Thời trang Việt dần bước ra thế giới
Không ít nhà thiết kế (NTK) Việt trong 3 năm gần đây bắt đầu chú trọng việc mở rộng thị trường, đưa sản phẩm ra nước ngoài, tiếp cận không chỉ cộng đồng người Việt tại hải ngoại mà cả khách bản địa.
Bắt đầu xuất hiện một số ngôi sao, người mẫu quốc tế nổi tiếng diện trang phục của các NTK Việt Nam. Một vài bộ sưu tập (BST) của NTK Việt chễm chệ xuất hiện trên các tạp chí thời trang uy tín hàng đầu, trong đó có Vogue.
Một vài thiết kế trong BST ‘Những vì sao lấp lánh’ của NTK Công Trí.
Được gì khi tham gia tuần lễ thời trang tại nước ngoài?
Có hai phân khúc khách hàng thời trang tại thị trường nước ngoài. Một là người Việt tại hải ngoại, hai là khách bản địa. NTK Đỗ Mạnh Cường chọn hướng đi thứ nhất khi bắt đầu đem những show diễn thường niên đến Hoa Kỳ, Australia xen lẫn với các show diễn trong nước. Đây cũng là NTK duy nhất của Việt Nam tổ chức show diễn cá nhân tại nước ngoài. Cách làm này của Đỗ Mạnh Cường ngoài việc hướng đến lượng khách hàng mới, còn có ý nghĩa trong việc xây dựng thương hiệu tại thị trường Việt Nam.
Việc tổ chức show diễn trong hay ngoài nước, phụ thuộc vào đối tượng khách hàng và mục tiêu định vị thương hiệu của NTK đó trong một khoảng thời gian nhất định. Chọn cách tham gia những tuần lễ thời trang quốc tế là hướng đi được các NTK Việt ưu tiên, như một sự đổi gió và nâng tầm thương hiệu.
Trường hợp của NTK Adrian Anh Tuấn là một ví dụ điển hình. 2019 là năm thứ 3 liên tiếp, Adrian đưa các thiết kế của anh đến Harbin Fashion Week, Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc. Một cuộc dạo chơi nhằm tăng tính đa dạng, có tính phí. Người được lợi hẳn nhiên là NTK. Chưa biết ở thị trường mới, họ có bán được sản phẩm hay tìm được cơ hội mở cửa hàng mới hay không nhưng chắc chắn, thương hiệu của họ với khách hàng trong nước đã khác trước khi họ ra nước ngoài, bởi mỗi khi một NTK Việt được một ngôi sao/ người mẫu nổi tiếng diện trang phục, trên khắp các mặt báo Việt Nam loan tin đầy rẫy. Một chiếc lược truyền thông có tính toán.
Trong chuyến đến với một trong bốn sàn diễn thời trang lớn nhất thế giới New York Fashion Week 2019, cả Phương My lẫn Công Trí đều xác định việc củng cố thương hiệu chỉ là một phần, mục tiêu lớn nhất họ hướng đến là có thể mở cửa hàng bán sản phẩm “made in Vietnam” tại Mỹ.
Những cú hích thầm lặng
Không ồn ào, không hướng đến sàn diễn, thương hiệu Môi-Điên do Tom Trandt sáng lập vào năm 2016 dần khẳng định vị trí của nó tại Sài Gòn nhờ giá thành sản phẩm cân đối với sự độc đáo trong thiết kế.
Xa hơn, tư duy thiết kế và tầm nhìn của Tom Trandt, đưa anh trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam trong số 16 NTK trên toàn thế giới, được chọn vào International Fashion Showcase 2019 (Triển lãm thời trang quốc tế – IFS) tại London. Đây là chương trình đào tạo và triển lãm thời trang dành cho các tài năng thiết kế trẻ toàn thế giới, ra đời vào năm 2012 và được tổ chức hằng năm.
Video đang HOT
Một cái tên khác của Việt Nam xuất hiện rầm rộ trên các truyền thông quốc tế là Vũ Thảo. Các thiết kế của chị gắn liền với di sản của người bản địa, nhìn lại về cội nguồn, về nghề thủ công truyền thống và kể những câu chuyện thông qua áo quần. Thảo làm việc với nhiều dân tộc các tỉnh phía Bắc để giúp họ bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống như dệt, nhuộm rồi thổi hơi thở đương đại vào sản phẩm, tạo thành quy trình thời trang bền vững. Dâu tằm tự nuôi, tự trồng các loại thảo mộc tạo màu, tự dệt và nhuộm, tự thiết kế và may để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Tháng 9/2018, Thảo là NTK Việt Nam duy nhất tham gia sự kiện thiết kế nổi tiếng London Design Biennale tại Anh.
Một gương mặt mới của thời trang bền vững tại Việt Nam trong hai năm gần đây nhưng đã có những chuyển dịch mạnh mẽ khi chú trọng vòng quay bền vững của sản phẩm cũng như đồng hành cùng các chiến dịch cộng đồng là thương hiệu Leinné, chuyên sản xuất phụ kiện gồm túi xách và nón của NTK Hải Minh. Không chỉ nối tiếp nền tảng từ xưởng thủ công 20 năm của gia đình bằng góc nhìn mới mẻ của người từng học thời trang và sống tại Pháp, Anh, các sản phẩm của Leinné tiếp cận khách hàng nước ngoài như: Pháp, Nhật và một số quốc gia châu Á.Hải Minh đang có những bước chuẩn bị tiếp theo đến với Paris Fashion Week vào cuối năm nay.
Có thể thấy, khác với những NTK thời trang thế hệ trước, đến với các sàn diễn thời trang quốc tế từ những chuyến giao lưu văn hóa, các NTK trẻ đã và đang bước những bước bài bản, đầy tham vọng lẫn ý chí. Họ chinh phục thế giới bằng tài năng, hội nhập theo dòng chảy thời trang bằng các thiết kế đa dạng thay vì chỉ quẩn quanh với áo dài hoặc thị trường trong nước. Họ không chỉ là một NTK mà còn là những người làm thương hiệu, làm kinh doanh giỏi. Họ không chỉ đi một mình, phía sau họ là cả một đội ngũ tài năng cùng chung chí hướng. Với những chuyển dịch dù nhỏ và chậm chạp này, thời trang Việt có quyền hy vọng về tương lai xa hơn.
Lên Vogue, khó hay dễ?
Hồi đầu năm 2019, tờ Bussiness of Fashion đã lên tiếng về việc các thương hiệu không tên tuổi phải trả mức phí 20.000 USD (khoảng 460 triệu đồng) cho 2 bài viết trong một năm trên tạp chí Vogue (dĩ nhiên là online). Tất nhiên, vẫn có giới hạn cho hình thức này là BST đơn thuần xuất hiện cùng một vài dòng ngắn có tính chất “khen ngợi”, thay vì những nhận định chuyên sâu, cụ thể như BST của các nhà mốt danh tiếng.
Theo ước tính, trong mùa mốt Xuân – Hè 2019, có hơn 480 thương hiệu xuất hiện trên trang Vogue, vượt hơn gần gấp đôi so với các năm trước. Việc làm này của Vogue bị những người yêu thời trang và nhà mốt Prada chỉ trích dữ dội. Bởi cách làm này đang đi ngược lại tôn chỉ của Vogue từ những ngày đầu, trong việc chọn lọc các BST chất lượng để giới thiệu đến độc giả. Họ cho rằng, Vogue đang mất dần uy tín của một tạp chí thời trang hàng đầu và mọi thứ đều được quy đổi bằng tiền.
Chính vì vậy, thi thoảng người yêu thời trang Việt bắt gặp những bài truyền thông của một vài thương hiệu Việt “khoe” được xuất hiện trên tạp chí Vogue. Bạn có quyền tự hào về thương hiệu, về tinh thần Việt Nam nhưng cũng cần tỉnh táo để nhận định, sự xuất hiện ấy có nằm trong khoản chi trả vừa đề cập ở trên?
Theo thegioitiepthi.vn
Trang phục cho show nghệ thuật Vũ Hội Ánh Dương được làm cầu kỳ ra sao?
Tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang từ trường Parsons School of Design - New York, NTK trẻ Tom Trandt đã đặt dấu ấn sự nghiệp bằng thương hiệu thời trang riêng mang tên Môi Điên.
Mới đây nhất, anh nhận lời thiết kế phục trang cho hơn 200 nghệ sỹ tham gia show diễn Vũ Hội Ánh Dương diễn ra tại Bà Nà Hills tháng 6 tới.
Từ Môi Điên đến Vũ Hội Ánh Dương, những gì mà Tom Trandt đang làm hứa hẹn sẽ khiến show diễn quy mô quốc tế này ấn tượng ngay từ phần phục trang.
Tom Trandt "bén duyên" với show Vũ Hội Ánh Dương như thế nào?
- Tôi làm việc với đạo diễn Phạm Hoàng Nam lần đầu tiên hồi tháng 1/2017. Suốt hai năm sau đó, đạo diễn Phạm Hoàng Nam có theo dõi thêm những dự án mới của tôi. Và đến khi tôi có buổi trình diễn thời trang ở London hồi tháng 1 năm nay thì anh chính thức ngỏ lời mời tôi tham gia show Vũ Hội Ánh Dương mà anh làm Tổng đạo diễn.
Vũ Hội Ánh Dương là một chương trình nghệ thuật quy mô, với nhiều mini show hợp thành một show lớn, mỗi show thể hiện tinh hoa của một xứ sở trong Miền đất Ánh sáng. Phục trang cho nghệ sỹ của mỗi show nhỏ đó chắc hẳn không được phép lặp lại?
- Tất nhiên rồi. Mỗi vùng đất đều có đặc điểm riêng về trang phục, đặc biệt là Xứ sở muôn Hoa và Xứ sở Hội Hè. Vì chương trình phải xây dựng phối cảnh từ một khu vực có sẵn nên bắt buộc phần phục trang phải khớp được cho cả hai không gian này. Chưa kể sau khi biểu diễn xong một chương trình, chương trình khác lại được diễn ngay tại đó nên phần màu sắc phục trang phải được tính toán kĩ lưỡng để khớp với tổng thể nhưng vẫn toát nên đặc rưng riêng theo từng câu chuyện của mỗi vùng đất. Chẳng hạn như Xứ sở Hội hè được xây dựng trên một địa điểm có tông màu cam đậm, trầm. Vì thế, chúng tôi xử lí màu sắc theo hướng tự nhiên, nhưng phải đậm màu và vui mắt
Màu sắc là một chuyện, còn chất liệu để may các trang phục đặc thù như vậy thì sao?
- Đó là khó khăn lớn nhất với chúng tôi. Tôi xác định đây là show chất lượng cao nên phần phục trang phải được đầu tư rất kĩ. Nhưng chất liệu vải ở Việt Nam dù sao vẫn chưa thể nói là đa dạng nên việc tìm ra những cuộn vải cao cấp hợp với yêu cầu mĩ thuật là rất khó. Tôi ví dụ như áo choàng, riêng phần lining (lớp lót) của áo đã được yêu cầu phải làm bằng foil kim loại rất cao cấp. Chúng tôi phải rất cố gắng để có đủ 1000 mét vải loại này.
Nguyên liệu có rồi, khâu sản xuất chắc cũng không có gì quá khó với Tom Trandt?
- Ngược lại, có quá nhiều thử thách trong quá trình sản xuất, vì những sản phẩm như vậy ở Việt Nam không nhiều người có chuyên môn. Đa phần đều quen với việc gia công trang phục phổ thông hằng ngày, không có yêu cầu đặc thù trong sản xuất. Nhưng quá trình thiết kế, sản xuất trang phục cho show, tôi đã được vào đó kinh nghiệm xử lý chất liệu. Tôi muốn xây dựng một quy trình bài bản theo chuẩn quốc tế từ việc lên ý tưởng, xử lý chất liệu, bản vẽ, cho đến việc sản xuất. Khó khăn mình gặp phải không phải ở việc lên ý tưởng, mà ở khâu sản xuất vì Việt Nam chưa mạnh trong lĩnh vực này.
Đội ngũ thiết kế trang phục cho show gồm bao nhiêu người? Và làm cách nào để Tom Trandt có thể hoàn thiện được hơn 200 bộ trang phục trong thời gian gấp gáp như vậy?
- Tôi luôn có hai đầu thông tin là từ đạo diễn và diễn viên múa. Họ sẽ cho tôi những yêu cầu về trang phục và tôi có nhiệm vụ truyền tải các thông điệp này đến với nhóm thiết kế gồm bảy người. Sau khi lên mẫu, chúng tôi sẽ gửi lại cho đạo diễn duyệt và tiến hành sản xuất hàng loạt. Có những mẫu thiết kế gặp khó khăn trong việc sản xuất, vì mỗi một bộ phục trang đều phải đem qua rất nhiều xưởng khác nhau để làm những chi tiết khác nhau, trước khi được ráp lại hoàn chỉnh. Sự cầu kì trong việc thực hiện khiến chúng tôi phải yêu cầu ngược lại phía xét duyệt đưa ra quyết định rất sớm để đảm bảo yêu cầu thời gian.
Có thể xem Vũ Hội Ánh Dương là một "thử nghiệm" lớn trong cuộc đời của một tài năng trẻ như Tom Trandt không?
- Tôi chưa từng tham gia bất cứ show nào lớn như vậy. Đây là chương trình không đơn thuần diễn một lần mà là ròng rã bốn tháng trời, nên luôn luôn phải có một đội hậu cần túc trực ở Sài Gòn sẵn sàng lên Đà Nẵng bất cứ lúc nào để xử lí sự cố.
Điều thú vị nhất mà Tom Trandt có được khi thiết kế trang phục cho show này là gì?
- Là việc tôi không nghĩ ở Việt Nam có được những chất liệu như mình muốn. Nhóm thiết kế đã tìm được những chất liệu rất tốt mà không phải mua từ nước ngoài. Bạn biết không, chúng ta không thể nhập tất cả vải cho hơn 200 nhân vật trong show. Chính vì vậy mà nỗ lực xoay sở của đội ngũ thiết kế là rất đáng được trân trọng.
Với tư cách là nhà thiết kế độc lập, Tom Trandt trông đợi điều gì khi tham gia Vũ Hội Ánh Dương?
- Tôi chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp. Thế nên đây là cơ hội thú vị để mình thử sức nâng tầm phục trang trong các show ca nhạc, kịch nghệ ở nước nhà.
Trung bình, theo tôi biết, khoảng thời gian lên ý tưởng trang phục cho một show diễn tại Việt Nam chỉ vỏn vẹn hai đến ba ngày, thậm chí có khi sát thời điểm trình diễn mới bắt đầu gia công. Chính vì vậy mà yếu tố chất lượng không được đảm bảo. Một BST thông thường gồm 20 mẫu sẽ mất khoảng ba đến bốn tháng thực hiện thì với show diễn, thời gian sản xuất mấy ngày sao đảm bảo yêu cầu? Đối với Vũ Hội Ánh Dương, chúng tôi có hai tháng thực hiện 200 đến 400 mẫu. Để giải quyết bài toán này, chúng tôi thực hiện theo phương cách sản xuất đồng bộ và sửa chữa đồng bộ, thay vì hoàn thiện từng mẫu một như thời trang may mặc. Nhưng để làm được điều này, cần phải có sự trao đổi chặt chẽ từ tất cả các bên liên quan.
Và Tom Trandt tự tin khi đã đưa được những tiêu chuẩn chất lượng phục trang quốc tế vào trong một show diễn Việt Nam?
- Chúng tôi rất tự hào khi nhìn lại những trang phục đã sản xuất. Ví như những chiếc áo choàng nhìn rất đơn giản nhưng thực tế tốn đến 10m vải và được chỉnh sửa liên tục để diễn viên có thể nhảy múa, diễn xuất cùng một lúc. Tôi tự hào khi những trang phục cho diễn viên phụ cũng được đầu tư nhuộm màu, may nhiều lớp và cả lớp lót cũng rất cao cấp. Điều ấy thể hiện sự công phu mà nhóm thiết kế đã đặt rất nhiều tâm tư để thực hiện.
Xin cảm ơn Tom Trandt!
Theo danviet.vn
Người Châu Á làm những điều Châu Á theo cách rất á Với các NTK Việt Nam, dấu ấn phương Đông là mạch nguồn cảm hứng chưa bao giờ vơi cạn. Và với ê kíp của Đẹp, chất Á Đông vẫn không bao giờ thiếu trong các bộ hình, là thứ "gia vị" làm nên sự đặc sắc của những "món ăn tinh thần" được bạn đọc đón nhận vô cùng nồng nhiệt. Tính đột...