Thời trang lạ lùng của ma nơ canh trong siêu thị
Những ma nơ canh mặc váy độc đáo được các siêu thị sử dụng để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Để tiết kiệm chi phí quảng cáo và thu hút khách hàng, một số siêu thị ở Trung Quốc đã cho ma nơ canh mặc những bộ váy độc đáo làm từ giấy vệ sinh, giấy ăn, thậm chí cả đống môi, thìa… Tuy làm từ giấy nhưng nhìn từ xa những bộ váy này cũng đẹp chẳng kém gì trang phục đắt tiền.
Bộ váy có một không hai
Ma nơ canh mặc ngắn làm bằng giấy vệ sinh
Váy dạ hội tinh tế
Ma nơ canh quảng cáo giấy vệ sinh
Váy xẻ tà khoe chân dài
Váy nhiều tầng quyến rũ
Video đang HOT
Váy cưới sang trọng
“Quý bà” đi dự tiệc
Thời trang tua rua
Theo Afamily
Lạ lùng xứ sở không có đàn bà
Một thế giới tưởng rằng chỉ có trong sách vở, nhưng vẫn hiện hữu chân thực trên đời, đó chính là 'thế giới đàn ông' nơi ngọn núi kỳ bí Athos của đất nước Hy Lạp.
Với diện tích 390 km vuông, bán đảo Athos hiện có số dân khoảng 2.000 người, trong đó 1.300 là tu sĩ, số còn lại là những người phục vụ, kề cận.
Nhưng điều đặc biệt, ở đây chỉ có đàn ông. Họ sống tập trung tại 20 tu viện trên đảo.
Athos được bao quanh bởi đảo Macedonia. Du khách muốn đặt chân tới đây không có cách nào khác ngoài việc đi bộ.
Vào năm 1045, Hoàng đế Constantino Monomachos của Hy Lạp đã chính thức biến quốc đảo Athos thành nơi tu tập của dòng tu nam, theo đạo Thiên chúa chính thống.
15 năm sau, năm 1060, quốc đảo này chính thức thực thi luật cấm phụ nữ, động vật giống cái và thậm chí cả những người không có râu đặt chân tới thế giới này.
Họ làm thế nhằm giúp các tín đồ tĩnh tâm tu hành, từ bỏ dục vọng liên quan tới phụ nữ. Họ cho rằng phụ nữ chính là &'tội đồ' cản đường tới chân tu, nhằm khai sáng tâm linh của những đạo sĩ.
Trong thời gian bị quân đội Đức chiếm đóng, Hitler cũng ủng hộ đạo luật này và đã ra quy định, nếu sĩ quan nào cả gan mang vợ, con hoặc người tình lên bán đảo này sẽ bị phạt đánh và lập tức trục xuất khỏi quốc đảo.
Những người đàn ông được đưa tới đây khi họ mới lọt lòng. Vì vậy phụ nữ thế nào, hình dáng ra sao, giọng nói của 'loại người' này thế nào họ không có khái niệm.
Tuy nhiên, điều đó không là mối bận tâm với những người đàn ông nơi đây. Cuộc sống của họ là những chuỗi ngày lặng lẽ, tĩnh tâm tu tập.
Họ tin rằng nơi họ sống chính là thế giới tươi đẹp nhất, với chuỗi ngày hạnh phúc, thanh bình và chắc chắn rằng nơi đây sẽ cho họ tuổi thọ cao nhất.
Không chỉ &'giống cái' không được phép có mặt ở quốc đảo này mà nơi đây còn không được phép tồn tại những hình thức giải trí như xem tivi, đọc báo, ca hát, và hút thuốc.
Trước nhu cầu hội nhập, tu viện này đã mở cửa cho du khách đến tìm hiểu, khám phá vùng đất này. Tuy nhiên phụ nữ vẫn là điều cấm kỵ.
Hàng ngày, ở cổng duy nhất, lối đi vào tu viện, người ta chỉ cho phép 20 du khách là đàn ông đặt chân tới đây với độ tuổi trên 18 tuổi. Họ trải qua cửa kiểm soát gắt gao.Tất cả phải cởi bỏ quần áo xác minh giới tính nhằm tránh sự giả mạo.
Trong lịch sử gần 1.000 của tu viện đã ghi nhận 2 trường hợp phụ nữ đã đột nhập thành công vào thế giới này.
Vào năm 1920, nhà văn nữ người Pháp có tên Maryse Choisy đã phải cắt bỏ một ngực của mình, giả làm một tu sĩ. Bà đã có một tháng sống trong thế giới không đàn bà.
Sau sự hy sinh khủng khiếp và một tháng đứng trước sự an nguy bà đã cho ra đời cuốn sách mang tên Un mois chez les homes (Một tháng với đàn ông).
Sau đó là vụ xâm nhập của Aliki Diplarakou, hoa hậu người Hy Lạp năm 1930. Vì sự tò mò, hiếu kỳ mà bà đã liều mình lọt vào quốc đảo thanh tịnh không đàn bà.
Sự việc bị phanh phui, cả thế giới bàng hoàng trước sự liều lĩnh của &'hai kẻ' loạc loài này.
Theo Datviet
Lạ lùng nhà hàng cấm thực khách nói chuyện Tán gẫu trong khi đang thưởng thức bữa ăn là thú vui của không ít người. Tuy nhiên, nhiều người sẽ phải dẹp thú vui đó sang một bên khi ghé đến một nhà hàng ở New York, nơi các thực khách bị yêu cầu phải giữ im lặng trong khi thưởng thức bữa ăn. Một nhà hàng tại Brooklyn (thành phố New...