Thời trang thân thiện với môi trường lên ngôi?
Gần đây, hàng loạt thương hiệu thời trang lớn đã có những động thái tích cực đến môi trường như thu gom đồ cũ tái chế, hạn chế nilong, dùng giá treo thân thiện…
Năm năm trước, đề cập đến thời trang bền vững, hiếm người tin trào lưu này sẽ trở thành xu hướng. Nhưng mạng xã hội và các kênh truyền thông, các nhiếp ảnh gia, những nhà làm phim tài liệu, các đại sứ môi trường, người nổi tiếng… đã góp phần tác động không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức, dẫn đến thay đổi thói quen tiêu dùng của con người.
Những dòng sông đen ngòm ken đặc rác thải, những loài vật chịu hậu quả gián tiếp hoặc trực tiếp do chính thói quen của con người gây ra, những đứa trẻ sống nhờ vào bãi rác hoặc bị bóc lột sức lao động ở những xưởng may gia công… khiến bất kỳ ai quan tâm đến chất lượng sống và môi trường đều phải suy ngẫm.
Dùng ít hơn, theo đuổi lối sống đơn giản hơn, sở hữu ít hơn, tiết kiệm năng lượng, ít phụ thuộc trang thiết bị, công nghệ và quan tâm đến chất liệu/nguyên liệu làm ra sản phẩm… là những biện pháp đang được rất nhiều cá nhân trên toàn cầu chú ý tuân thủ một cách tự nguyện vì trách nhiệm với hành tinh họ đang sống.
Ngành thời trang, với tỷ lệ ô nhiễm gấp vài lần so với những chuyến bay quốc tế và vận chuyển hàng hải toàn thế giới cộng lại mỗi năm, dĩ nhiên không thể đứng ngoài vòng xoay vận hành này, nếu không muốn người tiêu dùng quay lưng.
Nhưng sâu xa hơn, từ các hãng thời trang nhanh cho đến các nhà mốt cao cấp còn cho thấy thiện chí và ý thức trách nhiệm của họ, muốn chung tay góp sức vì hành tinh bền vững thay vì chỉ để lấy lòng người tiêu dùng. Bài học kinh doanh đắt giá nhất luôn xuất phát từ chính trái tim. Và bất cứ tình cảm nào đi từ trái tim sẽ thôi thúc họ hành động bằng những nỗ lực thiết thực.
H&M là một trong số rất ít hãng fast-fashion cho thấy diện mạo tích cực khi một mặt, hãng thu gom quần áo từ nhiều thương hiệu khác nhau để tái chế; mặt khác, không ngừng đầu tư nghiên cứu nhằm tìm ra những nguyên liệu bền vững, ít tác động đến sức khỏe con người và môi trường. Trong bộ sưu tập Conscious Exclusive 2019 hồi tháng Tư, H&M lần đầu giới thiệu với người yêu thời trang loại vải có tên Pinatex, bọt BLOOM và sợi Cam.
Video đang HOT
Được làm bằng sợi cellulose chiết xuất từ lá cây dứa (thơm), với đặc tính vừa mềm mịn, vừa có những đường nhăn tự nhiên, vừa có độ bóng lấp lánh, Pinatex được dùng thay thế da động vật. Trong khi đó, bọt BLOOM được dùng làm đế lót giày, dép nhờ nguồn gốc tảo sinh khối; còn sợi Cam mềm như lụa lại được làm từ vỏ cam tươi – phụ phẩm của ngành nước ép. Nỗ lực này của H&M không những giúp đảm bảo giá thành sản phẩm không đổi mà còn phá vỡ định kiến đắt đỏ và già cỗi bấy lâu nay của thời trang bền vững
Các nhà mốt cao cấp cũng không đứng ngoài cuộc
Năm 2018, nhiều nhà mốt lớn như Burberry tuyên bố ngừng sử dụng lông động vật cho các thiết kế và cam kết chấm dứt việc tiêu hủy hàng tồn kho nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên, chống lãng phí tài nguyên. Tiếp đó, tháng 4/2019, hãng bắt đầu thay thế toàn bộ móc treo quần áo, các tấm bạt phủ đồ, túi nhựa poly bằng chất liệu thân thiện với môi trường. Song song đó, Burberry còn khởi động chương trình thu hồi móc quần áo bằng nhựa.
Ở những quy trình bắt buộc phải dùng túi ni-lông chống thấm nước, hãng cam kết tuân thủ quy chuẩn 30% nhựa sinh học có thể phân hủy. Đến năm 2025, tất cả bao bì nhựa của Burberry đều có thể tái chế hoặc dễ phân hủy ở môi trường tự nhiên.
Cuối tháng 6/2019, Chanel đã mua lại một lượng lớn cổ phần trong công ty start-up Evolved by Nature – nơi phát triển lụa tự nhiên thay thế các loại vải sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất, cho thấy sự quan tâm của nhà mốt đến thời trang bền vững.
Trước đó, Chanel đã tuyên bố không sử dụng da bò sát trong quá trình sản xuất. Năm 2018, Chanel cũng đã đầu tư vào một công ty khởi nghiệp của Phần Lan có tên Sulapac, nghiên cứu loại vật liệu giống nhựa nhưng có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn nhằm chế tạo bao bì thân thiện môi trường thay cho túi giấy hoặc túi ni-lông. “Vào thời điểm chuyển đổi xã hội, kinh tế và môi trường như hiện nay, chúng tôi nghĩ rằng cần phải tiếp tục đẩy mạnh tham vọng và cam kết của mình” – chia sẻ của đại diện Chanel cũng chính là nỗ lực thiết thực của ngành thời trang với cuộc sống loài người.
Thư Hiên
Theo phunuonline.com.vn
Thời trang "mì ăn liền" bắt tay thời trang xa xỉ: Cú lừa thập kỷ
Sự xuất hiện hàng loạt của những bộ sưu tập giới hạn kết hợp giữa nhà mốt danh tiếng và hãng bán lẻ thời trang đã tạo nên cơn sốt không nhỏ với nền công nghiệp thời trang toàn cầu.
Giambattista Valli và H&M đã chính thức tung ra BST collab vào ngày cuối của LHP Cannes 2019 năm nay.
Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu hiện nay có giá trị ước tính vào khoảng hơn 3 nghìn tỷ đô. Một vấn đề đặt ra là các tập đoàn thời trang xa xỉ truyền thống, nắm giữ những thương hiệu như Gucci, Prada, Louis Vuitton... lại đang kém doanh số so với một vài tên tuổi bán lẻ như Zara, Forever21, H&M... Lý do là bởi các hãng thời trang nhanh đang sử dụng chiêu thức sao chép mẫu mã và sau đó đưa ra thị trường ngay sau đó. Sự kết hợp linh hoạt giữa chất lượng và giá cả phải chăng đã làm các thương hiệu này trở thành một lựa chọn hấp dẫn của phần lớn người dân có mức thu nhập trung bình, thậm chí là cả với những ngôi sao thích chi tiền cho trải nghiệm hơn là phung phí vào áo quần.
Ngày xửa ngày xưa, các nhà mốt cao cấp "ngây thơ" tin rằng giới tinh hoa sáng tạo thường có lòng tự trọng. Tuy nhiên, đó là ngày xưa, còn bây giờ, thời trang với các nhà bán lẻ là kinh doanh ra tiền, chứ không phải để ngắm, để thỏa mãn cái tôi nghệ sĩ. Hơn thế, việc thực thi các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ trong thời trang tương đối khó khăn vì tính quay vòng, kế thừa, phát huy sáng tạo... những điều mà một số NTK thời nay hay nói, làm cản trở việc áp dụng luật lên các sản phẩm. Chính sự phát triển nhanh chóng, cùng tham vọng vươn ra toàn cầu của các đại gia thời trang trẻ tuổi khiến những ông lớn cảm thấy bị đe dọa. Do đó, những nhà mốt cao cấp cần nghĩ ra một biện pháp biến thù thành bạn được lợi đôi đường, đó chính là hình thức colllab bắt tay nhau kiếm tiền.
Bộ sưu tập giữa Louis Vuitton và Supreme chính là một cú đại bác bắn thẳng vào trái tim những tín đồ thời trang. Sắc đỏ cùng họa tiết monogram chưa bao giờ sành điệu và thời thượng đến vậy khi được kết hợp cùng nhau.
Thời trang hiện đại ngày càng có nhiều chữ "x" (kết hợp) ra đời, kết quả của những lần collab, bắt tay nhau giữa các đối thủ ngành may mặc. Những thương vụ đình đám nhất phải kể đến BST Louis Vuitton x Supreme, Vivienne Westwood x Burberry, Kim Jones x Dior, Uniqlo x Alexander Wang, H&M x Moschino... Bộ sưu tập Louis Vuitton x Supreme năm 2017 đã bán hết sạch tại 8 cửa hàng lớn trên toàn thế giới và liên tục tăng giá trên eBay. Hiện tại bạn chỉ có thể mua một vài món đồ còn sót lại với giá trên dưới 16000$, cao gấp 6 lần giá ban đầu. Sự thành công ngoài mong đợi của Louis Vuitton và H&M đã chứng minh sự hòa hợp không tưởng giữa thời trang cao cấp, thời trang đường phố cùng thời trang nhanh. Giờ đây, chúng ta đều phải thừa nhận việc mang các thương hiệu xa xỉ đến gần hơn với mọi tầng lớp thu nhập thông qua những hãng bán lẻ có tầm ảnh hưởng là một bước đi khôn ngoan.
Nói đi thì phải nói lại, các nhãn hàng bán lẻ cũng nhận được vô vàn lợi lộc sau những cái gật đầu hợp tác, đây chính là chiến lược tiếp thị thông minh nhằm giữ chân người tiêu dùng, nâng cao đẳng cấp và kích thích khách hàng khao khát nhiều hơn nữa. Nhà bán lẻ đến từ Thụy Điển H&M đã thu về hàng kha khá triệu đô sau khi bộ sưu tập hợp tác với Giambattista Valli được Kendall Jenner quảng bá nhiệt tình, đã bán hết veo chỉ trong một ngày. Trước đó, giám đốc sáng tạo của Moschino - nhà thiết kế Jeremy Scott cũng đã từng bắt tay cùng H&M vào năm 2018 với gương mặt đại diện đình đám Gigi Hadid. Bộ sưu tập cũng được đón nhận và lan tỏa rộng lớn.
BST ra mắt năm 2019 được hàng loạt ngôi sao cùng các fashionista hưởng ứng. Đây là lần đầu tiên nhà mốt cao cấp đến từ Ý - Giambattista Valli chịu kết hợp với một thương hiệu thời trang khác để tung ra sản phẩm.
Trước đó, sự kết hợp giữa Moschino và H&M cũng gây được tiếng vang.
Không ngoa khi cho rằng, H&M là một bậc thầy về tiếp thị và là chuyên gia trong lĩnh vực "bắt thân với người nổi tiếng". Trong suốt 15 năm qua những nhân vật tên tuổi từng kết hợp cùng H&M có thể kể đến: Karl Lagerfeld, Kenzo, Moschino, Alexander Wang... Theo tờ "Business of Fashion", từ khóa #KenzoxHM thu về 81,6 triệu lượt tìm kiếm trên Twitter năm 2016 còn năm 2014 thì con số này là 266 triệu với từ khóa #AlexanderWangxHM. Đây chính xác là một chiến lược nhằm gia tăng nhận diện thương hiệu, hướng người tiêu dùng bước chân vào các cửa hàng H&M. Các công ty thời trang bán lẻ hiểu được khát khao sở hữu đồ xa xỉ của người tiêu dùng, và còn gì tuyệt vời hơn khi nó được bán với mức giá của thương hiệu bình dân. Điều này giải thích cho doanh số tăng vọt từ năm 2016 của H&M.
Tuy nhiên, sự thành công của các nhà kinh doanh thời trang không đi đôi cùng lợi ích khách hàng. Làm cho thời trang cao cấp đến gần hơn thông qua giá cả, biến chúng thành những phiên bản giới hạn mang lại cho người mua cảm giác thỏa mãn về sự độc quyền. Đó chính là liều thuốc độc, chí ít là với túi tiền. Trong những lần hợp tác như vậy, các nhãn hàng thời trang nhanh và cả những nhà mốt lớn đã đánh lừa người tiêu dùng khi khiến họ nghĩ rằng mình đang mua được cả chất lượng lẫn tên tuổi, tính nghệ thuật với một mức giá quá hời. Những từ như "xa xỉ" và "đắt tiền" được sử dụng một cách bừa bãi. Vậy nhưng, cần phải biết rằng, sự hợp tác này chỉ là một cách cho mượn chất xám mà thôi. Còn sản phẩm ư? Dĩ nhiên là được sản xuất hàng loạt bằng máy móc và chất liệu vải chất lượng trung bình của các hãng thời trang nhanh. Do đó sự đảm bảo chất lượng và tính hoàn mỹ ở mức độ rất thấp.
Những sản phẩm như thế này thường sẽ được sản xuất tại nhà máy của Supreme hay vì xưởng gia công của Louis Vuitton.
Và một vấn đề khác là, khi H&M hết các nhà thiết kế và thương hiệu xa xỉ để hợp tác thì điều gì xảy ra sau đó? Năm nào cũng kết hợp liệu có gây ra nhàm chán? Sự hợp tác cũng không phải lúc nào cũng hiệu quả, bởi nó dễ gây nhầm lẫn trong việc định vị thương hiệu, đặc biệt là khi chúng được lặp lại nhanh. Người tiêu dùng ngày càng trở nên thông minh, vì vậy, thay vì chào mời hợp tác, các thương hiệu nên tìm cách đáp ứng sự đòi hỏi và nhu cầu của khách hàng, chú trọng vào tính thẩm mỹ và giá cả để thu hút và giữ chân họ.
Theo danivet.vn
Vũ Ngọc Anh và NTK Lê Thanh Hòa bị nhà mốt cao cấp của Pháp "bêu" ngay trên Instagram vì nhái đồ Đây cũng là lần đầu tiên có đến hai tên tuổi Việt Nam bị một nhà mốt quốc tế chỉ điểm đích danh về tình trạng "ăn cắp chất xám". Trong lúc cả thiên hạ đang "sôi sùng sục" vì những chiếc đầm thân hình thể lộ liễu của Ngọc Trinh thì mới đây nhất, lại một bộ cánh thảm đỏ của giới...