa vào giờ cao điểm lúc 11 giờ 30. Đơn giản vì lúc nào cũng có người xếp hàng chờ.
“Thích một cái là cá ăn đến đâu rán đến đó nên rất giòn ngon”, chị Nguyễn Thơ – một khách hàng ăn quanh năm tại hàng bún này cho biết. Thông thường chị Thơ gọi một đĩa cá rán giòn, sau đó mới ăn bún cá. Nước bún cá ở đây khá đậm vị xương, lại quyện thêm mùi thơm của rau cải xanh dễ chịu. Giá cả cũng hợp lý. Một bát bún cá 30.000 đồng, đĩa cá rán giá cũng vậy. Với tỷ lệ rau – tinh bột – đạm cân đối, đây là một điểm ăn trưa hợp lý.
Video đang HOT
Tuy nhiên, “hoa hậu” cá chiên lại thuộc về cá cuốn thịt của hàng bún cá tại số 5 ngõ Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Mọi người vẫn gọi đó là bún cá Sâm cây si. Nhà hàng dùng cá lọc bọc ra ngoài một viên thịt măm với mộc nhĩ, sau đó lăn bột chiên. Thông thường khách gọi mỗi người một viên cá cuốn như vậy ăn với nước chấm chua ngọt, sau đó mới gọi bún cá, bánh đa cá. Tuy cùng một hàng, song gần như có hai kíp phục vụ khách. Một chuyên rán và phục vụ cá cuốn thịt, một chuyên phục vụ bún cá. Cá viên chiên giá 10.000 đồng, bún cá 35.000 đồng. Nếu ai thích ăn bún cá với vị chua ngọt dịu của dứa thì đây là lựa chọn số 1.
Ngoài bún chan, bún trộn và bánh đa trộn cũng có vị chua ngọt khá dễ thương. Bún cá ở đây bán từ 7 giờ sáng tới 5 giờ chiều, có chỗ để xe máy. Mặc dù vậy, tầm giờ ăn trưa, nhà hàng thường không đủ chỗ để xe cho khách. Một hàng cà phê cạnh đó đã đảm nhận việc này với giá 10.000 đồng/xe.
Phố Quán Thánh (quận Ba Đình, Hà Nội) lại nổi tiếng với “cụm” bún cá ở 105 Quán Thánh. Có tới 2 hàng bún cá sát nhau tại đây là bún cá Văn và bún cá Huyền. Gọi là bún cá nhưng ở đây còn có cả chả cá, tôm và lòng cá. Những miếng bao tử cá sau khi được trần nóng có độ giòn sần sật khá thú vị. Sự đa dạng của nhân là lợi thế của bún cá Quán Thánh. Khách ăn ở đây có thể chủ động hỏi vị nước dùng khi gọi, vì bún cá Văn có vị chua ngọt, còn bún cá Huyền lại là vị mặn. Giá cả dao động phụ thuộc lượng nhân khi gọi: từ 30.000 – 45.000 đồng, bán từ 6 – 14 giờ.
Có một hàng bún cá ở Hà Nội cũng được yêu thích là bún cá Thái Bình 21D Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm). Hàng bún này đặc biệt ở chỗ cá được rim nghệ theo đúng kiểu quê hương năm tấn. Nước dùng của bát bún hơi đậm, chỉ chan sâm sấp với rau. Kiểu bún này hơi có nét tương đồng với bún canh ở Hà Nội. Hàng bún cá Thái Bình này có măng ngâm ăn kèm khá lạ và thơm. Mặc dù vậy, việc không có cá giòn là một điểm trừ cho quán nếu khách thích nhâm nhi cá trước khi chính thức ăn bún. Bún bán từ 7 – 14 giờ, giá 30.000 – 40.000 đồng/bát.
Nếu bạn thích bún cá với chả cá mỏng và dẻo dai thì nên đến ăn ở bún cá Hoa Long 30 Hàn Thuyên (quận Hai Bà Trưng). Khách thường hay gọi một bát chả cá, giò và cá trần ăn riêng, sau đó mới gọi bát bún hoặc bánh đa cá. Dọc mùng ở đây được trần khéo và ngọt, trên nền nước dùng ninh xương kỹ. Bát bún đầy đặn có giá từ 30.000 – 50.000 đồng, tùy người gọi thích ít hay nhiều cá, bán từ 6 – 14 giờ.
Bún cá và bánh đa cá như một đôi bạn thân. Tiếng là hàng bún cá nhưng hàng nào cũng bán cả bánh đa. Thậm chí, có hàng khách ăn bánh đa còn nhiều hơn ăn bún. Nếu khách thích vị mềm mại có thể chọn bánh đa trắng, ai thích vị đậm nên chọn bánh đa đỏ. Bánh đa đỏ đặc biệt hợp với món trộn này nhờ độ dai.
Theo Thanhnien
Bánh xèo mực - đặc sản ngon mà lạ của thành phố biển Nha Trang
Bánh xèo mực là món ăn nổi tiếng ở thành phố biển Nha Trang, Khánh Hòa bởi hương vị độc đáo và khác biệt với những nơi khác. Món bánh này hấp dẫn nhiều du khách thưởng thức khi tới đây tham quan.
Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa nổi tiếng với nhiều đặc sản được chế biến từ hải sản, đặc biệt là món bánh xèo mực Nha Trang. Thông thường, một cái bánh xèo mực có giá từ 5.000 - 10.000 đồng. Bạn có thể chọn loại tôm mực hoặc chỉ lấy mực không nếu thích. Trung bình một người ăn tầm 4 - 5 cái là no bụng.
Cách làm bánh xèo mực cũng đơn giản. Vỏ bánh xèo mực được làm từ bột gạo nhưng nhân lại làm bằng tôm, giá đỗ và đặc biệt không thể thiếu mực tươi. Tôm và mực mới đánh bắt về, lựa chọn kĩ, rửa sạch, phải để nguyên con, không được mổ để giữ cho mực có mùi vị thơm ngon nhất.
Bánh xèo mực. Ảnh minh họa.
Khác với bánh xèo những vùng khác, bánh xèo mực Nha Trang đổ bánh vào khuôn sắt nhỏ chứ không phải chảo. Chính vì vậy, món bánh xèo này bớt được lượng dầu nên ăn ngon hơn và ít gây ngán.
Sau khi sơ chế xong các nguyên liệu, người ta cho ít dầu ăn vào khuôn, láng đều để bánh không bị dính và để tăng độ béo và mùi thơm của bánh, rồi cho tôm và mực vào trước để chúng chín sơ qua. Cuối cùng cho bột vào, rắc giá đỗ lên trên cùng, rồi đậy nắp lại chờ bánh chín và xúc ra. Chiếc bánh xèo mực sau khi được lấy ra khỏi khuôn, sẽ được ăn kèm với rau sống gồm xà lách, cải xanh, rau diếp cá, rau đắng, rau mùi... chấm với nước mắm chua ngọt.
Theo khoahocphattrien.vn
Chua ngọt bứa rừng Vị chát từ lớp vỏ quyện vị chua lẫn ngọt của những múi bứa tan trong miệng, tạo nên dư vị khó phai. Mỗi độ thu về, tôi thường hoài niệm về ngày xa với gương mặt thơ trẻ rạng ngời, tay nâng niu những quả bứa rừng... Bóc lớp vỏ bên ngoài lộ ra những múi bứa trông thật bắt mắt Quê...