Thời trang xa xỉ hậu Covid-19: Thảm hại hay tiềm ẩn cơn bão kỷ lục doanh thu?
Bức tranh thời trang xa xỉ sau Covid-19 là thảm họa hay cú nhảy về doanh số hơn xưa?
Có nhiều yếu tố góp phần vào lợi nhuận của một thương hiệu thời trang. Chúng bao gồm đúng địa điểm, tiếp thị chiến lược và quan trọng nhất là ổn định kinh tế thế giới. Tất cả những yếu tố này đã bị tấn công mạnh mẽ kể từ khi Covid-19 bùng phát. Với sự đóng biên giới giữa nhiều quốc gia, làm giảm doanh số thời trang cao cấp nói riêng theo cấp số nhân. Do đó, các công việc thời trang đã bị cắt giảm và có ít nguồn lực để đầu tư hơn. Khách hàng cũng ít có khả năng chi tiền cho các mặt hàng không quan trọng khi tiền lương của họ bị cắt giảm hoặc bị sa thải. Một trong những dạng mặt hàng không thiết yếu có thể kể tới như thời trang.
Thật vậy, các tập đoàn xa xỉ đang cố gắng hết sức để vượt qua cơn bão dịch bệnh. Hồi đầu tuần, tập đoàn thời trang xa xỉ Kering của Pháp gồm các thương hiệu như Gucci, Bottega Veneta, Pomellato, Ulysse Nardin và Balenciaga, đã báo cáo doanh thu giảm 15,4% trong quý 1. Đối thủ lớn nhất của họ, tập đoàn LVMH – “mẹ” của loạt thương hiệu đình đám Louis Vuitton, Christian Dior, Bulgari, Fenty, và Givenchy, cũng tuyên bố giảm 15%. Các nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm mạnh này là do sự khóa chặt ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Trung Quốc đại lục, nơi chiếm phần lớn doanh thu cho các công ty này.
Sự sụt giảm chủ yếu phản ánh mức độ mỗi thương hiệu phụ thuộc vào Trung Quốc để bán hàng, báo cáo của Business of Fashion. Các thương hiệu của Kering đã đóng cửa các cửa hàng của họ ở nước này trong suốt tháng 1 và tháng 2 và công ty cũng đã cắt giảm quảng cáo ở thị trường quan trọng nhất của mình.
Gucci, chẳng hạn, từ 2,52 tỷ đô la còn 1,9 tỷ mỗi năm, giảm 23,2%. Và có nhiều nhãn hiệu khác đã đi theo quỹ đạo tương tự, cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh của họ trong khi cũng cố gắng cung cấp viện trợ trong cuộc khủng hoảng này.
Theo ông Francois-Henri Pinault, Giám đốc điều hành của Kering, cho biết, đại dịch Covid-19 đã gây tổn thất nặng nề cho các hoạt động của họ trong quý đầu tiên: “Chúng tôi đã hành động ngay lập tức để đảm bảo sự an toàn và hạnh phúc của tất cả công nhân viên Kering trên toàn thế giới và của khách hàng. Chúng tôi cũng hỗ trợ cho các cộng đồng nơi chúng tôi có mặt, giúp đáp ứng các nhu cầu đặc biệt do cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này tạo ra, đặc biệt là giữa các nhân viên y tế và bệnh viện.”
Nhưng bức tranh thời trang thời Vovid cũng có những mảng màu ngoại lệ. Bottega Veneta đã tăng 10 phần trăm và flagship Hermès ở Quảng Châu đã thu được 2,7 triệu đô la doanh thu trong một ngày ngay trong ngày mở cửa trở lại. Đây được xem như doanh thu kỷ lục của một cửa hàng flagship của Hermes. Nguyên nhân được cho là tâm lý khách hàng giàu có “bung tiền” mua hàng hoá xa xỉ thoả sức sau những ngày bị kìm hãm vì cách ly xã hội. Những cú nén tạo nên đòn bẩy mua sắm lớn chưa từng có tại thị trường tiêu thụ hàng thời trang cao cấp lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, Capri Holdings, công ty sở hữu Michael Kors, Versace và Jimmy Choo, đã chứng kiến mức tăng 11,9 trong Quý 1. Tuy nhiên, toàn bộ nền kinh tế toàn cầu vẫn không ổn định, và bất kỳ tia hy vọng nào cũng có thể tối đi khi các trường hợp nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng. Nhưng với nguồn lực khổng lồ, không có gì lạ tại sao vị chủ tịch tập đoàn thời trang tự tin rằng các thương hiệu thời trang, ít nhất là các nhãn lớn sẽ sớm hồi sinh sau cơn bão dịch bệnh.
Thu Thảo
Video đang HOT
11 nhà thiết kế ghi dấu màn ảnh rộng
Christian Dior, Givenchy, Prada... thiết kế nhiều trang phục phù hợp với tạo hình nhân vật kinh điển màn bạc thế giới.
Thời trang và phim ảnh có mối liên kết chặt chẽ nhiều thế kỷ qua. Từ thập niên 1920, làn sóng Hollywood bắt đầu thịnh hành cũng là lúc thời trang lan tỏa mạnh mẽ. Các kiểu váy áo, trang điểm, làm tóc của các minh tinh góp phần định hình phong cách mới tại thời điểm đó.
Nhiều nhà mốt thường lấy cảm hứng sáng tạo từ vai diễn và những bậc thầy làm phim giúp thiết kế của họ tỏa sáng. Tạp chí Vogue đã giới thiệu loạt trang phục nổi tiếng trên màn ảnh rộng được tạo nên từ 11 nhà thiết kế huyền thoại.
NTK Christian Dior, phim "Stage Fright" (1950)
Trong bom tấn kinh dị "Stage Fright", nữ chính Marlene Dietrich - được mệnh danh "Thiên thần xanh" nước Đức - đã yêu cầu đạo diễn Alfred Hitchcock thuê Christian Dior thiết kế trang phục cho nhân vật của mình (phải). Đây cũng là lần đầu một nhà thiết kế nổi tiếng tham gia vào khâu tạo hình nhân vật trong phim.
NTK Pierre Balmain, phim "And God Created Woman" (1956)
Nhà thiết kế Pierre Balmain đánh giá cao vóc dáng, nhan sắc của "cô đào" Brigitte Bardot. Trong phim "And God Created Woman" của đạo diễn Roger Vadim, Balmain đã thiết kế riêng mẫu váy sơ mi cho "bom sex" nước Pháp. Diễn viên Brigitte Bardot sau đó phá cách khi tháo hàng cúc xuống thấp, dùng thắt lưng cố định cổ áo. Nhiều khán giả nói sự biến tấu này giúp nhân vật của cô trở thành một trong những hình ảnh gợi tình nhất màn bạc thập niên 1950.
NTK Hubert de Givenchy, phim "Breakfast at Tiffany's" (1961)
Mở đầu "Breakfast at Tiffany's", thước phim diễn viên Audrey Hepburn mặc đầm đen, đeo chuỗi vòng ngọc trai, búi tóc cao và ăn bánh sừng bò bên cạnh cửa hàng trang sức Tiffany trở thành kinh điển của làng điện ảnh. Mẫu đầm đen huyền thoại được thiết kế bởi Hubert de Givenchy. Tác phẩm này cũng giúp Audrey Hepburn trở thành biểu tượng thời trang và là "nàng thơ vĩnh cửu" của Givenchy, tạo cảm hứng để ông sáng tác loạt trang phục để đời.
NTK Coco Chanel, phim "Last Year in Marienbad" (1961)
Coco Chanel đã thiết kế trang phục cho Delphine Seyrig - nữ chính trong tác phẩm "Last Year in Marienbad" do đạo diễn Alain Resnais thực hiện. Chanel đem đến "bữa tiệc thời trang" trên màn bạc với loạt váy làm từ chất liệu mềm mại như voan, tuyn và ren... phối cùng phụ kiện ngọc trai.
NTK Yves Saint Laurent, phim "Belle De Jour" (1967)
Yves Saint Laurent chịu trách nhiệm thực hiện trang phục cho Catherine Deneuve - minh tinh đóng người vợ đoan chính trở thành gái điếm hạng sang. Ngôi sao Pháp được giới phê bình phim khen xuất thần ở những cảnh đam mê nhục dục, sống cuộc đời hai mặt. Loạt áo khoác dạ, đầm đen cổ trắng... của Catherine Deneuve trong phim tạo xu hướng thời trang lúc ấy. Vogue cho biết đến nay, các thiết kế này vẫn chưa lỗi mốt.
NTK Paco Rabanne, phim "Barbarella" (1968)
Paco Rabanne nổi tiếng với những thiết kế lấy cảm hứng từ hàng không vũ trụ. Ông được chọn thực hiện trang phục cho phim khoa học viễn tưởng "Barbarella", sản xuất năm 1968. Diễn viên Jane Fonda hóa nữ phi hành gia chinh phục hành tinh ngoài trái đất. Nhà văn Mike Carey nhận định các mẫu jumpsuits da bóng, ánh kim... giúp cô hoàn thiện hình tượng "nữ anh hùng đầu tiên dám đương đầu với các thế lực cai trị và thách thức chuẩn mực đạo đức".
NTK Giorgio Armani, phim "American Gigolo" (1980)
Tài tử Richard Gere hóa gã trai bao có vẻ ngoài quyến rũ trong phim "American Gigolo". Nhờ thân hình đẹp, gương mặt điển trai, anh tỏa sáng với loạt áo sơ mi, veston, cà vạt... do ông chủ thương hiệu Giorgio Armani (Italy) thiết kế. Tác phẩm của đạo diễn Paul Schrade được giới mộ điệu đánh giá là một trong những dự án mẫu mực về thời trang nam.
NTK Raf Simons for Jil Sander, phim "I Am Love" (2009)
Raf Simons - cựu giám đốc sáng tạo của Jil Sander - thiết kế trang phục cho diễn viên Tilda Swintonedom trong "I Am Love". Phim do đạo diễn Luca Guadagnino chỉ đạo, khai thác gia đình thượng lưu có lối sống nề nếp cũ, tại Milan (Italy). Giới phê bình nhận xét trang phục thay đổi theo chuyển biến tâm lý, phần nào khắc họa được khao khát tự do, nổi loạn của nữ chính. Dự án từng được đề cử giải Oscar cho trang phục năm 2009.
Chị em nhà Rodarte, phim "Black Swan" (2010)
"Black Swan" kể hành trình khám phá tâm lý phức tạp và đáng sợ của nữ nghệ sĩ ba lê trẻ tuổi, do Natalie Portman thủ vai. Hai chị em Rodarte Laura, Kate Mulleavy đảm nhận thiết kế mẫu váy múa trong phim. Ở cảnh diễn bài "Hồ thiên nga", diễn viên chính mặc hai mẫu váy trắng và đen, đại diện cho hai nửa tâm hồn đối lập. Vai diễn giúp Natalie Portman đoạt Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Oscar 2011. Mẫu váy đen vải tuyn trong phim tạo cơn sốt, là cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế.
NTK Miuccia Prada, phim "The Great Gatsby" (2013)
Thế giới hào nhoàng của giới thượng lưu thập niên 1920 được lột tả phần nào qua những bộ lễ phục đắt đỏ trong "The Great Gatsby". Cô nàng Daisy Buchanan - do ngôi sao Carey Mulligan thủ vai - thường xuất hiện với những mẫu váy sequin, lụa và áo khoác lông thú lộng lẫy do Miuccia Prada - người sáng lập Prada thiết kế. Phim giành giải "Thiết kế trang phục đẹp nhất" tại Oscar 2014.
NTK Tom Ford, phim "James Bond: Spectre" (2015)
Daniel Craig hóa thân James Bond tài giỏi, lịch lãm trong loạt phim nổi tiếng về điệp viên 007. Áo khoác bomber, suit của diễn viên do nhà thiết kế Tom Ford đảm nhiệm. Hãng cũng cung cấp trang phục cho Craig trong series "Quantum of Solace" (2008), dự kiến đồng hành với tài tử trong phần "Time To Die".
Tuệ Khương
Khi Louis Vuitton, Burberry và Chanel đều bắt tay vào sản xuất khẩu trang Các ông lớn thời trang như Louis Vuitton, Burberry và Chanel đang đặt cược xu hướng thời trang trong dịch bệnh bằng việc tung ra các sản phẩm khẩu trang mang thương hiệu. Luôn đi đầu trong ngành thời trang đẳng cấp thế giới, Louis Vuitton, Burberry và Chanel là các thương hiệu luôn được tôn vinh bởi những chuyên gia thời trang...