“Thời xưa game ít mà chất, thời nay game nhiều nhưng loạn” – cùng ngẫm về một thời thanh xuân đã qua của thế hệ game thủ 8-9x
Quả thật, ký ức chơi game như thời xưa có lẽ sẽ chẳng bao giờ còn xuất hiện.
Với sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp game cũng như eSports trên toàn thế giới, giờ đây, các tựa game xuất hiện ngày một nhiều, thậm chí tới mức “bội thực” dành cho người chơi. Chỉ với duy nhất smartphone cơ bản, ai cũng đều có thể truy cập vào kho tàng game khổng lồ với đầy đủ những cái tên, thể loại, phong cách khác nhau. Nhưng liệu điều ấy có còn mang tới sự hấp dẫn như hồi xưa. Tới mức mà nhiều game thủ thế hệ 8-9x cũng phải bảo nhau rằng: ” Thời xưa game ít mà chất, thời nay game nhiều nhưng loạn “.
Chắc chắn, câu nói này cũng có ý đúng của nó. Ở thời điểm hiện tại, số lượng những tựa game “mỳ ăn liền”, ra mắt thu lợi rồi đóng cửa chỉ sau thời gian ngắn đã chẳng còn là câu chuyện quá xa lạ.
Hình ảnh những nhóm học sinh, sinh viên tụm năm tụm ba tại các quán cafe với la liệt smartphone cùng nhưng pin sạc di động cũng đã dần trở thành những điều quen thuộc. Tuy nhiên, nếu xét về độ nhiệt huyết, tinh thần game thủ máu lửa thì có lẽ thế hệ thời nay còn phải học hỏi các bậc đàn anh nhiều.
Ngược thời gian trở về quãng thời gian những năm 2000, khi mà giới trẻ Việt Nam chẳng thể có nhiều thú vui giải trí như hiện tại. Vào lúc ấy, game online ra mắt – thứ thỏa mãn sở thích của mọi tầng lớp, mọi khả năng tài chính của giới trẻ. Xin nhấn mạnh rằng ở thời điểm ấy, số lượng các tựa game là cực kỳ ít và thậm chí, khi nhắc tới game mobile, nhiều người còn chỉ liên tưởng ngay tới trò Rắn Săn Mồi vốn rất thịnh hành với các dòng điện thoại Nokia 1100.
Video đang HOT
Thời đó cũng không có Facebook, càng không có những group trao đổi thông tin như bây giờ. Nhưng đổi lại, đó là những cộng đồng, những diễn đàn rất mạnh mà chỉ sau một lần F5 màn hình thôi, bạn đã có thể thấy thêm cả hàng chục, trăm bình luận mới. Trước đó không lâu, đi “đánh điện tử” trong định nghĩa của nhiều người chính là những trò chơi như Counter Strike, AOE II hay Starcraft, Hero III, còn khi thuật ngữ game online ra đời, những cái tên bên trên dần dần chuyển thành Mu Online, VLTK, Gunbound hay sau này là Audition nữa.
Quả thật, đó là thời điểm các tựa game online ít nhưng mà chất. Nếu như là fan của các dòng game MMORPG, VLTK và Mu Online chắc chắn là mảnh đất thiên đường với bạn. Nêu thích tính cạnh tranh cao hơn, thể hiện rõ kỹ năng người chơi, Gunbound hay Audition sẽ là những lựa chọn phù hợp.
Gần như, mỗi thể loại đều chỉ có từ 2-3 tựa game đình đám, nhưng thế là đủ để thỏa mãn cơn “đói” lúc bấy giờ của các game thủ Việt. Để rồi đó là những mối quan hệ kết nối từ game ra tới ngoài qua các buổi offline, và cả những người nên duyên nhờ game nữa.
Còn nhìn lại làng game bây giờ, rất nhiều thế hệ game thủ 8-9x, những người có lẽ đã quá bận bịu với công việc, cuộc sống hàng ngày cũng chỉ biết thở dài, tiếc nuối một thời thanh xuân đã qua. Có người vẫn chơi game, nhưng có người đành chuyển đam mê từ chơi thành xem các streamer, giải đấu game. Tuy nhiên, đa số đều cảm thấy, thời nay, các tựa game nhiều, đa dạng, đồ họa đẹp nhưng lại có phần “loạn lạc” và nhất là đã không còn lửa đam mê như trước.
Qua thời VLTK, MU Online, làng game Việt ngày càng thiếu vắng những MMORPG chất lượng, đâu là nguyên nhân chính
Không phải ngẫu nhiên mà các tựa game MMORPG lại đang dần dần biến mất như thời điểm hiện tại.
Đã từng có thời, mỗi khi nhắc tới thuật ngữ game online, hay như nhiều bậc phụ huynh thường dùng là "đánh điện tử", đa phần tất cả đều nghĩ ngay tới những tựa game MMORPG cày cuốc điển hình như Kiếm Thế, Võ Lâm Truyền Kỳ, Mu Online. Thậm chí, cũng xuất hiện những thời điểm mà việc nghiện game online trở thành một trong những vấn nạn thật sự, ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều người. Thế nhưng, theo thời gian, các tựa game MMORPG dần dần mất đi chỗ đứng để rồi tới bây giờ khi nhìn lại, dường như thời kỳ đỉnh cao của dòng game này đã qua đi mà chẳng biết bao giờ mới có thể tìm lại. Tất cả cũng đều có lý do của nó.
Game MMORPG PC ngày càng đắt đỏ, tốn kém, game thủ cũng không còn hào hứng như xưa
Nếu như trước đây, các game MMORPG có tới hàng triệu người chơi đông đảo, thì hiện nay sau gần thập kỷ thay đổi thị trường, số lượng game thủ cũ đều đã trưởng thành. Họ không còn bỏ nhiều thời gian cày kéo ở quán nét như xưa và dần dần, việc chạy theo những thể loại game MMORPG trên mobile đang ngày càng trở thành lựa chọn phù hợp hơn.
Đó là chưa kể, thị trường game PC từ trước tới nay vẫn luôn rất khắc nghiệt. Tạm thời bỏ qua sự cạnh tranh gay gắt, ngay cả việc chi phí mua, vận hành game cũng là một thử thách thật sự cho nhiều nhà phát hành. Mà đó là chưa kể, các tựa game MMORPG trên PC giờ đây cũng khá "kén" người chơi, và chắc chắn, không thể có doanh thu nhanh cũng như nhiều như trên mobile được.
Sự phát triển và "bành trướng" của những tựa game FPS, MOBA
Sẽ chẳng quá nếu nói rằng thời điểm hiện tại đang là kỷ nguyên vàng của các tựa game eSports, cả trên PC lẫn mobile. Giờ đây, sự chú ý của các game thủ thường được đổ dồn về những giải đấu, các game thủ ở một số bộ môn như LMHT, DOTA 2, CS:GO hay trên mobile là LQMB, Free Fire, PUBG Mobile. Chưa kể, sự xuất hiện bùng nổ của ngành công nghiệp streamer cũng phần nào ảnh hưởng tới sự sống còn của các dòng game MMORPG.
Tại sao ư, vì chắc chắn, chẳng phải ai cũng đủ bản lĩnh như Shroud, sẵn sàng ngồi cày cuốc World of Warcraft bất chấp lượng người xem tụt giảm để thỏa mãn đam mê của mình. Các streamer sẽ luôn phải thực hiện những nội dung để người xem cảm thấy thú vị. Và chắc chắn, chẳng ai thích theo dõi các tựa game cày cuốc, cắm train vô vị cả.
Cách chơi game MMORPG của người Việt "khác" với thế giới
Tại nhiều khu vực, các tựa game MMORPG như WoW, Black Desert vẫn sống khỏe, sống tốt và được nhiều người ưa chuộng. Điều này cũng xuất phát một phần từ việc bên cạnh sức cuốn hút của tựa game, khoảng cách giữa người chơi free và nạp tiền là không quá chênh lệch.
Tuy nhiên, cơ chế này lại không được quá nhiều các NPH ở Việt Nam để ý. Hay nói cách khác, khoảng cách giàu nghèo trong các tựa game cày cuốc ở Việt Nam là khá lớn, khi game nào cũng xuất hiện vô số những đại gia - những người thậm chí còn chẳng cần chơi game mà sẵn sàng vung tiền để mua vật phẩm, nhờ người cày cuốc hộ. Để rồi các cuộc chiến đã không còn thiên về kỹ năng, độ hiểu biết của game mà đơn thuần là đọ dollar thần chưởng.
Nhìn lại một thời ký ức của làng game Việt qua những cái tên từng làm mưa làm gió nhưng nay lại thuộc dạng "hiếm có khó tìm" Những cái tên này từng có thời gian khiến bao game thủ Việt phải say đắm. Ngược dòng thời gian khoảng 25 năm về trước, vào giai đoạn những năm từ 1995 - 2005, khi mà làng game Việt mới chỉ manh nha hình thành và ở đó, bên cạnh những tựa game điện tử 4 nút (máy NES thời xưa) thì một...