“Thời trang gây sốc” và phông văn hóa của người đẹp Việt
Chia sẻ về trào lưu “ thời trang khoe thân” của nhiều người đẹp Việt hiện nay, NTK Minh Hạnh cho rằng, “Trong cách ăn mặc đã thể hiện rất rõ tâm hồn, trình độ, phông văn hóa… của mỗi người. Và phông văn hóa là thứ không thể mua được bằng tiền”.
“Chiếc quần gây sốc” của người đẹp Vũ Hoàng Điệp không phải là “thảm họa thời trang” đầu tiên gây bão với dư luận. Trước, và sau này, sẽ vẫn có những người đẹp Việt “trưng” ra những kiểu thời trang gây nhức mắt như thế, với công chúng. “Thời trang khoe thân” đang trở thành trào lưu, trở thành một thứ mốt thời thượng với giới giải trí Việt trong nhiều năm trở lại đây.
Hồng Quế và chiếc váy ren trứ danh
Công chúng bức xúc, dư luận phản đối, các diễn đàn kêu gọi tẩy chay, nhưng nhiều người đẹp Việt vẫn thản nhiên diện “thời trang khoe thân” với mức độ “khoe thân” ngày càng táo bạo. Những kiểu váy áo “khoe thân” xuất hiện ngày càng đa dạng, phong phú hơn, ngày càng “muôn hình vạn trạng” hơn. Xuyên thấu. Cắt xẻ. Trong suốt. “Mặc như không”…. Bối cảnh để người đẹp Việt lựa chọn “thời trang khoe thân” cũng không giới hạn, có thể là sân khấu biểu diễn, có khi là sự kiện giải trí, đôi lúc lại “ngang nhiên” giữa đời thường, như người đẹp Vũ Hoàng Điệp có thể mặc chiếc quần “cái bang” gây sốc ngay giữa sân bay!
Tác dụng của “thời trang khoe thân” không có gì lớn lao ngoài mục đích: tạo sự chú ý. Chỉ cần gây chú ý với số đông, nhiều người đẹp sẵn sàng hứng chịu “gạch đá” từ dư luận. Thậm chí, hết lần này đến lần khác, người đẹp thản nhiên xuất hiện với nhiều bộ đồ khoe thân với mức độ táo bạo tăng theo cấp số nhân.
Xu hướng thời trang “không thể giải thích” của nhiều người đẹp Việt hiện nay
Chia sẻ quan điểm về trào lưu “thời trang khoe thân” đang hoành hành giới showbiz hiện nay, NTK Minh Hạnh cho rằng, “Trong cách ăn mặc đã thể hiện rất rõ tâm hồn, trình độ, phông văn hóa của người nghệ sỹ. Đôi khi họ nghĩ, họ được tự do làm những gì mình thích. Nhưng, họ không ý thức được rằng, những điều mình làm đã ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội, đến môi trường sống xung quanh. Để có thể giới hạn được sự tự do cần phải có sự hiểu biết về văn hóa. Người nghệ sỹ nhất thiết phải là người có trình độ, có bản lĩnh, có phông văn hóa vững vàng để vượt qua những xu hướng, những thị hiếu tầm thường và khẳng định cái tôi”.
Theo NTK Minh Hạnh, phông văn hóa là thứ không thể mua được bằng tiền và không thể dùng hàng hiệu để thay thế.
Video đang HOT
“Trong cách ăn mặc đã thể hiện rất rõ tâm hồn, trình độ, phông văn hóa… của mỗi người”- NTK Minh Hạnh cho biết
“Thời trang khoe thân” đang thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều nghệ sỹ muốn khẳng định sự táo bạo, cá tính vượt trội của mình bằng những phục trang không giống ai, “khoe thân” với đủ kiểu cách. Thị hiếu của số đông có khả năng dẫn dắt người nghệ sỹ, nhiều nghệ sỹ sẵn sàng làm tất cả để thỏa mãn sự hiếu kỳ của số đông, để được chú ý, nhưng, “đám đông tan rã rất nhanh. Thị hiếu chỉ xuất hiện ở một thời điểm. Nghệ sỹ miệt mài chạy theo thị hiếu, gây chú ý bằng chiêu trò, sẽ chẳng thể hiện được điều gì trong tâm hồn họ”- NTK Minh Hạnh chia sẻ.
Những tai tiếng, thị phi đến từ vẻ bề ngoài, đến từ chiếc áo, chiếc quần gây sốc… không bao giờ tôn lên vẻ đẹp đích thực của người phụ nữ. Càng không thể tôn lên tài năng.
Giá trị của sự nổi tiếng không bao giờ nằm trong một đám đông ầm ĩ.
Hào Hoa
Theo Dantri
Áo dài- từ "biểu tượng văn hóa" đến... "thảm họa văn hóa" (II)
Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến con đường trở thành... "thảm họa văn hóa" của áo dài?
"Hiện tượng hoang mang về bản sắc"
Những cách tân, "cải cách" vô độ trên tà áo dài những năm gần đây khiến công chúng không ít lần "nhức mắt". Sắc màu lòe loẹt, kiểu dáng quái lạ, kết hợp không giống ai... đã biến nhiều áo dài trở thành tâm điểm chú ý giữa nhiều đám đông hiếu kỳ. Nhiều người đẹp diện áo dài "cách tân" theo xu hướng "quái lạ" đã nhận "gạch đá" không thương tiếc từ công chúng.
Những cách tân áo dài bị dư luận chỉ trích
Giải thích cho kiểu áo dài "không giống ai", những áo dài "thảm họa", NTK Minh Hạnh chia sẻ: "Trong cuộc sống hiện nay xảy ra một hiện tượng có thể gọi tên là: hoang mang về bản sắc. Câu chuyện về cách tân áo dài cũng là một hiện tượng kiểu này. Nhiều nhà thiết kế muốn sáng tạo, muốn làm mới trên tinh thần gìn giữ văn hóa truyền thống nhưng họ bất lực. Trước biến động dữ dội của thời đại, các nhà thiết kế muốn đưa ra những sản phẩm thật độc đáo, không giống ai, không bị trùng lặp về ý tưởng. Họ làm mới tức thì, họ muốn thể hiện tính độc đáo ngay lập tức... Nhưng, họ quên rằng, quy luật phát triển của thời trang không dựa trên những đặc điểm đó. Sự độc đáo, không giống ai- không đồng nghĩa với sự lập dị. Mọi sự biến đổi phải cần có sự kiểm chứng, sự bảo đảm của cả một quá trình dài phát triển. Thời trang đích thực không bao giờ có chỗ cho sự lập dị".
"Áo dài phải đẹp rực rỡ nhưng không lòe loẹt, áo dài đẹp đa sắc nhưng không được diêm dúa"- NTK Minh Hạnh cho biết.
Xem thêm thông tin Du lịch tại:http://dulich.dantri.com.vn/ . Chuyện về người đàn ông du lịch 195 nước trong hơn 20 năm. Video hai xác ướp nguyên vẹn 1000 năm tuổi tại Peru. Những "thiên đường" không nên bỏ qua trong cuộc đời. Những điểm đến "quyến rũ" khách nước ngoài bậc nhất ở Hà Nội. Bật mí "tuyệt chiêu" tiết kiệm chi phí vé máy bay
Theo NTK Minh Hạnh phân tích, các nhà thiết kế của những mẫu áo dài bị chỉ trích đã không thể hiện được nội lực và bản lĩnh nghề nghiệp của mình. "Giữa vòng xoáy phát triển, họ bị lạc lối. Họ hoang mang về bản sắc. Họ không biết phát huy điều gì và loại bỏ điều gì. Hay nói cách khác, họ không có nền tảng văn hóa vững vàng để giữ gìn và bảo vệ bản sắc".
Xuất phát điểm của hiện tượng "hoang mang về bản sắc" trong thiết kế áo dài là do các nhà thiết kế chưa có sự hiểu biết thấu đáo về lịch sử, cũng như ý nghĩa, và lòng tự tôn dân tộc trên chiếc áo truyền thống.
"Chúng ta có thể nhìn thấy những cô gái nhuộm tóc vàng hoe diện áo dài. Điều đó thật khó để... "chịu đựng". Nếu là phụ nữ phương Tây tóc vàng, họ mặc áo dài vẫn đẹp. Nhưng là phụ nữ Việt nhuộm tóc vàng để mặc áo dài... Phải nói là, không chịu đựng nổi. Họ không hiểu bản chất, không hiểu giá trị thực sự của áo dài"- NTK Minh Hạnh lấy ví dụ.
Cũng giống như việc, khi phụ nữ phương Tây mặc váy đầm, họ quan điểm phải hở khe ngực mới là đẹp. Nhưng phụ nữ Việt nếu mặc áo dài cũng cố gắng khoe ngực to, ngực đầy- theo NTK Minh Hạnh, là sự phản cảm, thiếu hiểu biết.
"Áo dài không phải là kiểu áo để khoe thân một cách lộ liễu"
Thế nên, những sự "cách tân" được dán mác mới lạ, độc đáo, học hỏi, hiện đại... trong các thiết kế dành cho áo dài đôi khi chỉ là sự học đòi kệch cỡm. Với trang phục truyền thống có lịch sử lâu đời như áo dài, những sự thiếu hiểu biết, "hoang mang về bản sắc" được thể hiện rất rõ nét trên những thiết kế được khẳng định là "cách tân".
NTK Minh Hạnh cho rằng, muốn cách tân, "cải cách" áo dài, phải thực sự hiểu về áo dài, phải có nền tảng văn hóa vững chắc, thêm nữa, cần phải có nội lực, bản lĩnh nghề nghiệp của người làm thiết kế.
"Phải giữ lấy linh hồn dân tộc trên tà áo dài"
Áo dài với tiến trình lịch sử phát triển lâu dài, với phong cách thiết kế đặc biệt, với những câu chuyện văn hóa gắn liền... nên, áo dài luôn có một vị trí đặc biệt trong đời sống, trong vẻ đẹp, trong tâm hồn của người Việt. Bởi thế, NTK Minh Hạnh nhấn mạnh, nền tảng văn hóa vững vàng của các nhà thiết kế khi bắt tay vào công việc cách tân áo dài. "Bên cạnh tình yêu với áo dài phải có sự thấu hiểu, sự hiểu biết về áo dài, để thấy trên mỗi tà áo là linh hồn dân tộc, là linh hồn văn hóa. Chỉ khi nhận thức rõ được điều đó, các nhà thiết kế mới ý thích được sự trân trọng trong mỗi thiết kế áo dài".
Một số mẫu thiết kế áo dài với chất liệu thổ cẩm của NTK Minh Hạnh
Điều quan trọng nhất trong thiết kế áo dài để tà áo vừa "truyền thống vừa hiện đại" theo NTK Minh Hạnh, "Tinh thần thời đại trên mỗi thiết kế áo dài, rất quan trọng. Ví dụ, cùng là một chiếc áo sơ-mi, nhưng chiếc này bạn thấy lỗi thời, chiếc kia bạn thấy hiện đại. Nhà thiết kế phải biết chọn lựa, chi tiết nào đã lỗi thời thì bỏ đi. Những nét văn minh của tà áo phải biết giữ lại và khai thác tận cùng. Chỉ có cách làm đó mới giúp tà áo dài vừa giữ nét truyền thống, vừa mang hơi thở, tinh thần của thời đại".
Trong những thiết kế áo dài của mình, NTK Minh Hạnh đặc biệt yêu thích chất liệu thổ cẩm. "Với những sản phẩm có tính truyền thống, việc sử dụng chất liệu truyền thống là một cách tăng thêm ý nghĩa sâu sắc, tăng thêm phần linh hồn cho chiếc áo". Tuy nhiên, trong xu hướng mới của thời trang hiện đại, có những chất liệu mới mang tính khuynh hướng như ren, lưới, voan... Với những chất liệu này, NTK Minh Hạnh khẳng định, hoàn toàn có thể đưa vào thiết kế áo dài. "Tuy nhiên, nhà thiết kế phải đủ bản lĩnh nghề nghiệp để đặt những chất liệu đó vào thiết kế áo dài một cách hợp tình, hợp lý. Phải giữ được linh hồn dân tộc trên tà áo truyền thống".
"Thiết kế áo dài nếu chỉ chú trọng vẻ bề ngoài- đó sẽ chỉ là vẻ đẹp hời hợt"
Trước ý tưởng đưa áo dài chính thức trở thành Quốc phục, Lễ phục của Việt Nam, NTK Minh Hạnh cho rằng, đó là việc nâng tầm một "biểu tượng văn hóa" như áo dài. Nhưng, khi thiết kế áo dài, điều quan trọng nhất là... linh hồn của chiếc áo.
"Áo dài là một vật thể có linh hồn. Vẻ đẹp của áo dài được định hình bởi tinh thần tinh dân tộc. Bởi thế, nếu chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài của áo dài, đó sẽ chỉ là một vẻ đẹp hời hợt"- NTK Minh Hạnh khẳng định.
Theo Dantri
Áo dài- từ "biểu tượng văn hóa" đến... "thảm họa văn hóa" (I) Trải qua những biến thiên, thăng trầm, trải qua nhiều cuộc cách tân, cải tổ gây tranh cãi, cho đến tận bây giờ, áo dài vẫn là niềm cảm hứng vô tận với các nhà thiết kế. Những cuộc tranh cãi ồn ào quanh tà áo dài vì thế cũng chưa bao giờ dừng lại. Hành trình của một "biểu tượng văn hóa"...