Thời trang Ready To Wear và những cú lấn sân ngoạn mục
Ready To Wear (RTW) là thời trang ứng dụng, khác với thời trang trình diễn hoặc cao cấp (haute couture).
Những thương hiệu như Tod’s hay Coach vốn nổi tiếng toàn thế giới với những bộ sưu tập túi xách, giày dép cũng như những phụ kiện nhỏ khác qua nhiều thập kỷ. Một điều đáng quan tâm, đó là khi mà mọi người vẫn nghĩ rằng những món đồ phụ kiện mới là những “món hời” của các thương hiệu lớn thì những nhãn hiệu chuyên sản xuất phụ kiện cao cấp này lại đang hướng đến những sản phẩm RTW một cách nghiêm túc.
Giám đốc Sáng tạo Alessandra Facchinetti của thương hiệu Tod’s
Tham vọng với Ready To Wear
Còn nhớ hồi năm ngoái, ngay trước khi giới thời trang chuẩn bị hành trang của mình để rời Milan đến Paris, với những câu chuyện xì xào về BST của Marc Jacobs thực hiện cho Louis Vuitton liệu có phải là BST cuối cùng hay không, thì Tod’s đã khiến cho mọi người có một tuần lễ thời trang Milan khó quên. Được thiết kế bởi Giám đốc Sáng tạo mới Alessandra Facchinetti, BST Xuân Hè 2014 đầu tiên của Tod’s đã được đánh giá là một trong những bộ sưu tập RTW xuất sắc nhất trong tuần lễ thời trang Milan hồi tháng 9 năm ngoái.
BST Xuân Hè 2014 của Tod’s
Ông Diego Della Valle – Chủ tịch tập đoàn Tod’s đã nói rằng: “Đây chính là bước đi sắp tới của Tod’s, tiếp tục câu chuyện về thương hiệu và phong cách riêng của Tod’s.” Được diễn ra tại Padiglione d’Arte Contemporanea (Trung tâm Nghệ thuật Đương đại), mọi người đã đặt kỳ vọng vào Alessandra Facchinetti – người đã từng làm việc cho Gucci và Valentino – khi cô chính thức đảm đương trọng trách lớn lao trong buổi trình diễn của một nhãn hiệu lớn thuộc tuần lễ thời trang chính thống. Vẫn trung thành tuyệt đối với những giá trị cốt lõi đậm chất Ý của Tod’s, Facchinetti đã nghiên cứu tính nghệ thuật trong trường phái hiện đại của Ý, tham khảo những công trình kiến trúc của kiến trúc sư người Ý Giò Ponti cùng nhiều nguồn ý tưởng khác làm cảm hứng cho ra đời bộ sưu tập quan trọng của mình. Hình ảnh người phụ nữ trong BST Xuân Hè 2014 của Tod’s là người đam mê du lịch, gác lại mọi việc để đi khám phá thế giới cùng với những hình thái nghệ thuật đa dạng. Đó là người phụ nữ rất nữ tính, đậm chất Ý và luôn luôn thư thái mọi lúc mọi nơi. Nơi cô ấy ở là một không gian nghệ thuật rộng mở, nổi bật với những quan điểm tư duy hiện đại rất sống động và mang đậm nét truyền thống Ý không lẫn vào đâu được.
Thiết kế giày loafer biến hóa đa dạng hơn trong BST Xuân Hè 2014 của Tod’s
Facchinetti mang đến một BST bao gồm 25 bộ trang phục là sự kết hợp giữa những phom dáng đương đại cùng với những món đồ kinh điển bất biến theo thời gian, tất cả được dẫn dắt bởi một tinh thần rất nhẹ nhàng mà khỏe khoắn. Tod’s nổi tiếng với những chiếc túi xách, giày dép và phụ kiện bằng da cao cấp, đó cũng là thử thách đối với Facchinetti khi phải truyền tải những di sản truyền thống của Tod’s vào các thiết kế RTW của mình. “Tôi đã thao tác trên những tấm da, coi chúng như những tấm vải cotton và thổi vào đó một cuộc sống mới mẻ.” Nổi bật trong BST là những trang phục gợi đến hình ảnh các tác phẩm gốm sứ từ thập niên 1950, những họa tiết đồ họa trên những thiết kế áo choàng ( cape) cùng những chân váy màu khối trắng, đỏ burgundy và màu kim loại hoen gỉ. Những thiết kế gắn liền với tên tuổi của Tod’s như: giày loafer đế pebble hay chiếc túi xách Sella trở nên sinh động hơn với những chi tiết diềm tua rua bằng da chuyển động nhịp nhàng theo bước chân của những người mẫu.
Trước khi Alessandra Facchinetti về với Tod’s, NTK người Mỹ Derek Lam đã từng thiết kế một vài mẫu đồ RTW cho những buổi giới thiệu (presentation) các BST trước kia của Tod’s và khi ấy những bộ quần áo chỉ là một phần nhỏ không đáng kể trong bộ sưu tập. Giờ đây, với Alessandra Facchinetti ở cương vị Giám đốc Sáng tạo, một người từng có kinh nghiệm làm việc tại những nhà mốt Ý danh tiếng trước kia, ai cũng có thể nhận thấy rõ ràng tham vọng trong tương lai của Tod’s với những thiết kế RTW được thực hiện rất chỉn chu, nổi bật lên được tinh thần Ý với một buổi trình diễn trọn vẹn.
BST Xuân Hè 2014 của Tod’s
Bắt đầu ở “tuổi 70″
Coach là một thương hiệu Mỹ có 70 năm tuổi và một NTK người Anh lãnh trách nhiệm làm mới lại Coach chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều điều thú vị. Vừa qua, tại tuần lễ thời trang New York Thu Đông 2014-15, Coach đã cho ra mắt bộ sưu tập ready-to-wear đầu tiên được thực hiện bởi Giám đốc Sáng tạo mới – Stuart Vevers. Đây không phải là một cái tên mới mẻ với những người trong giới thời trang bởi nhà thiết kế người Anh này đã từng giữ cương vị Giám đốc Sáng tạo tại Loewe – thương hiệu cao cấp của Tây Ban Nha với những sản phẩm đồ da nghệ thuật và tại Mulberry – thương hiệu Anh rất nổi tiếng với những thiết kế túi xách Roxanne hay Bayswater. Trước đó anh từng làm việc cho những thương hiệu nổi tiếng như Calvin Klein, Bottega Veneta, Givenchy và cả Louis Vuitton dưới sự chỉ dẫn của Marc Jacobs. Anh là sự lựa chọn thay thế cho NTK Reed Krakoff – người đã đảm nhiệm vị trí quan trọng ấy trong suốt 16 năm, góp công biến Coach từ một công ty có doanh thu 500 triệu đô la Mỹ/năm lên đến 4 tỷ đô la Mỹ/năm. Reed Krakoff đã cho ra mắt thương hiệu riêng từ năm 2010 và đó là lý do ông quyết định rút khỏi Coach để tập trung cho đứa con tinh thần của mình.
Giám đốc Sáng tạo Stuart Vevers của thương hiệu Coach
Video đang HOT
Mặc dù bộ sưu tập RTW đầu tiên của Coach lần này chỉ được giới thiệu với quy mô nhỏ nhưng cũng thu hút được sự chú ý của đông đảo báo giới. Không gian buổi giới thiệu (presentation) nổi bật với bức hình phố Oregon từ năm 1979 của Joel Sternfeld làm bối cảnh giới thiệu những bộ trang phục của Stuart Vevers thực hiện cho Coach, tất cả làm nên một cú chào sân đủ ấn tượng của Coach và cả Stuart Vevers ở cương vị mới. Anh đã lựa chọn những yếu tố đậm chất Mỹ mà bất kỳ ai cũng có thể liên hệ được trong các thiết kế của mình, với những nguồn cảm hứng đậm chất điện ảnh từ các tác phẩm như “The Shining” hay “Badlands”. Vevers mang đến những thiết kế áo khoác với tính ứng dụng cao, những trang phục mang dáng dấp trang phục của dân lao động đối lập với những mẫu chân váy nữ tính rất sang trọng và trẻ trung. Tất cả đều được kết hợp cùng với những đôi bốt ngang mắt cá chân hoặc bốt đế bệt làm bằng da cừu. “Tôi đã nghĩ đến những đôi giày cao gót trong vòng 5 giây,” anh nói, “nhưng rồi tôi nhìn ra phố, hỏi những cô gái như Cara Delevingne và Dree Hemingway rằng họ muốn mặc gì trong mùa đông sắp tới – không ai trong số họ nhắc đến giày cao gót cả.”
BST Thu Đông 2014-15 của Coach
Mới chuyển đến sống tại New York từ tháng 10 năm ngoái nhưng Vevers đã ngay lập tức nắm bắt được những điểm trọng yếu của thương hiệu Coach. Thay vì dựa vào một bộ lưu trữ đồ sộ (vì đây là BST Ready To Wear đầu tiên của Coach), Stuart Vevers đã nhìn vào chính những người Mỹ, cách họ – những người lao động trên đất Mỹ – ăn mặc như thế nào và vận dụng vào trong bộ sưu tập ready-to-wear rất quan trọng lần này. Những chiếc áo cổ tròn (sweatshirt), áo khoác của lính cứu hỏa và những chiếc áo sơ mi kẻ sọc lớn… “Tôi và một vài người đã đến một nhà máy chuyên sản xuất đồ dành cho những người lao động ở Tennessee vì chúng tôi muốn nhìn tận mắt xem những món đồ ấy được cấu trúc như thế nào,” anh kể lại. Đa số những sản phẩm trong BST mới của anh được sản xuất tại Châu Á, một số ít được làm tại Ý, nhưng tất cả sẽ đảm bảo đúng theo yêu cầu về chuẩn mực trong thiết kế của Vevers. “Trong buổi họp trước, chúng tôi đã nói về chuyện giá cả, có nên tăng giá tất cả sản phẩm hay không. Nhưng tôi nghĩ rằng khi mình mang đến những món đồ tuyệt đẹp chinh phục được khách hàng, đồng thời khiến họ bất ngờ về giá thì đó là một điều rất thú vị,” anh nói.
BST Thu Đông 2014-15 của Coach
“Mọi người đang chờ đợi những thay đổi ở Coach, và đó là một lợi thế đối với tôi,” Vevers đã từng dồn nhiều công sức để thuyết phục mọi người ở Coach lựa chọn anh. “Đây là một nơi tuyệt vời để làm việc, nhãn hiệu này có sự cộng hưởng rất tốt từ tất cả những người sống trên nước Mỹ. Mọi người ai cũng nhớ đến chiếc túi xách của bà mình, chiếc cặp ca táp bố thường xách đi làm hay món quà nhân dịp tốt nghiệp là một chiếc túi xách. Tất cả đều mang hiệu Coach. Và đó là đường hướng mà tôi muốn đi.”
Theo Tapchidep
Những thiết kế đỉnh cao trong BST Dolce & Gabbana Thu Đông 2014
Vượt qua những thiết kế thông thường, mỗi tác phẩm của Dolce & Gabbana thực sự đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Sự tinh tế và đẳng cấp trên từng thiết kế Ready to wear của thương hiệu này đến ngay cả dòng Haute Couture thuộc các hãng thời trang lớn cũng khó sánh bằng.
Hôm qua, Dolce & Gabbana vừa cho ra mắt bộ sưu tập Fall 2014 tại tuần lễ thời trang Milan. Tiếp tục được lấy nguồn cảm hứng từ nền văn hóa Byzantine, tuy không rõ nét như những bộ sưu tập trước nhưng qua kiểu dáng, gam màu và những họa tiết đặc trưng, người xem vẫn cảm nhận được hơi thở của một nền văn minh cổ đại vốn đã in đậm lên các thiết kế của thương hiệu này. Không sử dụng nhiều hình thức in thêu dàn trải trên trang phục, thay vào đó là những họa tiết rõ ràng, được sắp đặt tinh tế tựa như một tác phẩm nghệ thuật hội họa. Dolce & Gabbana thực sự đã đưa người xem lạc vào khu vườn mùa thu với hoa cỏ, chim muông... vô cùng lãng mạn.
Bộ sưu tập chủ yếu sử dụng chất liệu sang trọng, cao cấp như ren, tweed, dạ, gấm... trên những mẫu áo khoác, áo cape, váy liền, váy bộ thích hợp với cả công sở và tiệc tối. Ngoài ra, những mẫu váy theo phong cách chiến binh mạnh mẽ được đính đá nổi bật và kiểu khăn trùm đầu đặc trưng cũng là điểm nhấn đáng chú ý trong bộ sưu tập lần này.
Theo MASK
Liên tiếp trúng show, Hoàng Thùy tiếp tục xuất hiện trên Vouge U Tiếp nối thành công của mình tại London Fashion Week 2014, người mẫu Hoàng Thùy xuất sắc vượt qua hàng trăm người mẫu quốc tế khác trong buổi casting để tiếp tục được lựa chọn biểu diễn trong buổi diễn của thương hiệu PalmerHarding dòng ready-to-wear. Vì là một trong những show diễn chính thức của London Fashion Week 2014, nên ngay khi...